Giáo án an toàn giao thông lớp 2 đầy đủ và mới nhất

Giáo án an toàn giao thông lớp 2 đầy đủ và mới nhất
Bạn đang xem: Giáo án an toàn giao thông lớp 2 đầy đủ và mới nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Bài 1: Những nơi vui chơi an toàn:

AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 1: NHỮNG NƠI VUI CHƠI AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

1/ Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

HS có khả năng

– Biết những nơi vui chơi an toàn và những nơi vui chơi không an toàn.

2/ Năng lực

– Rèn kĩ năng chọn những nơi vui chơi an toàn cho bản thân và bạn bè.

– Biết tránh những nơi vui chơi không an toàn.

3/ Phẩm chất

– Có trách nhiệm với bản thân.

II. CHUẨN BỊ:

1/ Đồ dùng

1. Giáo viên:

– Các tranh ảnh trong sách Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 2.

2. Học sinh:

– Giấy vẽ, bút chì

2/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi,…

– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TG Hoạt động dạy Hoạt động học
3p 1. HĐ khởi động:

*Mục tiêu: Gợi mở nội dung bài học.

Kích thích hứng thú học tập ở HS vào bài học.

Cách tiến hành:

  – Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Chuyền banh theo nhạc” trả lời câu hỏi: Kể một nơi em thường xuyên vui chơi. Học sinh tham gia trò chơi chuyền banh.

 

12p 2. HĐ khám phá:

*Mục tiêu: HS biết những nơi vui chơi an toàn và những nơi vui chơi không an toàn, chọn những nơi vui chơi an toàn cho bản thân và bạn bè.Biết tránh những nơi vui chơi không an toàn.

*Cách tiến hành:

  Hoạt động 1Tìm hiểu những nơi vui chơi an toàn.

*Mục tiêu: HS biết những nơi vui chơi an toàn cho bản thân và bạn bè.

*Cách tiến hành:

– Cho HS quan sát hình 1, 2, 3/tr4

Nêu những nơi vui chơi an toàn?

Cho HS thảo luận nhóm

Đại diện các nhóm trình bày

– Kể những nơi vui chơi an toàn khác mà em biêt?

* GV chốt nội dung ở HĐ 1

Hoạt động 2: Tìm hiểu những nơi vui chơi không an toàn.

*Mục tiêu: HS biết tránh những nơi vui chơi không an toàn.

*Cách tiến hành:

Cho HS QS hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 /tr5

Quan sát tranh và chỉ ra những nguy hiểm mà các bạn nhỏ có thể gặp phi vui chơi

Cho HS thảo luận nhóm

Đại diện các nhóm trình bày

 

 

 

 

 

 

 

– Kể thêm những nguy hiểm khác có thể gặp khi vui chơi?

* GV chốt nội dung ở HĐ 2

 

 

 

 

 

– HS Quan sát

 

– HS thảo luận

+ H1: Vui chơi trong sân trường

+ H2: Vui chơi ở công viên

+ H3: Vui chơi ở sân nhà văn hóa

– HS kể cá nhân – Nhận xét

– HS thảo luận

+ H1: Các bạn nhỏ chơi đá bóng trước cổng trường dễ xảy ra xe đụng.

+ H2: chơi ở khu vực gần đèn xanh đỏ đễ bị xe tông

+ H3: Vui chơi chỗ đậu xe có thể làm hỏng xe…

+ H4: Không được thả diều trên đường sắt

+ H5: Không vui chơi cạnh bờ sông dễ bị ngã xuống sông

+ H6: Không chơi cạnh hồ nước

– HS kể cá nhân – Nhận xét

 

15p 3. HĐ thực hành

*Mục tiêu: Nhận biết được các hình ảnh vui chơi an toàn và không an toàn.

*Cách tiến hành:

  Cho HS quan sát tranh 1 – 6/ tr 6 và chỉ ra bạn nào đang vui chơi an toàn và không an toàn

HS hoạt động cá nhân và nêu

Cho HS nhận xét

GV chốt nội dung

Những hình chỉ nơi vui chơi an toàn hình 2, 3, 5

Những hình chỉ nơi vui chơi không an toàn hình 1, 4, 6

– HS quan sát

 

 

– HS nêu

– Lớp nhận xét

 

 

5p 4. HĐ vận dụng

*Mục tiêu: Thực hiện và chia sẻ với người khác về những địa điểm vui chơi an toàn và không an toàn.

