Chùa Tam Thanh là một địa điểm du lịch tâm linh có vị trí vô cùng khác biệt so với những chùa truyền thống. Nằm trong hệ thống hang đá tuyệt đẹp của Động Tam Thanh, ngôi chùa này không chỉ toát lên vẻ uy nghi mà còn pha lẫn sự huyền ảo, lung linh, kích thích sự tò mò của nhiều du khách. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ đồng hành cùng bạn để tìm hiểu về ngôi Chùa này nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 13 resort Hạ Long giá rẻ, sở hữu view biển tuyệt đẹp cho bạn
Top 20 villa Hạ Long giá rẻ, nằm gần biển, có bể bơi riêng, view siêu đẹp
Top 15 khách sạn Hải Phòng giá rẻ, view siêu đẹp ở gần trung tâm
Top 14 resort Sapa giá rẻ, có bể bơi sở hữu view siêu đẹp đáng nghỉ dưỡng
1. Một vài nét về Chùa Tam Thanh
Theo bộ sách dư địa chí – Đại Nam Nhất Thống Chí, Chùa Tam Thanh hay còn gọi là Thanh Thiền Tự được xây dựng dưới thời nhà Lê. Trước đây là nơi thờ ba vị thần tiên tối cao của Đạo giáo đó là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh, nên mới có tên gọi là Tam Thanh.
Sau này, vì một số lý do mà Đạo giáo bị phai mờ trong đời sống tín ngưỡng của người dân, thay vào đó này Chùa Tam Thanh đổi thành nơi thờ Phật và các Thánh. Hiện tại chùa vẫn còn lưu giữ nhiều di tích và bia đá cực kỳ có giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật.
Xem thêm: Làng Chài Cửa Vạn Hạ Long lọt top đẹp nhất thế giới
2. Thời điểm thích hợp để đến Chùa Tam Thanh
Tháng Giêng Âm Lịch hàng năm là thời gian lý tưởng để bạn ghé thăm Chùa Tam Thanh xứ Lạng, hòa cùng không khí sôi động của mùa lễ hội bao trùm nơi đây.
Đặc biệt vào ngày 15 – 16 tháng Giêng, chùa tổ chức nhiều nghi lễ hoành tráng và long trọng. Nếu bạn đến đây chỉ để ngắm cảnh và cầu nguyện, thì đi vào ngày thường sẽ tốt hơn cả, vì không khí tại chùa sẽ thanh tịnh hơn rất nhiều.
3. Chùa Tam Thanh ở đâu
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.”
Khi nghe câu ca dao trên bạn cũng phần nào đoán được vị trí tọa lạc của Chùa rồi đúng không. Ngôi chùa này nằm trong một động núi đá lớn tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, có tên gọi là Động Tam Thanh.
Vị trí này cách Núi Tô Thị khoảng 350m và Phố Kỳ Lừa khoảng 1,2km. Đây là 3 điểm tham quan nằm trong cụm du lịch không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn. Ngoài ra bạn cũng đó thể di chuyển đến Thành nhà Mạc, bảo tàng Lạng Sơn, di tích Chùa Tiên, đền Kỳ Cùng, chùa Thành Lạng Sơn,…
Xem thêm: Đảo Quan Lạn – Hòn đảo xinh đẹp bậc nhất Quảng Ninh
4. Đường lên Chùa Tam Thanh đi như thế nào
Chọn địa điểm xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bạn sẽ có ba phương tiện di chuyển để lựa chọn khi đến Lạng Sơn trong hành trình thăm thú Chùa Tam Thanh của mình đó là xe máy, ô tô và tàu hỏa với quãng đường di chuyển khoảng 157 km, tương đương với 3,5 – 4 tiếng lái xe.
4.1. Hướng dẫn đường đi từ Hà Nội đến Lạng Sơn
4.1.1. Di chuyển bằng xe máy
- Tuyến đường thứ nhất (qua Hầm Kim Liên)
Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi về hướng Tây Nam – đường Tôn Đức Thắng hướng Cát Linh – đường Nguyễn Lương Bằng – hầm Kim Liên – cầu vượt Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – Cầu Vĩnh Tuy – đường Đàm Quang Trung – lối thứ hai tại vòng xuyến – Nguyễn Văn Linh/QL5 – Quốc lộ 1A – QL279N (29km) – QL1B – Lạng Sơn.
