Ngọ Môn Huế là một công trình lịch sử thuộc Hoàng Thành Huế. Hiện tại, nơi đây đã thu hút không ít lượt khách đến tham quan, check in. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng bạn đến khám phá xem địa danh này có gì đặc biệt mà được yêu thích đến vậy nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 Biệt thự villa Huế giá rẻ view biển đẹp thích hợp nghỉ dưỡng
Top 20 Resort Huế view đẹp gần trung tâm thích hợp nghỉ dưỡng
Top 10 khách sạn Huế gần biển thích hợp nghỉ dưỡng
Top 30 Homestay Huế giá rẻ đẹp ở trung tâm có bể bơi gần biển Lăng Cô
1. Giới thiệu đôi nét về Ngọ Môn Huế
Ngọ Môn Huế xây dựng dưới thời Vua Minh Mạng. Ngày trước, nơi đây có một Nam Khuyết đài có điện Càn Nguyên với 2 cửa chính Đoan Môn và hữu Đoan Môn do vua Gia Long phê chuẩn xây. Tuy nhiên, đến thời vua Minh Mạng đã bị phá bỏ để xây công trình này.
Ngọ Môn là cánh cổng lớn nhất trong các cổng Hoàng Thành. Cổng này chỉ được mở vào những dịp đặc biệt như khi vua đi cùng với đoàn ngự giá hoặc đón tiếp sứ thần nước bạn… Và đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Ở thời điểm hiện tại, cổng Ngọ Môn chính là điểm tham quan du lịch và tổ chức sự kiện lịch sử quan trọng của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử Ngọ Môn Huế
Trong lịch sử, Ngọ Môn chính là bộ mặt của Hoàng thành và cả triều đại phong kiến. Vào năm 1833, vua Minh Mạng cho mở một cuộc quy mô, trùng tu toàn diện Hoàng cung và xây dựng công trình.
Cổng Ngọ Môn được xây dựng về phía Nam theo hướng Ngọ, có ý nghĩa về phương hướng và không gian. Phần mặt của công trình hướng về phía quảng trường có diện tích rộng lớn.
So với 3 cánh cổng khác, cổng Ngọ Môn được mở vào các dịp trọng đại. Đây cũng là nơi diễn ra sự kiện đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiếncủa Việt Nam lúc bấy giò – ngày vua Bảo Đại thoái vị 30/8/1945.
3. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Ngọ Môn Huế
- Địa chỉ: Phú Hậu, thành phố Huế
Cửa Ngọ Môn Huế nằm bên cạnh sông Hương hướng về phía Bắc. Vị trí này nằm ngay khu vực trung tâm thành phố Huế thuận tiện cho việc di chuyển một cách dễ dàng nhanh chóng nhờ vào sự phát triển của giao thông.
Gợi ý về hướng di chuyển tới địa điểm tham quan này như sau:
- Máy bay: Du khách tỉnh ở xa có thể đi máy bay về sân bay Phú Bài để tiết kiệm thời gian. Sau đó, tiếp tục hành trình thứ 2 bằng xe taxi đến địa điểm tham quan nổi tiếng này. Hoặc bạn có thể đáp xuống sân bay Đà Nẵng, kết hợp du lịch hai địa điểm trong một chuyến đi.
- Xe khách: So với máy bay, phương tiện giao thông này có mức chi phí thấp hơn. Nếu bạn có nhiều thời gian đi du lịch và ở gần với Huế thì có thể cân nhắc tham khảo gợi ý về phương tiện du lịch này.
- Xe cá nhân: Du khách yêu thích cảm giác đi phượt, muốn có sự chủ động khi đi du lịch thì có thể tự mình lái xe đi. Tuy nhiên, trước khi di chuyển, hãy kiểm tra xe cẩn thận và mang đầy đủ giấy tờ cá nhân đi kèm nhé.
4. Giá vé tham quan Ngọ Môn Huế
Cổng Ngọ Môn Huế mở cửa đón khách vào tham quan từ 5h – 17h và từ 19h – 22h mỗi ngày. Giá vé vào cửa được niêm yết, 30.000đ/vé cho trẻ em, 150.000đ/vé cho người lớn. Trẻ dưới 6 tuổi sẽ được miễn phí.