*Cách tiến hành:

  Thảo luận với bạn và lập bảng những địa điểm vui chơi an toàn và không an toàn theo mẫu

Những địa điểm vui chơi an toàn Những địa điểm vui chơi không an toàn
   

– Vẽ một bức tranh hoặc mô tả về nơi vui chơi an toàn mà em thích.

* Cho HS tự đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng

– Nhận biết được những nơi vui chơi an toàn và không an toàn

Tốt Đạt Cần cố gắng

– Cùng các bạn vui chơi tại những nơi an toàn và không vui chơi ở những nơi không an toàn.

Tốt – Đạt – Cần cố gắng

– Nhận xét tiết học

– HS thảo luận và trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

– HS trình bày mô tả tranh vẽ.

 

– HS tự đánh giá bằng cách giơ tay.

Rút kinh nghiệm tiết dạy

…………………………………………………

2. Bài 2: Đi bộ qua đường an toàn:

AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 2: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  • Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.
  • Nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi an toàn dành cho người đi bộ khi qua đường.
  • Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.quan sát hướng đi của các loại xe.

2. Kĩ năng:

  • HS có hành vi cư xử đúng đắn và văn minh khi gặp sự cố trên đường.

3. Thái độ:

  • HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1/ Đồ dùng

a. Giáo viên:

  • Tranh ảnh về việc đi bộ, các vỉa hè bị lấn chiếm, cá vỉa hè gần trường học, hình tham gia các phương tiện giao thông công cộng để trình chiếu minh họa.
  • Các tranh ảnh trong sách Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 2.

b. Học sinh:

2/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

  • Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi,…
  • Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

TG

Hoạt động dạy Hoạt động học  
3p 1. HĐ khởi động:

* Mục tiêu: Gợi mở nội dung bài học.

Kích thích hứng thú học tập ở HS vào bài học.

* Cách tiến hành:

  – Kể lại một số cách đi bộ an toàn mà em biết?

– GV nhận xét.

– Giới thiệu bài mới: Đi bộ an toàn qua đường

– Ghi đề.

– 3-5 HS trả lời.

 

– HS lắng nghe.

 

 
12p 2. HĐ khám phá:

*Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi bộ qua đường. Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn khi đi bộ qua đường.

*Cách tiến hành:

  Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đi bộ qua đường an toàn

*Mục tiêu: HS biết được những hành vi đúng sai để đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường phố.

*Cách tiến hành:

– Cho HS quan sát tranh H1 trang 8 thảo luận, chia sẻ trong nhóm và đại diện nhóm trình bày:

+ Cách đi bộ qua đường ở nơi có cầu vượt, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường?

GV chốt nội dung: Khi đi bộ qua đường ở nơi có cầu vượt, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường thì phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

– Cho HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 9 và trả lời câu hỏi:

+ Cách đi bộ qua đường ở những nơi không có cầu vượt, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường?

GV chốt nội dung: người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những tình huống đi bộ qua đường không an toàn

*Mục tiêu: Giúp HS có kỹ năng thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường.

*Cách tiến hành:

 Cho HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trang 9 thảo luận và chia sẻ trong nhóm:

 

+ Cách qua đường của 2 bạn nhỏ trong hình 1?

 

+ Cách qua đường của 3 bạn nhỏ trong hình 2?

+ Cách qua đường của bạn nhỏ trong hình 3?

 

+ Cách qua đường của bạn nhỏ trong hình 4?

– HS nhận xét câu trả lời của các bạn.

– GV chốt nội dung: Khi đi bộ qua đường các em phải chú ý quan sát hướng đi của các xe đang đi trên đường.

– Kể thêm những cách đi bộ qua đường an toàn mà em biết?

– GV nhận xét.

 

 

 

 

 

– HS thảo luận, chia sẻ trong nhóm.

– Đại diện nhóm trình bày.

 

 

– HS chú ý lắng nghe.

– HS quan sát tranh.

