Mách bạn cách làm mâm cúng ông Táo đơn giản, ấm cúng

Mách bạn cách làm mâm cúng ông Táo đơn giản, ấm cúng
Bạn đang xem: Mách bạn cách làm mâm cúng ông Táo đơn giản, ấm cúng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, nhà nhà đều chuẩn bị mâm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là phong tục được lưu truyền từ xưa đến nay. Làm sao để chuẩn bị mâm cỗ cho chu đáo và tươm tất? Hãy để Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mách bạn cách làm mâm cúng ông Táo đơn giản, ấm cúng, tỏ lòng thành đến vị Thần cai quản bếp núc nhé.  

Cách làm mâm cúng ông táo
Cách làm mâm cúng ông Táo đơn giản, ấm cúng

I. Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo chuẩn 3 miền

Cuối năm Táo Quân sẽ về chầu Trời và báo cáo mọi chuyện cư xử, làm ăn của các gia đình dưới hạ giới. Vì vậy, các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ đủ đầy, trang trọng để tiễn các vị về Trời. Tùy theo vùng miền, điều kiện kinh tế… mà mâm cúng ông Công ông Táo có sự khác biệt đôi chút. Cùng tham khảo gợi ý mâm cỗ cúng 3 miền dưới đây nhé.

Cùng tham khảo một số tin đăng tuyển dụng việc làm Tết tại Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

1. Miền Bắc

Mâm cỗ cúng ở miền Bắc thường trang trọng và đầy đủ các món ăn của vùng miền. Phong tục thờ cúng cũng rất trang nghiêm với đầy đủ nghi thức được lưu giữ trọn vẹn. Đây là nét đặc trưng của miền đất Tổ.

Mâm cúng ông Táo miền bắc
Miền Bắc luôn dâng cá chép sống để tiễn các Táo về Trời

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ở Miền Bắc gồm các phần lễ vật như sau:

  • Cá chép sống 3 con (sau khi cúng sẽ phóng sanh) hoặc cá chép giấy.
  • 3 bộ mũ, áo, đôi hài ông Công ông Táo, vàng thoi giấy
  • Đĩa hoa quả tươi
  • Hương, nến
  • Xôi gấc hoặc xôi vò, xôi đậu xanh
  • Chè
  • Gà luộc

Mâm cơm gồm có:

Cúng Táo tại bàn thờ gia tiên
Mâm cúng Táo phải đặt ở nơi trang trọng thể hiện lòng thành kính

Xem thêm: Kích thước bàn thờ gia tiên hợp phong thủy, rước may mắn tài lộc cho gia chủ

2. Miền Trung

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo tại miền Trung được xem là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Hàng năm, người miền Trung thường thực hiện nghi lễ tiễn ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp Âm lịch.

Tại một số tỉnh như Huế, Hội An người dân có tục lệ thỉnh tượng thần Táo Quân mới và tiễn tượng cũ về trời. Những bức tượng có thể làm từ vật như đất nung hay tượng sắc mạ vàng, tượng cũ thường được đặt ở gốc cây cổ thụ lớn hoặc các đình, miếu đầu làng.

mâm cúng ông Táo miền Trung
Mâm cúng thịnh soạn để dâng lên cúng Táo

Một số tỉnh thuộc khu vực Bắc – Trung bộ thường có tục dựng cây nêu ở đình làng, đầu xóm hay chùa sau khi đã thực hiện lễ nghi đưa ông Táo về trời. Điều này mang lại ý nghĩa xua đuổi ma quỷ khi các vị thần Táo Quân vắng nhà. Một số lễ vật dâng lên trong mâm cúng ông Táo tại miền Trung có thể kể đến như:

  • Ngựa giấy, bộ đồ ông Táo bà Táo, giấy tiền vàng mã
  • Mâm trái cây ngũ quả
  • Bình hoa tươi
  • Tượng Táo quân
  • Gà luộc
  • Bánh chưng
  • Dưa hành, tỏi ngâm
  • Chả giò
  • Chả lụa
  • Xôi, chè
  • Bánh kẹo