Nếu du khách đi tham quan vào dịp đặc biệt như Tết Nguyên Đán, ngày Giải phóng Huế, lễ Quốc Khánh thì sẽ được miễn phí vé vào cửa.
5. Tham quan Ngọ Môn Huế có gì hấp dẫn?
Ngọ Môn Huế là một trong những địa điểm du lịch hút khách nhất hiện nay. Khi đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử, văn hóa và chụp được nhiều ảnh đẹp để làm kỉ niệm về chuyến đi của mình.
5.1. Kiến trúc của Ngọ Môn
Ngọ Môn là một quần thể kiến trúc đồ sộ, nguy nga. Với chiều cao ấn tượng, du khách khi đến tham quan sẽ cảm nhận được sự oai hùng, mạnh mẽ của một công trình gắn liền với lịch sử dân tộc.
Ngọ Môn có dáng vẻ như cổng Thiên An Môn của Trung Quốc. Khi xây dựng, vua Minh Mạng đã cho người sang tham quan, học hỏi. Khi triển khai xây dựng đã có sự sáng tạo hơn, sử dụng kỹ thuật trang trí và thiết kế đỉnh cao để tạo nên một kiệt tác đậm chất Việt.
5.1.1.Cấu trúc Ngọ Môn Huế
Kiến trúc tổng thể của Ngọ Môn Huế có hình chữ U với phần lõm đặt phía ngoài. Thoạt nhìn, bạn có thể liên tưởng đến một cánh tay đang dang rộng để chào đón du khách đến tham quan.
Công trình chia thành 2 phần là nền đài với 5 cửa trổ xuyên qua và lầu Ngũ Phụng được xây trên nền đài.
5.1.2 Hệ thống điện đài ở cổng Ngọ Môn
Hệ thống cung điện trong Ngọ Môn Huế được xây cao 5m so với mặt bằng chung. Phần đáy dài 57,96m, chiều dài mỗi cánh là 27,5m. Tổng diện tích của khu nền đài khoảng 1.400m2.
Khi xây dựng, người ra sử dụng gạch vồ và đá thanh để làm nguyên liệu chính. Loại gạch này có kết cấu mỏng, khi kết hợp cùng mảnh vữa trơn tạo thành một bức tường bằng phẳng.
Nền đài của Ngọ Môn Huế được xây thêm hệ thống bậc cấp để tiện cho việc di chuyển. Chi tiết này xây hai bên thân đài và có vị trí nằm khá sâu bên trong, rộng khoảng 5,25m. Cách sắp xếp vô cùng khéo léo, lộ thiên nhưng không làm xáo trộn hình khối của thân đài.
Mỗi hệ thống cấp bậc có 21 bậc thang được làm từ đá thanh, chiều cao mỗi bậc là 22cm. Xung quanh nền đài có tường lan can bao quanh, lát đủ loại gạch hoa đúc rỗng tráng men với màu sắc sặc sỡ.
Phần trở xuyên qua thân đài Ngọ Môn Huế có 5 chiếc cửa. 3 cửa trung tâm bố trí song song. Vua đi cổng chính giữa còn hai bên còn lại dành cho quan văn, quan võ và đoàn ngự đạo. Phía ngoài cùng là nơi dành cho ngựa theo hàu cùng binh lính.
Cổng được thiết kế theo hình chữ L, có xây một cửa sổ tròn khắc hình chữ thọ trên thường hướng ra ngoài phần thân đài. Cửa sổ có đường kính 87cm, đặt góc chéo 300 độ với mục đích lấy thêm ánh sáng bên ngoài vào đường hầm.
Cổng xây hình vòm cuốn, xung quanh được ốp đá để tạo điểm nhấn. Đầu lối đi là hệ thống xà đồng hình chữ nhật được sắp xếp theo chiều ngang và chiều dọc để tăng cảm giác rắn rỏi và vững chắc hơn cho kiến trúc tổng thể.
5.1.3 Lầu Ngũ Phụng
Lầu Ngũ Phụng của Ngọ Môn Huế bao gồm 9 lầu nhỏ được ghép liên tục với nhau. Những chiếc lầu có 2 tầng, quy mô giống nhau, chia thành 5 lầu chính, 4 lầu phụ, gồm 3 dãy bố trí thẳng góc với nhau. Dãy chính là phần nằm giữa nằm ngay ở phần đáy hình chữ U.
