1. Trước khi đọc văn bản:
* Nội dung chính văn bản “Nghĩa thầy trò”:
Văn bản kể về câu chuyện cụ giáo Chu Văn An, hay còn gọi là cụ Chu. Học sinh đến chúc thọ thầy nhưng thầy lại đưa tất cả các học trò đến bái lạy thầy giáo của mình, là một cụ già đã dạy dỗ thầy từ khi thầy còn vỡ lòng. Thầy giáo Chu đã truyền lại cho thế hệ mai sau về tình nghĩa thầy trò, uống nước nhớ xuân.
* Ý nghĩa bài tập đọc:
Qua câu chuyện của thầy Chu Văn An trong văn bản, bài tập đọc này gửi gắm cho người đọc về tầm quan trọng của tình nghĩa thầy trò cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta. Dù trưởng thành lớn lên, dù có ở vị trí nào trong xã hội, chúng ta cũng không bao giờ được quên công lao dạy dỗ của thầy cô đã dạy chúng ta nên người.
* Bố cục bài tập đọc “Nghĩa thầy trò”:
Có thể chia bài tập đọc thành ba đoạn.
– Phần 1: Từ đầu đến “….mang ơn rất nặng.”
– Phần 2: Từ “Các môn sinh…” đến “…đến tạ ơn thầy”.
– Phần 3: Phần còn lại.
2. Trong khi đọc văn bản:
Câu 1: Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 80
Đề bài: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy giáo để làm gì? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
Trả lời chi tiết:
*Các học trò của thầy Chu từ sáng sớm đã đến nhà thầy để chúc thọ thầy. Đồng thời, thông qua hành động làm lễ mừng thọ này, chúng ta thấy được tình cảm yêu quý và kính trọng người thầy của các học trò đối với người đã hướng dẫn, dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
* Dưới đây là những chi tiết cho thấy học sinh rất tôn kính cụ giáo Chu:
– Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tập trung, tề tựu trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
– Họ đã dâng biếu cho thầy những cuốn sách quý.
– Khi nghe thầy nói Cùng với thầy đến thăm một người mà cụ giáo Chu mang ơn rất nặng thì tất cả đều đồng thanh dạ ran.
– Họ lần lượt kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau.
Câu 2: Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 80
Đề bài: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
Trả lời chi tiết:
– Tình cảm của thầy Chu đối với người thầy đã dạy mình từ khi còn nhỏ, từ khi thuở còn học vỡ lòng chính là tình cảm vô cùng kính trọng của người học trò dành cho người thầy giáo của mình. Dù đã bao nhiêu năm trôi qua, tình cảm ấy vẫn không hề thay đổi.
– Dưới đây là chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm và cách mà cụ giáo Chu bày tỏ lòng kính trọng đối với người thầy thuở nhỏ của mình.
+ Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng thầy Chu vẫn vô cùng biết ơn và luôn coi người thầy đã dạy dỗ mình từ thuở còn thơ ấu là người mình mang ơn rất nặng.
+ Vào ngày mừng thọ của mình, khi các học trò tụ tập, tề tựu quanh mình, thế nhưng điều mà cụ giáo Chu muốn làm nhất là dẫn các môn sinh về thăm thầy giáo cũ của mình.
+ Thầy chắp tay và cúi đầu kính cẩn chào cụ đồ.
+ Thầy kính cẩn, cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.
+ Cụ đồ nặng tai, không thể nghe thấy rõ. Thầy Chu lại cung kính thưa với cụ một lần nữa cách kính trọng không chút do dự.
Câu 3: Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 80
Đề bài: Trong những thành ngữ tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
a. Tiên học lễ, hậu học văn.
b. Uống nước nhớ nguồn.
c. Tôn sư trọng đạo
d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Trả lời chi tiết:
Những thành ngữ tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu là:
– Uống nước nhớ nguồn.
– Tôn sư trọng đạo
– Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
3. Sau khi đọc văn bản:
Câu hỏi 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy từ sáng sớm để làm gì?
A. Để xin học cho con cái của mình.
B. Để mời thầy tới ăn tiệc họp mặt của cả lớp.
C. Để mừng thọ thầy.
D. Để chúc thọ vợ thầy.
Đáp án: C. Để mừng thọ thầy.
Học trò của thầy Chu từ sáng sớm đã đến nhà thầy để mừng thọ thầy. Đồng thời, việc mừng thọ nhà giáo này còn thể hiện việc học sinh yêu quý, kính trọng thầy, là người đã hướng dẫn và dạy dỗ họ.