- Tuyến đường thứ hai (qua cầu Chương Dương)
Từ trung tâm thành phố Hà Nội – qua cầu Chương Dương – đi vào đường Nguyễn Văn Cừ – cầu chui Gia Lâm – bùng binh QL5 – đường Nguyễn Văn Linh (9km) – cầu Thanh Trì – Quốc lộ 1A.
- Tuyến đường thứ ba (Từ cầu vượt Mai Dịch gần Bến xe Mỹ Đình)
Từ Cầu Vượt Mai Dịch ở tầng cao nhất (25km) – Quốc lộ 5 – Quốc lộ 1 – cầu vượt Phả Lại – Cầu vượt Đại Phúc – cầu Như Nguyệt – Xương Giang – cầu vượt Quang Thịnh – cầu Lường – Hùng Vương – Đinh Tiên Hoàng – Trung tâm của Lạng Sơn.
- Tuyến đường thứ tư (chạy theo Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn)
Hà Nội – Thành phố Bắc Ninh – thành phố Bắc Giang – huyện Hữu Lũng – huyện Chi Lăng của tỉnh Lạng Sơn. (ảnh 4)
Mặc dù đường không khó đi, nhưng nếu tự túc đi bằng xe máy và không chắc chắn về đường đi. Bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình một thiết bị kết nối internet để có thể tìm kiếm đường đi trên google map khi gặp khó khăn.
Bạn sẽ mất khoảng 4 – 5 tiếng cho phương tiện di chuyển này, đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân, tuân thủ quy định về tốc độ khi di chuyển nhé!
Xem thêm: Hà Giang có gì? Top 20 địa điểm du lịch Hà Giang
4.1.2. Di chuyển bằng tàu hỏa
Tàu hỏa có lẽ là phương tiện an toàn dành cho bạn nào không yên tâm về tay lái của mình, Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn một số chuyến tàu hỏa đi từ Hà Nội – Lạng Sơn – Đồng Đăng như sau:
- Chuyến ĐĐ3: Xuất phát lúc 6:00 (Hà Nội) – 11:00 (Lạng Sơn)
- Chuyến HDR1 : Xuất phát lúc 09:45 (Hà Nội) – 12h57 ( Lạng Sơn) (ảnh 5)
4.1.3. Di chuyển bằng xe khách
- Địa điểm đón xe: bến Gia Lâm, bến Mỹ Đình hoặc bến Lương Yên
- Giá vé tham khảo: 100.000 – 170.000đ/người
- Một số nhà xe uy tín: Hoàng Long, Đại Bàng, Đức Dũng, Ngọc Phương,…
4.1.4. Phương tiện đi lại ở Lạng Sơn
Từ trung tâm thành phố Lạng Sơn đến Chùa Tam Thanh sẽ mất khoảng 5 – 10 phút di chuyển cho quãng đường dài khoảng 1,7km, bạn có thể tham khảo một số phương tiện di chuyển sau:
- Xe ôm: Phương tiện này rất dễ tìm ở Lạng Sơn, nhưng bạn nên hỏi giá trước để tránh bị chặt chém nhé.
- Xe máy thuê: Bạn có thể tham khảo tại địa chỉ 90 Ngô Quyền, Ngã Tư Mỹ Sơn, Lạng Sơn | Số điện thoại: 0123 626 8883
- Taxi: Phương tiện này tại Lạng Sơn có giá khá đắt, bạn nên “bao” luôn một chiếc taxi để di chuyển trong ngày cho tiết kiệm nhé!
Xem thêm: Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang – “Đặc sản” nơi vùng cao Tây Bắc
4.2. Hướng dẫn đường đi lên Chùa Tam Thanh
Từ trung tâm thành phố Lạng Sơn, bạn sẽ mất khoảng 5 – 10 phút lái xe, tùy vào tốc độ di chuyển của bạn đế đến Chùa Tam Thanh.