9 tòa lầu nhỏ được nối liền với nhau từ khung nhà đến phần mái. Riêng chỉ có lầu chính trung tâm là được lợp ngói ống lưu ly màu vàng, các tòa còn lại lợp ngói xanh lưu ly.
Chiều cao của lầu khoảng 1,14m và được bố trí nằm trên phần nền đài cao hơn 5m. Bộ khung dựng lầu được làm từ 100 cây cột gỗ lim. Hệ thống cọc sẽ được phân chia để dựng lầu lên thành một công trình kiên cố. Trong đó có 48 cây cột trong đâm xuyên tầng để tăng sự vững chắc trước mọi thiên tai của thiên nhiên.
Khu vực tầng dưới lầu đang để trống. Tầng trên dựng cửa lá sách, hệ thống ván, cửa sổ đã được điêu khắc thành hình chiếc khánh, hình tròn… Tổng thể của lầu Ngũ Phụng khi nhìn vào mang đến mọt cảm giác dịu dàng và thanh tú.
Chi tiết mái của lầu Ngũ Phụng của cổng Ngọ Môn Huế được nghệ nhân chế tác vô cùng công phu và tinh tế dù là chi tiết nhỏ nhất. Chi tiết giữa có bình hồng lô màu vàng. Ngụ ý của chi tiết này là mang đến cảm giác dịu dàng và tinh tế hơn cho cả phần mái.
5.2 Tìm hiểu văn hóa lịch sử tại Ngọ Môn Huế
Đến tham quan Ngọ Môn Huế, du khách không chỉ được mãn nhãn với kiến trúc mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử văn hóa. Đây là di tích lịch sử được xây dựng từ thời vua thứ 2 của triều nhà Nguyễn. Đến nay, công trình vẫn còn được bảo tồn, có giá trị đi cùng với năm tháng.
Cổng Ngọ Môn không chỉ là cổng chính phía Nam của Hoàng Thành mà nơi đây còn có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy, giúp vua thuận lợi trị vì xã tắc của nước Việt.
5.3. Check-in sống ảo tại di tích
Tham quan một vòng di tich, du khách sẽ khám phá ra được nhiều góc sống ảo thần thánh. Bạn có thể “xuyên không” trở về triều đại xưa, để chụp một bộ ảnh theo phong cách xưa.
Bạn có thể diện trang phục bình thường hoặc mặc cổ phục, kết hợp thêm một chiếc nón lá là đã có thể mang về cho mình một bộ ảnh sống ảo cực chất cho chuyến du lịch đến Huế mộng mơ.
5.4 Tận hưởng khung cảnh tựa như phim cổ trang
Nhìn từ phía xa, công trình như một lâu đài nguy nga, tráng lệ trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Bạn nên thuê một bộ cổ phục hoặc áo dài để đi tham quan công trình, chụp ảnh và tận hưởng sự bình yên, lãng mạn của nơi đây.
6. Lưu ý khi đi tham quan Ngọ Môn Huế
Du khách khi đến tham quan Ngọ Môn Huế nên chú ý đến một số vấn đề như sau để chuyến đi trọn vẹn hơn nhé:
- Không nên ăn mặc quá hở hang khi đến tham quan công trình lịch sử.
- Không quay phim, chụp ảnh nội thất của Ngọ Môn.
- Tự bảo quản tư trang cá nhân khi đi du lịch, nhất là mùa lễ hội.
- Tuân thủ các quy tắc của địa điểm tham quan đưa ra.
7. Các hình ảnh check-in của du khách tại Ngọ Môn
Đến tham quan cổng Ngọ Môn, bạn sẽ có được những bức ảnh sống ảo cực đẹp mang về khoe với bạn bè của mình. Dưới đây là hình ảnh Ngọ Môn Huế của khách du lịch mà Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp để bạn tham khảo và “bỏ túi” thêm những dáng chụp ảnh đẹp khi đến tham quan địa danh này.
Trên đây là kinh nghiệm đi du lịch, tham quan mà Ngọ Môn Huế mà Revievilla.vn gợi ý để du khách tham khảo. Nếu hành trình đến vùng đất Cố đô của bạn mà bỏ qua địa điểm tham quan nổi tiếng này thì quả là một thiếu sót vô cùng lớn đấy.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt chi tiết từ A -Z
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết từ A – Z mới nhất
Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ tự túc, tiết kiệm