Mâm cơm cúng thường có:

  • Cơm
  • Bánh tét hoặc bánh chưng
  • Cá thu hoặc cá ngừ chiên sốt cà
  • Món xào có thể là đậu xào, măng xào,…
  • Canh miến hoặc canh măng, canh rau củ,…
  • Nem chua, chả lụa, củ kiệu, dưa hành,…
Mâm cỗ cúng Táo ở miền trung
Mâm cỗ cúng Táo với các món ăn đặc trưng

Xem thêm: Món ăn truyền thống ngày Tết trong mâm cỗ người Việt

3. Miền Nam

Phong tục cũng ông Táo tại miền Nam thường vào khoảng 20h00 đến 23h00 ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Tại đây, các lễ vật cúng ông Táo cũng đa dạng hơn miền Bắc và miền Trung. Lễ vật thường bao gồm mũ áo và đôi hài bằng giấy, cá chép sống để thả sông hoặc tại các thành phố thì thường chọn cá chép giấy làm lễ vật, sau khi nghi lễ cúng hoàn tất thì hoá vàng.

Tục cúng ông Táo ở Miền Nam
Miền nam thường dùng bộ ” cò bay, ngựa chạy ” để cúng

Mâm cúng Táo Quân thường có những món bao gồm:

  • Bộ đồ cúng ông Công ông Táo, đôi hài giấy
  • Trầu cau được têm sẵn
  • 3 ly rượu, 3 ly nước lọc
  • Đĩa hoa quả tươi (thường là mâm ngũ quả hoặc 4 loại quả gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài)
  • Gà luộc
  • Xôi gấc, chè
  • Đĩa bắp luộc

Mâm cơm thường gồm:

  • Cơm
  • Rau muốn xào, bắp cải xào hoặc măng xào, miến xào đều được
  • Thịt heo quay hoặc thịt kho hột vịt
  • Nem, chả giò
  • Bánh tét
  • Canh miến hoặc canh rau củ
Mâm cỗ miền nam
Mâm cúng tùy theo điều kiện kinh tế gia đình

Xem thêm: Cách Luộc Gà Cúng Và Tạo Dáng Gà Đẹp Mắt Cho Mâm Cỗ Ngày Tết

4. Mâm cúng ông Táo chay

Ngày nay, với sự đa dạng của phong tục tập quán và tín ngưỡng thì việc cũng ông Công ông Táo bằng mâm cỗ chay cũng dần phổ biến hơn. Một số gia đình với mong muốn hướng đến đời sống tâm linh thanh tịnh nên chọn cúng chay để tránh sát sinh cũng như tiêu trừ nghiệp chướng.

Mâm cúng chay đơn giản
Mâm cúng đơn giản để cúng Táo Quân

Tuỳ thuộc vào điều kiện cũng như tín ngưỡng mà nguyên liệu trên mâm cỗ cúng vị thần cai quản bếp núc của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt. Sau đây là một số gợi ý các món chay để mâm cỗ sung túc hơn. Phần lễ gồm có:

  • Hoa quả tươi
  • Trầu cau, muối gạo
  • Bộ cúng ông Táo
  • Xôi gấc, xôi đậu
  • Chè đậu trắng hay chè trôi nước ngũ sắc

Các món chay thanh đạm có thể kể đến như:

  • Bánh bao nhân đậu hoặc nhân dừa, không nhân đều được
  • Canh nấm rau củ ngũ sắc
  • Sườn chay, cá thu chay
  • Chả giò, chả lụa chay
  • Đậu xào, măng xào hoặc khóm xào
  • Canh rau củ hoặc canh miến, canh nấm

Tuy nhiên, không bắt buộc mâm cơm cúng phải có tất cả các món trên. Các gia chủ có thể tinh giản để phù hợp với truyền thống gia đình mình.