Từ thành phố Lạng Sơn bạn đi về hướng Nam, sau đó rẽ vào đường Lê Lợi/DT235C, sau khoảng 36m bạn sẽ gặp một bùng binh lớn, sau đó bạn rẽ vào lối ra phía tay phải tại đường Trần Đăng Ninh. Đ
i một đoạn ngắn, bạn rẽ vào hướng đường Tam Thanh/DT235C phía bên trái, cứ tiếp tục di chuyển theo đường Tam Thanh khoảng hơn 800m nữa bạn sẽ gặp Chùa nằm ở phía đối diện.
5. Vẻ đẹp tâm linh kỳ bí và các hoạt động thú vị tại Chùa Tam Thanh
5.1. Vẻ đẹp tâm linh kỳ bí của Chùa Tam Thanh
Chùa Tam Thanh tọa lạc trong quần thể di tích hàng đá của Động Tam Thanh (Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh). Nằm ở thế tựa sơn hướng thủy, ở đằng sau động là dãy núi mang hình dáng của đàn voi, mặt hướng về biển đông, xung quanh được bao phủ bởi các cây xanh cổ thụ, như một án bình phong trấn giữa trước cửa chùa.
Để đến được đây bạn sẽ phải vượt qua 30 bậc đá nằm ở phía sườn đồi, lối dẫn vào chùa. Trước khi bước vào chùa, bạn sẽ thấy bài thơ Vịnh Tiên Sơn – Một bài thơ nổi tiếng của Ngô Thì Sĩ, ngợi ca hết lời về vẻ đẹp của Chùa, được đặt trịnh trọng ngay trước vách đá.
Các bức tượng Phật trong chùa được bố trí tại nhiều không gian khác nhau theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh”, hòa lẫn bốn bên là thạch nhũ nhiều màu sắc trong động, khiến không khí nơi đây thêm phần linh thiêng, huyền ảo.
Nổi bật nhất là tượng Phật A Di Đà màu trắng, có chiều cao 202cm, rộng 65cm được tạc thẳng vào trong núi đá với dáng vẻ uy nghi trong chiếc áo cà sa, hai tay chỉ xuống đất trong thế thế ấn cam lộ.
Ngoài ra, trong Chùa Tam Thanh có một hồ nước rất đẹp, có tên là hồ Âm Ti. Nước của hồ này luôn trong xanh, phảng chiếu màu sắc nhũ đá bên trong hang động tạo nên một không gian độc đáo.
Giá trị lịch sử, văn hóa của ngôi chùa này còn nằm ở hệ thống văn bia cổ của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử còn được lưu giữ tại nơi đây.
Trong đó tấm bia bia Ma Nhai – Tấm bia thứ 4 được tạc vào năm 1677 dưới thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 là tấm bia cổ nhất, trên đó ghi lại chi tiết về việc tôn tạo Chùa.
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp hấp dẫn, tuyệt vời của Hồ Ba Bể
5.2. Đến Chùa Tam Thanh nên làm gì
5.2.1. Tham gia vào mùa lễ hội tại Chùa Tam Thanh
Lễ hội được tổ chức tại Chùa Tam Thanh là một trong những lễ hội quy mô lớn của tỉnh Lạng Sơn. Tiêu biểu là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 15 – 16 tháng Giêng Âm lịch, đây là khoảng thời gian du xuân, nên rất nhiều du khách ghé qua đây tham gia lễ hội hàng năm.
Tâm điểm của lễ hội này là lễ rước bài vị của danh nhân Ngô Thì Sĩ từ chùa Tam Giáo (động Nhị Thanh) sang chùa Tam Thanh (động Tam Thanh). Người có công phát hiện ra 8 cảnh đẹp tại Lạng Sơn, và động Nhị Thanh là nơi gắn liền với ông, khi Ngô Thì Sĩ lên làm quan đốc trấn Lạng Sơn.
Kiệu rước sẽ đi qua các tuyến đường chính như Tam Thanh, người dân sẽ đứng chờ sẵn ở đó, chuẩn bị trên tay những món đồ lễ để tiếp đón khi đoàn kiệu đi qua.
Lễ rước bài vị là một nghi lễ được nhiều người dân xứ Lạng coi trọng, trong lễ hội người ta sẽ đánh những điệu trống rộn ràng, đoàn lân nhảy múa tưng bừng, uyển chuyển. Tạo nên một không gian vui tươi vào dịp Tết đến xuân về, cầu mong một năm mới thuận buồm xuôi gió và tràn đầy may mắn.
5.2.2. Cầu bình an
Chùa Tam Thanh được biết đến là một ngôi chùa thiêng của xứ Lạng, nên mọi lời thỉnh cầu tại đây, chỉ cần thành tâm và được chứng giám đều trở thành hiện thực.
Nhiều du khách ghé thăm điểm du lịch tâm linh này để nhắn gửi những ước nguyện và mong muốn của mình với Đức Phật, hay cầu bình an, may mắn trong cuộc sống và công việc.
Xem thêm: Khám phá tất tần tật về Hòn Trống Mái Hạ Long
5.2.3. Vãn cảnh Chùa Tam Thanh
Sau khi đến Chùa Tam Thanh để cúng bái, cầu nguyện, bạn nên dành chút thời gian để tham quan khuôn viên chùa và các địa điểm tham quan ở trong và lân cận khu quần thể di tích này.
- Chùa Tam Giáo (Động Nhị Thanh)
Đây là một trong ba hang động của quần thể Động Tam Thanh, nơi gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sĩ – Ông cũng là người phát hiện ra địa điểm này. Năm 1779, ông đã thuê người tôn tạo lại hang động này, bên trong thờ Khổng Tử – Lão Tử – Phật Thích Ca.
Ngoài ra Nhị Thanh cũng là một hang động đẹp với nhiều cảnh thiên nhiên kỳ bí. Bên trong còn lưu giữ nhiều văn bia có giá trị của nhiều thi sĩ thời xưa, cùng một bức tượng truyền thần của Ngô Thì Sĩ được tạc vào năm 1779, mang giá trị thẩm mĩ cao.
- Núi Vọng Phu hay núi Tô Thị
Núi Vọng Phu có một sự tích liên quan đến Tô Thị hay Nàng Tô Thị – Một nhân vật cổ tích trong truyện dân gian Việt Nam. Câu chuyện nói về tấm lòng thủy chung của người vợ, đứng bồng con chờ chồng đi lính đến nỗi hóa đá.
Trước đây trên đỉnh núi Vọng Phu có tượng đá mang hình dáng của người mẹ bồng con, nhưng qua thời gian tượng đá đã bị sụp đổ do bị ăn mòn, hiện tại bức tượng đã được phục dựng bằng xi măng tại vị trí cũ.
Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá đảo Rều Quảng Ninh cực hữu ích 2023
6. Kinh nghiệm du lịch Chùa Tam Thanh
- Vì phải leo lên các bậc đá, tốt nhất bạn nên chọn cho mình những đôi giày.dép êm ái để đồng hành trong suốt hành trình khám phá Chùa Tam Thanh của mình.
- Nên chọn các trang phục lịch sự, gọn gàng đặc biệt khi đến thăm các địa điểm du lịch tâm linh trang nghiêm.
- Bạn nên mang theo đồ uống và một ít đồ ăn nhẹ, vì xung quanh rất ít hàng quán hay cửa hàng tạp hóa.
- Không tự ý chạm vào các di tích, hiện vật trong chùa khi chưa có sự đồng ý của ban quản lý ở đây.
- Nên xin phép ban quản lý của chùa trước khi muốn quay phim hay chụp ảnh.
7. Một số món ăn phải thử
Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc của Việt Nam, nên ẩm thực ở đây mang nét độc đáo riêng biệt. Nếu đã cất công đến đây thì nhất định bạn phải tìm thử những món ăn tiêu biểu mà Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn giới thiệu dưới đây:
- Phở chua
- Bánh cuốn trứng
- Khoai môn Lệ Phố
- Vịt quay, lợn quay
- Măng ớt
- Lạp sườn hun khói
- Bánh áp chao
- Nem nướng Hữu Lũng
- Khâu nhục
- Bánh phồng
Xem thêm: Top 15 địa điểm du lịch Cao Bằng khiến du khách mê quên lối về
8. Một số khách sạn và resort gần Chùa Tam Thanh
8.1. Mường Thanh Luxury Lạng Sơn
- Địa chỉ: 68 Ngô Quyền – Vĩnh Trại – TP Lạng Sơn – Tỉnh Lạng Sơn
- Tiêu chuẩn: 5 sao
Mường Thanh Luxury Lạng Sơn nằm cách Chùa Tam Thanh khoảng 2,4km, tương đương với 6 – 10 phút đi xe. Ngoài ra, tại vị trí này bạn có thể dễ dàng tiếp cận bến xe, ga tàu, trung tâm thương mại, cùng một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác của tỉnh Lạng Sơn.
