Kinh nghiệm du lịch chùa Trầm

Kinh nghiệm du lịch chùa Trầm
Bạn đang xem: Kinh nghiệm du lịch chùa Trầm tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Đã từ rất lâu rồi, Tử Trầm Sơn – một cao nguyên đá khổng lồ tọa lạc bên ngoài khu vực ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Là nơi được hầu hết giới trẻ cũng như du khách thuộc nhiều lứa tuổi liệt kê vào danh sách điểm đến dã ngoại, tổ chức những buổi du lịch picnic cùng gia đình, bạn bè, người thân,.. trong dịp cuối tuần. Qua bài viết này Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm du lịch chùa Trầm cực kỳ bổ ích nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 20 resort Hà Nội đẹp sang trọng gần trung tâm thành phố 2023

Top 20 villa Hà Nội chuẩn 3-4-5 sao tầm nhìn đẹp 2023

Top 20 khách sạn Hà Nội giá cả phù hợp tại trung tâm thành phố 2023

Top 20 homestay Hà Nội đẹp bắt mắt gần trung tâm thành phố 2022

1. Giới thiệu về Chùa Trầm

Chùa Trầm, ngôi chùa thường được biết đến là một quần thể gồm nhiều ngôi chùa tọa lạc trên núi Trầm. Chùa Trầm còn có một tên gọi khác đó chính là Tử Trầm Sơn.

chùa Trầm

Có thể nói, chùa Trầm chính là một địa điểm du lịch mang tính tâm linh thu hút rất nhiều du khách gần xa đến. Nơi đây có bề dày lịch sử khá lâu đời, được xây dựng vào thế kỷ XVI do tướng quân Trần Văn Tăng khởi dựng. Và hiện nay, quần thể chùa Trầm này thuộc quyền quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

chùa Trầm

Xem thêm: Top 15 pub Hà Nội được yêu thích nhất

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Chùa Trầm

Chùa Trầm nằm cách Hà Nội đâu đó khoảng tầm 24km, thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Địa hình chùa Trầm dễ đi nên sẽ rất tiện cho nhiều phương tiện. Du khách có thể đến với chùa Trầm bằng một số phương tiện thông dụng dễ tìm thấy như: xe máy, xe bus hoặc ô tô.

chùa Trầm

  • Di chuyển đến chùa Trầm bằng phương tiện xe máy hoặc xe ô tô: Dành cho những bạn trẻ đam mê phượt thì xe máy sẽ là phương tiện được ưu tiên hàng đầu. Bằng hai hình thức di chuyển này, khi du khách xuất phát từ Hà Nội, thì tiếp đó bạn sẽ đi dọc theo hướng Hà Đông để đến Hòa Bình, Khi đã đến Hòa Bình rồi thì chỉ mất thêm tầm 23km nữa thôi là bạn đã đến thị trấn Chúc Sơn rồi đấy. Đến thị trấn này rồi sẽ có bảng chỉ dẫn, lúc này du khách chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn là đã có thể đặt chân đến chùa Trầm rồi đấy. Hoặc dọc đường đi du khách có thể dừng xe lại và hỏi thăm người dân bản địa đường đến chùa Trầm.

chùa Trầm

  • Di chuyển đến chùa Trầm bằng phương tiện là xe bus: Khi lựa chọn phương tiện là xe bus để đến chùa Trầm. Bạn nên chọn những tuyến xe 37, 57, 80 và dừng chân ở điểm bus Vực Ninh. Điểm dừng chân này cách địa điểm bạn muốn đến là chùa Trầm trong khoảng chỉ 2km thôi nên bạn có thể bắt xe ôm và di chuyển đến đó nhé. 