Mâm cúng ông Táo chay
Mâm cúng chay với tấm lòng thành kính dâng lên các vị Thần

Mâm cúng chay được khuyến khích thực hiện vì ý nghĩa hướng đến sự thiện lành, an nhiên, tránh phạm sát giới. Mâm cúng chay với các món ăn thanh đạm, bổ dưỡng dâng lên Táo Quân với mong muốn sự an lành, an nhiên cho gia đình mình.

Xem thêm: Cách Làm Chả Giò Chay Đậu Xanh Giòn Rụm, Thơm Ngon Ai Cũng Thích

II. Một số lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Phong tục cúng ông Công ông Táo được ông cha ta lưu truyền từ xa xưa đến nay. Nên có chút khác biệt về thời gian cúng cũng như nghi thức tiến hành. Cùng tìm hiểu để lưu ý và tránh những điều không nên nhé.

1. Thời gian cúng

Miền Bắc thường bắt đầu cúng ông Công ông Táo vào 20 tháng Chạp và muộn nhất trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi họ quan niệm sau 12 giờ ngày 23 các Táo đã về chầu Trời. Nên việc cúng kiến các Táo sẽ không nhận được.

Thời gian cúng Táo
Miền Bắc thường hoàn thành việc cúng Táo sớm

Miền Trung thì quan niệm chỉ có một ngày để cúng ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp.

Miền Nam thì lại bắt đầu cúng ông Công ông Táo vào lúc 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Vì họ cho rằng thời gian đó việc nấu nướng đã hoàn thành không còn ảnh hưởng đến các Táo nữa.

Thời gian cúng Táo ở miền Nam
Ở Miền Nam thường cúng Táo vào buổi tối

Xem thêm: Nét đặc sắc trong phong tục tập quán ngày Tết của người Việt Nam

2. Nghi thức cúng

Sau khi chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật đầy đủ giờ lành đã điểm thì nghi thức cúng ông Công ông Táo bắt đầu.

Nghi thức cúng ông Táo
Nghi thức cúng Táo cần nghiêm trang thể hiện lòng thành kính
  • Gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc, lịch sự để thể hiện sự tôn kính đối với các vị Thần.
  • Đọc văn khấn phải rõ ràng, rành mạch, thái độ nghiêm túc thể hiện được lòng thành tâm.
  • Không xin tài lộc chỉ xin những điều tốt đẹp và bình an cho gia đình.
  • Cúng đúng giờ
  • Nếu gia đình không có bàn thờ riêng của ông Công ông Táo thì nghi thức được thực hiện ở bàn thờ gia tiên.
  • Nơi thực hiện nghi thức cần được lau dọn sạch sẽ, tùy theo vùng miền mà chân nhang sẽ được rút tỉa hay rút hết để thay cát cho lư hương…
  • Sau khi thắp hương và đọc văn khấn xong đợi tàn tuần hương, lại thắp thêm tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã, ngựa giấy, bộ áo mũ,… 
  • Phóng sanh cá ra ao hồ, lưu ý không thả cá từ trên cao xuống.
  • Đợi tàn tuần hương là gia đình có thể dùng bếp và nấu ăn lại bình thường.
nghi thức cúng Táo
Sau khi cúng thì hóa vàng và phóng sanh cá để tiễn các vị về Trời

Xem thêm: Cách cúng ông Táo ngày thường. Văn khấn ông Táo hàng ngày chuẩn nhất

Kết luận

Trên đây Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã thông tin đến bạn cách làm mâm cúng ông Táo đơn giản, ấm cúng. Hi vọng qua bài viết các bạn có thể dễ dàng chuẩn bị mâm cúng chu đáo, đầy đủ cho ngày 23 tháng Chạp sắp đến nhé. Cầu chúc cho mọi gia đình vạn sự bình an, gia đạo ấm cúng, hưng long thịnh vượng trong năm mới. Và đừng quên tìm đọc các bài viết về phong thủy, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm việc làm trên trang nhé.

Xem thêm: