Top 10 lễ hội ở Phú Quốc đặc sắc nhất nên ghé thăm

Top 10 lễ hội ở Phú Quốc đặc sắc nhất nên ghé thăm
Bạn đang xem: Top 10 lễ hội ở Phú Quốc đặc sắc nhất nên ghé thăm tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Đến Phú Quốc du khách không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng nơi đây, những bãi biển đẹp lung linh, những con sóng yên ả hay những lớp cát trắng muốt, những món hải sản chỉ nơi này mới có. Phú Quốc còn nổi tiếng với du khách là nơi có rất nhiều lễ hội đặc sắc, hằng năm vào dịp lễ hội tại đây, du khách sẽ được chứng kiến những tiết mục đặc sắc. Hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá những điều bí ẩn về các lễ hội ở Phú Quốc nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Top 20 khách sạn Phú Quốc giá rẻ sát biển từ 3 – 4 – 5 sao

Top 20 resort Phú Quốc giá rẻ có bãi tắm riêng view đẹp xuất sắc

Top 20 homestay Phú Quốc giá rẻ gần biển nhiều góc sống ảo đẹp mê ly

Top 20 biệt thự villa Phú Quốc có hồ bơi đẳng cấp 4 – 5 sao

1. Lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc – Lễ hội ở Phú Quốc nổi tiếng

Như nhiều du khách đã biết thì Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức nhằm tôn vinh “Ðức ngài Cá Ông”, còn gọi là Nam Hải Tướng quân, thu hút đông đảo người dân đến dự hội.

Lễ hội nghinh Ông là tục thờ cá “Ông” phổ biến từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc). Đây là lễ hội để các ngư dân, dâng hiến những món quà là tấm lòng thành dâng lên cá ông, cũng là lúc các ngư dân xin một năm biển lặng, gió hòa, cá tôm đầy thuyền, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt an khang.

Lễ hội được diễn ra ở Phú Quốc từ ngày 15/8-16/8 hằng năm. Lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch và người dân ghé thăm. Như bao lễ hội khác, lễ hội Nghinh Ông Phú Quốc được chia ra làm hai phần: phần lễ và phần hội.

Phần lễ diễn ra theo trình tự lễ rước kiệu diễn ra trước sau đó đến lễ tế. Trong phần lễ rước kiệu các ghe bày phần hương án và mâm lễ vật, các ghe xếp cạnh nhau tỏ lòng thành của những người ngư dân ở đây. Còn phần lễ tế: các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng.

Đây là một trong những lễ hội ở Phú Quốc, nếu đến đây là dịp tháng 8 hằng năm du khách không thể bỏ lỡ được lễ hội Nghinh Ông này.

Xem thêm: Thuê xe máy Phú Quốc – top 15 địa chỉ uy tín và chất lượng nhất

2. Lễ hội Dinh Bà Ông Lang

Nằm cách thị trấn Dương Đông 7km, Dinh Bà Ông Lang là một điểm thăm quan có tín ngưỡng cầu may rất linh thiêng. Nơi đây thường được du khách và người dân cúng bái đều đặn, hương khói quanh năm, một trong những lễ hội Phú Quốc có sức hút đông đảo. 

lễ hội ở Phú Quốc

Đều đặn mỗi năm cứ vào  18, 19 tháng giêng âm lịch mọi người nô nức kéo nhau về đây thắp hương, hành lễ cầu mong mọi điều tốt lành mưa thuận gió hào, làm gì được nấy, cầu sức khỏe, một số người thì hành hương xin lộc về để làm ăn (theo sự tín ngưỡng của nhân dân, bà con đến đây vay cái lộc của Dinh về làm ăn sẽ được may máy). Nơi đây còn là một điểm đến cầu tình duyên giành cho nhiều cặp đôi đến đây du lịch, mong mình có được một kết thúc trọn vẹn.

Đến lễ hội này, du khách được thưởng thức nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc như bánh căn. Phía sau của Dinh là bờ biển, sau khi đi lễ, du khách có thể đi dạo ngắm biển.