 

– HS thảo luận và trả lời.

 

– HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

– HS quan sát tranh, thảo luận và chia sẻ trong nhóm rồi đại diện nhóm trình bày.

– H1: 2 bạn nhỏ trong hình 1 qua đường rất nguy hiểm, vì không chú ý xe trên đường.

– H2: Không nên leo qua dải phân cách.

– H3: Không quan sát xe trên đường đường khi qua đường sẽ xảy ra tai nạn.

– H4: Bạn nhỏ không chấp hành tín hiệu đèn.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

 

 

– 3 – 4 HS nêu.

 

– HS chú ý.

 
8p 3. HĐ thực hành

*Mục tiêu: Nhận biết và cách xử lí khi đi bộ qua đường an toàn và không an toàn.

*Cách tiến hành:

 
  *Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 trang 10 và chỉ ra những người đi bộ qua đường an toàn và không an toàn.

– HS nêu cá nhân.

 

 

 

 

 

– Cho HS nhận xét.

– GV chốt nội dung.

*Yêu cầu các nhóm thảo luận và chỉ ra những việc cần làm để đảm bảo an toàn khi đi bộ qua đường.

– Yêu cầu HS nhận xét.

– GV chốt nội dung.

– HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

 

Tranh1: Bạn A, C, D qua đường an toàn; bạn B, E qua đường không an toàn.

-Tranh 2: Bạn B, C qua đường an toàn; bạn A qua đường không an toàn.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– Đại diện các nhóm nêu.

 

 

 
10p 4. HĐ vận dụng

*Mục tiêu: Thực hiện và chia sẻ với người về cách đi bộ qua đường an toàn.

*Cách tiến hành:

 
  – Cho HS tham gia trò chơi “Đi bộ qua đường an toàn”.

– GV cho HS ra sân trường đã được kẻ sẵn như hình trang 11. Phân vai để thực hiện

– GV là người quản trò thay đổi hiệu lệnh liên tục để trò chơi hấp dẫn hơn.

* Cho HS tự đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng

– Biết cách đi bộ qua đường an toàn.

Tốt Đạt Cần cố gắng

– Tránh thực hiện những hành vi qua đường không an toàn.

Tốt Đạt Cần cố gắng

– HS nhận xét.

 

– HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

– HS tự đánh giá bằng cách giơ tay.

 
2p Củng cố – dặn dò:

 Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học.

– GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài sau: Lên xuống xe đạp, xe máy an toàn.

   

3. Bài 3: Lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Biết những quy định an toàn khi ngồi trên xe đạp , xe máy.

– Biết sự cần thiết của các thiết bị an toàn đơn giản (mũ bảo hiểm..).

2. Kĩ năng:

– Thực hiện đúng trình tự khi ngồi hoặc lên xuống trên xe đạp , xe máy.

3. Thái độ:

– HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước.

II. CHUẨN BỊ:

    1/ Đồ dùng

a. Giáo viên:

– Các tranh ảnh trong sách Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 2.

b. Học sinh:

– Vở, bút.

   2/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học

Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi,…

– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi,

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

5p

  1. HĐ khởi động:

*Mục tiêu: Gợi mở nội dung bài học.

Kích thích hứng thú học tập ở HS vào bài học.

  *Cách tiến hành:

 

Tham gia trò chơi “Xe đạp-xe máy”

– GV nhận xét.

– Giới thiệu bài mới: Dẫn dắt từ trò chơi giới thiệu bài học Lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn- Ghi đề.

HS chơi trò chơi.

– HS lắng nghe.

 

10p

2. HĐ khám phá:

*Mục tiêu: HS hiểu ý được sự cần thiết của đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, ghi nhớ trình tự quy tắc an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.

*Cách tiến hành:

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn

*Mục tiêu: HS hiểu được cách lên , xuống xe đạp, xe máy an toàn.

*Cách tiến hành:

– Cho HS quan sát tranh trang 12 thảo luận, chia sẻ trong nhóm và đại diện nhóm trình bày:

+ Mô tả lại các bước lên, xuống xe đạp, xe máy?