Xem thêm: Top 20 địa chỉ thuê xe máy Hà Nội uy tín và chất lượng nhất

3. Vẻ đẹp nổi bật của chùa Trầm – một vẻ đẹp oai hùng nhưng lại đầy thi vị

Chùa Trầm – đây có thể được xem là một trong những khu di tích khá nổi tiếng và chứa đựng nhiều điều đặc biệt mà du khách nên một lần đặt chân đến thử tại Hà Nội.

chùa Trầm

Phải chăng, ngôi chùa này có tên là chùa Trầm sở dĩ là nó nằm trên ngọn của núi Trầm chăng? Hay còn là vì một nguyên do đặc biệt nào khác nữa? Để trả lời cho câu hỏi trên, ngôi chùa ấy mang tên Trầm là bởi vì khi trước xung quanh nơi đây có rất nhiều cây trầm hương về sau thì bị khai thác hết chỉ còn lại cây sưa đỏ mà thôi.

Nhắc đến chùa chiền, người ta thường đến đây thứ nhất là về vấn đề tâm linh, bên cạnh đó, nó còn là một khu du lịch sinh thái chùa Trầm vô cùng hấp dẫn, thu hút lượt khách đến thăm quan đông đảo vào những dịp lễ tết hay cuối tuần.

Trầm Sơn Tử chiếm giữ riêng cho mình một ưu thế đó chính là nằm e ấp bên dòng sông Đáy đầy thơ mộng và yên tĩnh đến lạ thường. Đây là một điểm đến vô cùng thích hợp cho những du khách thích sự bình yên sau những ngày bộn bề với công việc, với cuộc sống thường nhật. Hãy tìm đến đây để tìm lại cho mình một không khí trong lành và thư giãn bản thân.

Quần thể núi Trầm gồm có 3 ngôi chùa chính

  •  Chùa Trầm: đây là ngôi chùa chính của quần thể 

Ba ngôi chùa này đã góp phần chung để tạo nên một khu di tích quần thể chùa vô cùng tâm linh tại xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Xem thêm: Thời tiết Hà Nội mùa nào đẹp nhất để du lịch và khám phá?

3.1. Chùa Trầm – Tử Trầm Sơn

Chùa Trầm được khởi công xây dựng và hình thành trên một vùng đất cao. Chùa Trầm Chương Mỹ có diện tích sân chính vô cùng rộng rãi và cực kì thoáng đãng tạo cho người đến một cảm giác vô cùng thư thả, vô cùng bình yên. Hầu hết những bức tường xung quanh của chùa được lát bằng gạch, lớp bụi thời gian dần dần cũng đã làm cho bức tường ấy đóng đầy những lớp rêu phong. Điều này đã tạo nên cho ngôi chùa một phong cách cổ kính đầy thi vị. 

chùa Trầm

Khu du lịch sinh thái Chùa Trầm – Tử Trầm Sơn chiếm lấy cho mình một độc thế là nằm dựa lưng vào núi, tạo nên một thế rất uy nghi. Và một độc thế nữa là chùa Trầm nằm ngay bên bờ sông Đáy – một con sông gắn liền với rất nhiều câu chuyện, tạo nên một không gian rất thi vị và hữu tình.

chùa Trầm

Sự kết hợp giữa hai yếu tố này khiến cho du khách có điều kiện đứng từ trên cao trông xuống sẽ hiện ra trong mắt của du khách một bức tranh tuyệt đẹp, một bức tranh khiến con người ta có cảm giác vô cùng bình yên và thơ mộng. 

Khung cảnh bên ngoài chùa, bên cạnh khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời thì còn có một Am thờ. Đi vào sâu bên trong là nơi thờ Phật gọi là điện Tam Bảo. Khi vào tới điện Tam Bảo chỉ cần bước qua thêm một bậc thang nữa là du khách đã được đến thăm tòa Trung điện. 

chùa Trầm

Ở tòa Trung điện, tòa này được thiết kế bao gồm 5 gian. Mái của Trầm Tử Sơn được lát từ gạch ngói đỏ hình vảy cá. Đây là một nét đặc trưng của các ngôi chùa đền trong kiến trúc truyền thống xa xưa của người Việt Nam. Điểm nhấn trong kiến trúc ngôi chùa còn nằm ở phần cột, cột được xây bằng đá và những đường nét điêu khắc cực độc đáo. 