Xem thêm: Bảo tàng Gấu Teddy Phú Quốc – Hồi tưởng ký ức tuổi thơ

3. Lễ hội Nguyễn Trung Trực – Lễ hội ở Phú Quốc đặc sắc

Một lễ hội thờ và tổ chức cảm ơn, dâng hương đến vị anh hùng Nguyễn Trung Trực được tổ chức tại  xã Gành Dầu, Phú Quốc.  Lễ hội được tổ chức từ 27/08 – 03/10 âm lịch hàng năm. Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc được coi là lễ hội lớn nhất trong các nơi tổ chức. Đây là một lễ hội rất quan trọng góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống biết ơn với các vị anh hùng đã ngã xuống vì sự hòa bình cho dân tộc sau này. 

lễ hội ở Phú Quốc

Lễ hội diễn ra với hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra theo các nghi thức truyền thống của người dân Việt: lễ thượng đại kỳ, tế đàn cả, phần hương…Mỗi phần diễn ra đều mang rõ nét những nét văn hóa của người Việt Nam. Khi tham gia phần hội trong lễ hội này, du khách sẽ như được trở lại với tuổi thơ, tham gia vào các trò chơi dân gian nổi tiếng như: kéo co, đấu vật, nấu cơm niêu,…

Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc được xây dựng mang không gian rất cổ kính, để tỏ rõ tấm lòng thành của cư dân. Đây lễ hội Phú Quốc được mong chờ hằng năm.

Xem thêm: Đi bộ dưới biển Phú Quốc – Trải nghiệm không thể bỏ qua

4. Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự

Đây có lẽ là lễ hội ít người được nghe tên. Để không quá xa lạ hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu thêm về lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự.

Được diễn ra vào ngày 30 tháng 7 hằng năm. Mỗi năm vào ngày này, người dân đi lễ hội Phú Quốc đều đổ dồn về đây, vừa tham gia lễ hội được thưởng thức các chương trình diễn ra trong lễ hội. Người dân còn đến đây để cầu may, hay xin những lộc để làm ăn, để may mắn trong công danh, sự nghiệp. 

Ở tại Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự, du khách được chứng kiến lối kiến trúc độc đáo trong phong cách thiết kế ở thế kỉ 19 của Việt Nam. Trong Tự có được không gian rộng. Trong chánh điện là bàn thờ Tam Thế Phật. A Di Đà ngồi giữa, tả hữu có Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Phía sau bàn thờ được trang trí cảnh rồng lượn trong rất sống động.

Đến đây du khách còn được thưởng thức những món ăn chay rất ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đây thực sự là một điểm đến không nên bỏ lỡ khi du khách đến thăm đảo Phú Quốc.

5. Lễ hội Đình Thần Dương Đông

Đình Thần Dương Đông tọa lạc trên đường 30 tháng 4, khu phố 1, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc. Mỗi năm người dân sẽ tổ chức vào các ngày mồng 10 -11 tháng Giêng (âm lịch) và rằm tháng Bảy (âm lịch) để bày tỏ tấm lòng biết ơn với những vị đã xây làng, lập ấp tại đây.

lễ hội ở Phú Quốc

Mỗi khi lễ hội được tổ chức, người dân bỏ các công việc hằng ngày, tham gia vào các hoạt động vui chơi trong lễ hội. Người dân tại đây cùng dâng lên những mâm lễ vật là sản vật nổi tiếng của Phú Quốc để mong sao có một năm làm ăn phát đạt, có sức khỏe có được tiền tài. Nếu đến lễ hội Phú Quốc mỗi độ xuân về du khách có thể đến thăm lễ hội Đình Thần Dương Đông này.

Xem thêm: Hoàng hôn Phú Quốc – Say Đắm Mọi Ánh Nhìn

6. Lễ hội Dinh Cậu

Bờ biển Đông Dương Phú Quốc không chỉ có những bãi cát trải dài rất đẹp, có nhiều bãi tắm giành cho du khách. Nhưng nơi đây cũng được tổ chức rất nhiều lễ hội trong đó không thể không kể tới lễ hội Dinh Cậu nằm trong 10 lễ hội Phú Quốc.Lễ Hội Dinh Cậu tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hằng năm hay còn có tên gọi khác là lễ cúng kỳ yên Dinh Cậu.

lễ hội ở Phú Quốc

Hoạt động nổi bật nhất, được người dân mong chờ mỗi năm là trò chơi bắt vịt trên biển. Hàng chục con vịt được mang ra thả trên biển cách bờ chừng vài chục mét và người dân ai cũng có thể bơi ra để bắt vịt mang về nhà. Đây là một hoạt động tổ chức với nhiều mục đích và ý nghĩa. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trò chơi khác để người dân tham gia chung vui.

Người dân đổ về đây cũng là để chúc mừng gần một năm qua làm ăn thuận lợi, cầu chúc cho năm sau sẽ làm ăn được mùa, cầu chúc mỗi chuyến ra khơi cá đầy tàu, đầy khoang. 