Các bước lên xe:

+ Yêu cầu HS nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

+ GV chốt nội dung các bước lên xe:

    Các bước xuống xe:

 

 

 

 

 

 

+ Yêu cầu HS nhận xét.

+ GV chốt nội dung các bước xuống xe: 

– GV chốt nội dung hđ 1: 

+ Chỉ lên, xuống xe khi xe đã dừng hẳn ở vị trí an toàn (vỉa hè, lề đường,…)

+ Quan sát kĩ xung quanh trước khi lên, xuống xe.

+ Có thể nhờ người lớn giúp đỡ lên, xuống xe.

+ Báo hiệu cho người điều khiển có thể di chuyển khi các em đã ngồi vững vàng, ngày ngắn.

  Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tình huống lên, xuống xe đạp, xe máy không an toàn .

*Mục tiêu: HS biết và tránh được các tình huống lên , xuống xe đạp, xe máy không an toàn.

*Cách tiến hành:

– Cho HS quan sát H1, 2 trang 13 nhận xét cách lên xe của bạn nhỏ ở 2 hình.

– Cho HS quan sát hình 1, 2 trang 14 và trả lời câu hỏi:

 

 

 

– Yêu cầu HS nhận xét.

– GV chốt nội dung hoạt động 2.

– HS thảo  luận, chia sẻ trong nhóm.

– Đại diện nhóm trình bày.

– B1: Đứng ở phía bên trái của xe, quan sát an toàn, chân trái để lên giá để chân.

– B2: Hai tay ôm vào hông người điều khiển, vòng chân phải sang bên kia để lên giá để chân.

– B3: Ngồi vững vàng trên xe, hai tay ôm hông người điều khiển.

– B1: Quan sát xung quanh, hai tay bám chắc vào hông người điều khiển, nhấc chân phải về sau, đưa về phía bên trái xe.

– B2: Chân phải đặt xuống đất.

– B3: Chân trái đặt xuống đất, đứng song song với chân phải.

– HS chú ý lắng nghe.

– HS quan sát tranh và nhận xét.

– Cả 2 hình bạn nhỏ lên xe chưa đúng theo các bước đã hướng dẫn.

– HS quan sát tranh và nhận xét.

– Cả 2 hình bạn nhỏ xuống xe chưa đúng theo các bước đã hướng dẫn.

– HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

8p

3. HĐ thực hành

*Mục tiêu: Nhận biết và  xử lí các tình huống lên , xuống xe đạp, xe máy an toàn.

*Cách tiến hành::

 

*Thực hành lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn:

*Xử lí tình huống:

– Mời 2 HS đóng vai và xử lí tình huống 1.

– HS nhận xét.

– GV chốt: Nếu em là Bông thì em sẽ bảo mẹ tìm cho em mũ bảo hiểm rồi mới lên xe.

– Mời 2 HS đóng vai và xử lí tình huống 2.

– HS nhận xét.

– GV chốt: Nếu em là Bi em sẽ chờ ô tô đi rồi mới xuống xe như các bước đã hướng dẫn. 

– 2 HS đóng vai: Mẹ và Bông.

– 2-3 HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

– 2 HS đóng vai Bố và Bi.

– 2-3 HS nhận xét.

– HS lắng nghe.

10p

4. HĐ vận dụng

*Mục tiêu: Thực hiện và chia sẻ với người khác các bước lên xe và các bước xuống xe.

*Cách tiến hành:

 

– Cho HS tham gia trò chơi “Nào mình cùng lên xe”.

– GV  chia lớp thành 2 đội lên ghép các bước lên xe và các bước xuống xe.

-Nhận xét kết quả.

* Cho HS tự đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng

– Biết thực hiện các bước lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn..

  Tốt              Đạt                   Cần cố gắng

– Tránh thực hiện những tình huống lên, xuống xe đạp, xe máy không an toàn.

     Tốt           Đạt                   Cần cố gắng

– HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

-HS lắng nghe.

– HS tự đánh giá bằng cách giơ tay.

2p

Củng cố – dặn dò:

Gv mời HS nhắc lại nội dung bài học.

– GV nhận xét chung giờ học và HS chuẩn bị bài sau: Biển báo hiệu giao thông đường bộ.

.Rút kinh nghiệm tiết dạy