chùa Trầm

Sau khi đã đi thăm xong tòa Trung điện, tiếp đó du khách sẽ được tới thăm kiến trúc cũng như khám phá những nét đẹp đặc trưng của tòa Thượng điện. Tại đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng các vẻ đẹp rất cổ xưa và đậm chất truyền thống.

chùa Trầm

Riêng tòa Hậu cung, đây là tòa du khách không thể tham quan. Chỉ những khi có dịp quan trọng như lễ hay rằm thì tòa Hậu cung này mới mở cửa để hành lễ. Tại chùa, đây còn là nơi lưu giữ những món đồ thờ vô cùng quý, những câu đối cổ đầy thâm thúy sâu xa vẫn còn được giữ lại. 

Bên cạnh việc khám phá những nét đặc trưng của chùa Trầm, khi đến với núi Trầm, du khách sẽ được thưởng ngoạn nhiều hoạt động trải nghiệm cực thú vị như leo núi. Khi tham gia trải nghiệm hoạt động này, du khách sẽ được khám phá thảm thực vật cực đẹp, khác hoàn toàn với những nơi khác. Được đắm mình với cảnh sắc mây trời, tận hưởng trọn vẹn cái không khí mát mẻ cực trong lành như một bức tranh về cảnh vật làng quê đầy yên bình và thi vị.

Xem thêm: Văn Miếu Quốc Tử Giám – Di Tích Lịch Sử Nền Kiến Trúc Xưa

3.2. Chùa Hang – Động Long Tiên:

Nằm ngay bên cạnh Chùa Trầm đó chính là Chùa Hang và chùa Hang còn nằm bên trong của Động Long Tiên. 

Chùa Hang được xây dựng với lối kiến trúc mới lạ. Bên ngoài của chùa Hang có những bức tượng đá được tạc thành những hình người cầm những ngọn giáo mác. Trông như những người quân lính đang đứng cầm giáo canh giữ cửa hang. Cửa bên ngoài hang rất lớn và rất rộng. Cao khoảng 3m và bề rộng hơn 7m.

Đi sâu vào chùa Hang, ta sẽ được một phen chiêm ngưỡng những pho tượng Phật cực kỳ uy nghiêm và tráng lệ. Bên trên của những vách đá là những câu đối, câu thơ được khắc bằng chữ Nho vô cùng hay và ý nghĩa. 

Một điều độc đáo nữa là vì đại thế của chùa Hang nằm trong hang đá. Cũng chính vì lẽ này mà cảm nhận đầu tiên khi đặt chân vào chùa Hang đó chính là một giác vô cùng thoải mái, có một chút gì đó mát mẻ và cực trong lành.

Càng thâm nhập sâu hơn vào bên trong chùa Hang, khi phóng tầm mắt xung quanh và dừng lại trên khoảng cao, du khách sẽ được nhìn thấy một chiếc lỗ tựa tựa một chiếc giếng trời vậy. Bên cạnh đó, khi khám phá bên trong của chùa Hang, ta sẽ bắt gặp những nhũ đá đã tồn tại từ hàng trăm năm, điều này tạo nên một điều cực thú vị và cực bắt mắt du khách.

Xem thêm: Hồ Đồng Đò – Tìm về chốn bình yên ngay gần thủ đô Hà Nội

3.3. Chùa Vi Vô – ngôi chùa dành riêng cho việc thờ phụng

Để đến được chùa Vi Vô, khởi hành từ chùa chính – chùa Trầm, du khách sẽ đi ngược lên phía trên núi đâu đó khoảng tầm 1km. Lúc này du khách sẽ được dừng chân tại chùa Vi Vô với vạn điều hấp dẫn. Được tạo dựng trên một núi đá nhỏ, chùa Vi Vô là nơi chuyên dùng để thờ tụng các vị Phật pháp và nơi đây cực kỳ tâm linh. 

Một trong những điều tạo nên sự độc đáo và đặc biệt của chùa Vi Vô chính là hơn 100 bậc thang để lên chùa đều được lát hoàn toàn bằng đá. Thêm nữa là vì vị trí địa lý của chùa Vi Vô là ở trên cao nên không khí tại nơi đây vô cùng thoáng đãng và mát mẻ. Khi đến đây sẽ mang lại cho du khách một cảm nhận vô cùng yên ắng và trầm mặc.