Xem thêm: Venice Phú Quốc – Khu phố Châu Âu lãng mạn không ngủ

7. Lễ hội đua thuyền truyền thống 

Được tổ chức vào kì nghỉ lễ 30/4- 1/5 hằng năm. Cho nên đây là lễ hội có số lượng du khách tham gia đông đảo bậc nhất Phú Quốc. Không chỉ người dân bản địa, khách du lịch cùng tham gia lễ hội đua thuyền tại đây. Lễ hội trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Phú Quốc. Đây trở thành một hoạt động được mong chờ mỗi năm. 

Hoạt động đua thuyền được tổ chức trên bãi biển Phú Quốc. Mỗi chiếc thuyền được tổ chức tham gia dự thi được trang trí nổi bật, đẹp đẽ. Không chỉ ở Phú Quốc mà nhiều nơi như Thanh Hóa, Quảng Bình, Bắc Ninh, An Giang,… đều có tổ chức lễ hội đua thuyền. Nhưng mỗi nơi sẽ có những nét độc đáo riêng. Nếu đến Phú Quốc không thể bỏ lỡ lễ hội đua thuyền mỗi  30/4 –  1/5 hằng năm.

Xem thêm: Bánh khéo Phú Quốc – Đặc sản nổi tiếng nơi Đảo Ngọc

8. Lễ hội Lăng Ông Nam Hải

Lễ hội Lăng Ông Nam Hải, được tổ chức 3 năm 1 lần, vào giữa tháng 3 âm lịch, tại xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, của đảo Phú Quốc còn có tên gọi khác là lễ hội Lăng Thần Nam Hải. Một lễ hội được mong chờ suốt 3 năm. Nếu bỏ lỡ một lần cần chờ thêm 3 năm sau mới được tham gia một lần nữa. Lễ hội được tổ chức với mong muốn cầu ngư, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, biển êm ái, cá tôm đầy đủ. 

Lễ hội diễn ra bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra trước với không khí trang nghiêm, tỏ lòng biết ơn đối với một năm vừa qua ngư ông đã phù trợ những ngư dân trên biển. Còn phần hội được tổ chức hết sức phong phú và vui nhộn với các trò chơi dân gian truyền thống Việt Nam. Một hoạt động thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và góp phần bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp.

9. Lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu

Một lễ hội được tổ chức hằng năm, không còn xa lạ với những du khách và người dân địa phương. Mỗi dịp tháng giêng hằng năm, người dân Phú Quốc sẽ tổ chức lễ hội Thánh Mẫu Thủy Long tại đền thờ dinh Bà, trên đường Võ Thị Sáu, thị trấn Dương Đông. Mỗi dịp này hằng năm, người dân sẽ tổ chức lễ hội, để tri ân đến công lao khai phá hòn đảo này của bà. Đến thăm Phú Quốc không thể bỏ lỡ được lễ hội Thủy Long Thánh Mẫu này. 

Xem thêm: Cáp treo Phú Quốc: Trải nghiệm trọn vẹn hành trình trên đảo Ngọc

10. Lễ hội Đức Khai Trấn Mạc Cửu

Một lễ hội tiếp theo được tổ chức vào ngày cuối tháng tư và đầu tháng năm hằng năm tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Lễ hội được tổ chức rất gần với đảo Phú Quốc, du khách có thể đến du lịch Đảo và thăm quan lễ hội rất dễ dàng. Lễ hội Mạc Cửu là để tưởng nhớ đến vị Mạc Cửu là người có công trong việc khai phá vùng đất này, Cũng chính vì vậy mà lễ hội được mang tên ông.

Lễ hội diễn ra mang không khí đặc trưng của rất nhiều lễ hội khác ở Việt Nam. Phần lễ và phần hội được diễn ra một cách trôi chảy và rất đặc sắc. Các phần hội được tổ chức chu đáo, hấp dẫn người chơi. Các trò chơi được tổ chức thể hiện được nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam như: tình đoàn kết, tình thương người, giàu lòng trắc ẩn, và về sức khỏe, sức mạnh của các thế hệ trẻ. 

Mỗi lễ hội có một bản sắc riêng, một ý nghĩa riêng của từng vùng miền trên quê hương Việt Nam. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn luôn hi vọng mọi thông tin cung cấp ở trên sẽ giúp cho du khách có những trải nghiệm tốt nhất. Chúc du khách có những chuyến đi thú vị tại mảnh đất Phú Quốc. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang chi tiết từ A-Z mới nhất 2023

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết nhất 2023

Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn 2023 – điểm đến ”hot” nhất miền Bắc

Bỏ túi Kinh Nghiệm Du Lịch Hội An chi tiết nhất 2023