Câu hỏi 2: Cụ giáo Chu được miêu tả như thế nào?
A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập.
B. Cụ giáo mặc bộ quần áo trắng giản dị, đi lang thang trong sân vườn.
C. Cụ giáo mặc áo dài đỏ, khăn xếp ngay ngắn, ngồi trong nhà chờ người tới mừng thọ.
D. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm đang say sưa dạy học trò luyện chữ.
Đáp án: A. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập.
Câu hỏi 3: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
– Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tự trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
– Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy giáo giúp việc nhà, làm cơm cùng thầy.
– Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
– Khi nghe thầy bảo cùng với thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng thì tất cả đều đồng thanh dạ ran.
– Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau.
– Học trò ngồi kín trong sân nhà thầy nghe thầy kể lại những câu chuyện của cuộc đời mình.
Đáp án:
– Ngay từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tự trước nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
– Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
– Khi nghe thầy bảo cùng với thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng thì tất cả đều đồng thanh dạ ran.
– Họ kính cẩn đi theo thầy theo thứ tự trước sau.
Câu hỏi 4: Cụ giáo Chu muốn cùng học trò đi theo mình để làm việc gì?
A. Đi thăm người cha của mình.
B. Đi tới thăm ngôi trường ngày xưa mình đã từng học.
C. Đi tới thăm cụ già nghèo khổ nhất vùng.
D. Đi tới thăm một người mà cụ giáo Chu mang ơn rất nặng – người thầy của cụ giáo Chu từ thưở vỡ lòng.
Đáp án: D. Đi tới thăm một người mà cụ giáo Chu mang ơn rất nặng – người thầy của cụ giáo Chu từ thưở vỡ lòng.
Câu hỏi 5: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ mình từ thuở nhỏ là tình cảm e dè, sợ hãi thầy cô giáo của những cô cậu học trò nghịch ngợm. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Tình cảm của cụ Chu đối với người thầy đã dạy mình từ khi còn nhỏ cũng giống như sự kính trọng mà học sinh dành cho thầy cô của mình. Dù đã bao nhiêu năm trôi qua, sự kính trọng ấy vẫn không hề thay đổi.
4. Liên hệ về tình thầy trò trong cuộc sống:
Ai ai trong cuộc sống đều có những mối quan hệ hay tình cảm tốt đẹp, đáng quý và đáng trân trọng. Trong số đó, tình cảm đẹp đẽ và đáng trân trọng nhất có thể kể đến chính là tình thầy trò.
Tình cảm giữa thầy và trò là tình yêu thương, sự quan tâm của thầy cô, mong muốn học sinh, người học trò yêu quý của mình trở thành những thành viên có ích cho xã hội. Tình thầy trò còn là sự biết ơn, kính trọng, yêu thương của người học trò đối với người thầy đã dạy mình. Mối quan hệ giữa thầy và trò là một trong những tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ nhất trong xã hội.
Thầy cô là những con người xa lạ nhưng công việc của họ là dạy dỗ học sinh, truyền đạt kiến thức, giúp các em học sinh học tập, rèn luyện nhân cách, phẩm chất. Nhờ sự nỗ lực của thầy cô, học sinh trưởng thành và phát triển thành nguồn nhân lực có thể đóng góp cho xã hội. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải biết quý trọng và tôn trọng những người thầy cô có tấm lòng chân thành nhất. Bởi nếu không có họ thì chúng ta khó mà đạt được thành công. Tình yêu thương giữa thầy và trò không chỉ mang lại một xã hội văn minh hơn mà còn góp phần vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn con người.
Tất cả chúng ta có thể có cùng một thầy hoặc những người thầy khác nhau, nhưng có một điều tất cả chúng ta phải cùng nhau phấn đấu. Đó là tình yêu, sự kính trọng và lòng biết ơn đối với thầy cô. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa thầy và trò ngày càng đa dạng hơn, và những tình cảm vốn đẹp đẽ này đang dần mất đi giá trị. Có rất nhiều vụ việc giáo viên đánh học sinh, học sinh có thái độ thô lỗ với giáo viên,… Những sự việc này đáng bị xã hội lên án để mọi người tỉnh thức.
Cuộc sống rất ngắn ngủi và thời gian của mỗi chúng ta là có hạn, vì vậy hãy luôn tập trung vào những điều tốt đẹp và hành động để cảm ơn những người thầy cô đã dạy dỗ chúng ta trở thành người tốt.