Hơn thế nữa, khi đến với chùa Hang, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn cũng như được chiêm ngưỡng vẻ đẹp an nhiên của những cánh đồng lúa vàng ươm thơm mùi nắng đang chờ thu hoạch, thêm nữa là những chiếc ao hồ với làn nước trong xanh in cả bóng người cực mát lành.

Xem thêm: Chùa Hà Nội – top 15 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất

4. Lễ hội chùa Trầm – một nét đặc trưng không nên bỏ lỡ.

Đến với chùa Trầm Chương Mỹ, chẳng những du khách sẽ được khám phá nét đẹp cổ kính của những ngôi chùa, được tận hưởng một cảm giác bình yên của cảnh vật đậm nét miền quê chân chất thật thà mà còn được tham gia lễ hội vô cùng vui nữa. Cứ mỗi năm, khi du khách có dịp về thăm với Tử Trầm Sơn vào ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch, du khách sẽ được hòa mình vào không khí vô cùng náo nhiệt của lễ hội chùa Trầm.

Trong lễ hội này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động hay ho và hấp dẫn, thu hút đông đảo lượt xem và tham gia vui chơi của du khách. Còn một nét đặc trưng nữa mà du khách không nên bỏ lỡ khi về với núi Trầm đó chính là chứng kiến một sắc đỏ đẹp đến nao lòng của những bông hoa gạo rợp đầy lối đi vào những ngày của tháng 3 âm lịch hằng năm. 

Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch thì hoa gạo mang sắc đỏ đã nhường sân lại cho những bông hoa sưa nở trắng xóa khung trời. Đây cũng là những thời điểm vô cùng thích hợp để du khách đến và lưu về trong ký ức của mình những hình ảnh tuyệt đẹp. 

Xem thêm: Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

5. Một số lưu ý nên bỏ túi khi đi tham quan núi Trầm.

  • Vì địa hình của các ngôi chùa đều nằm trên núi, nên khi du lịch đến đây du khách nên trang bị một đôi giày thể thao nhẹ và êm chân để có thể di chuyển một cách thuận tiện hơn nhé! 

  • Bạn nên mang theo nón và kem chống nắng để bảo vệ cơ thể tránh khỏi tia UV gây hại đến làn da của mình nhé
  • Hoặc du khách có thể mang theo ô dù, áo mưa để phòng hờ cho trường hợp bất ngờ!

  • Muốn tham gia hoạt động cắm trại thì bạn nên trang bị thêm một số vật dụng cần thiết như: lều trại, đồ ăn vặt, nước uống, trái cây,… để chuyến đi của mình được trọn vẹn hơn nhé!

  • Nhớ mang theo cáp sạc, dây sạc và sạc dự phòng. 

Xem thêm: Phố cổ Hà Nội – Vẻ đẹp xưa cũ trong thành phố hiện đại

6. Các hình ảnh check-in của du khách tại Tử Trầm Sơn

Núi Trầm, một điểm đến với nhiều cái hay và cái đẹp. Mỗi một vẻ đẹp của nơi đây lại mang một màu sắc rất riêng mà không thể nào có thể trộn lẫn với những nơi khác. Và cũng chính những nét riêng ấy, đã cuốn hút không ít du khách đến và thăm thú.

Đến đây mà không check in với cảnh vật nơi đây quả là một thiếu sót rất lớn. Hãy cầm máy lên và lưu giữ lại cho mình những khoảnh khắc tuyệt đẹp và đáng nhớ khi đến thăm khu di tích núi Trầm du khách nhé. 

Hy vọng thông qua bài viết và những chia sẻ trên của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giúp ích được du khách trong cuộc trải nghiệm sắp tới với khu di tích Chùa Trầm – một điểm đến cực thú vị. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không xách balo lên vai mà đi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị

Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất 2023

Kinh nghiệm du lịch Cô Tô tự túc từ A-Z 2023