Hệ thống lưu trú của Mường Thanh Luxury Lạng Sơn gồm 230 phòng nghỉ sang trọng hiện đại, cùng các dịch vụ đi kèm hấp dẫn như nhà hàng, bể bơi, hệ thống phòng tập gym,spa, phòng karaoke. Khách sạn hứa hẹn làm cho kỳ nghỉ dưỡng của bạn thêm phần thư giãn, dù là bạn đến đây với một lịch trình công việc dày đặc.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 0943 333 333 để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ tại Mường Thanh Luxury Lạng Sơn.
8.2. Vinpearl Hotel Lạng Sơn
- Địa chỉ: Số 2 Trần Hưng Đạo, Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn
- Tiêu chuẩn: 5 sao
Nằm trong bán kính khoảng 1,8km từ Chùa Tam Thanh, Vinpearl Hotel Lạng Sơn là một điểm như dưỡng được ví như trái tim của thành phố, giúp bạn có thể kết nối dễ dàng với các điểm đến về du lịch và mua sắm trong thành phố.
Vinpearl Hotel Lạng Sơn cung cấp khoảng 127 phòng nghỉ, mang phong cách tân cổ điển hiện đại, sở hữu cho mình một không gian rộng cùng tầm nhìn bao quát thành phố.
Cùng với đó là tiện ích đi kèm đa dạng như ẩm thực độc đáo từ hệ thống nhà hàng Á – Âu Tam Thanh và Sli Bar, chăm sóc sức khỏe từ VinCharm Spa hiện đại, dịch vụ vui chơi giải trí sôi động,…
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 025 7777 7777 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Vinpearl Hotel Lạng Sơn.
8.3. Sojo Hotel Lạng Sơn
- Địa chỉ: Phai Vệ – Mai Pha – TP. Lạng Sơn – Tỉnh Lạng Sơn
- Tiêu chuẩn: 4 sao
Từ Sojo Hotel Lạng Sơn bạn sẽ mất khoảng 7 phút (2,5km) để đến Chùa Tam Thanh, đây là một mẫu khách sạn kiểu mới khá thú vị đáng để bạn trải nghiệm.
Nhờ sự hiểu biết về khách hàng cùng, tinh thần tôn trọng bản sắc văn hóa riêng của vùng, Sojo Hotel Lạng Sơn đã rất thành công khi đưa các dịch vụ công nghệ độc đáo của mình đến với du khách, và được mệnh danh là “Khách sạn không chạm” đầu tiên tại Việt Nam.
Ngoài tiện ích check-in, check-out bằng công nghệ hiện đại, Sojo Hotel Lạng Sơn còn gây ấn tượng với du khách nhờ vào không gian bên trong mang phong cách ấm cúng, nhưng không kém phần sinh động, rất thích hợp cho các bạn trẻ muốn trải nghiệm các dịch vụ mới lạ.
Quý khách có thể liên hệ vào hotline 025 7777 7777 để được tư vấn kỹ hơn về các dịch vụ tại Sojo Hotel Lạng Sơn.
Xem thêm: Khám phá núi Mắt Thần – Ngọn núi độc nhất vô nhị ở Cao Bằng
9. Các hình ảnh check – in của du khách tại Chùa Tam Thanh
Dưới đây là những bức ảnh được du khách chụp lại khi tham quan tại Chùa Tam Thanh, Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tin chắc sau khi xem xong bạn sẽ lên kế hoạch đến đây ngay để chụp những bức ảnh lung linh cho riêng mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Du lịch Cao Bằng – Viên ngọc xanh vùng Đông Bắc
Top 12 bãi biển Quảng Ninh đẹp thơ mộng hấp dẫn du khách
Quản Bạ Hà Giang – “Đà Lạt” phía Bắc của Việt Nam
Hoa Tam Giác Mạch Hà Giang – “Đặc sản” nơi vùng cao Tây Bắc