Bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án

Bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án
Bạn đang xem: Bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Bài tập vận dụng cơ bản về lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án:

Bài 1. Hãy thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu phân tích sau:

a) %C = 70,94%, %H = 6,40%, %N = 6,90%, còn lại là oxi.

b) %C = 65,92%, %H = 7,75%, còn lại là oxi.

Đáp án hướng dẫn giải 

a) CxHyOz

%O = 100% – ( 70,94 + 6,4 + 6,9) = 15,76%

Ta có x : y : z : t = 70,94/12/: 6,4/1:15,76/16:6,9/14 =5,91 : 6,40 : 0,99 : 0,49 = 12 : 13 : 2 : 1

Công thức đơn giản nhất: C12H13O2N

b) CxHyOz

%O = 100% – (65,92 + 7,75) = 26,33%

Ta có x : y : z = 65,92/12:7,75/1:26,33/16= 5,49 : 7,75 : 1,65 = 10 : 14 : 3

Công thức đơn giản nhất: C10H14O3

Bài 2. Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng %C = 55,81%, %H = 6,98%, còn lại là oxi.

a) Lập công thức đơn giản nhất của X

b) Tìm CTPT của X. Biết tỉ khối hơi của X so với nitơ xấp xỉ bằng 3,07.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Công thức phân tử của X là CxHyOz

Xét tỉ lệ x : y : z = %C/12 : %H/1 : %O/16 = 2 : 3: 1

X là công thức đơn giản nhất là C2H3O → CTPT của X có dạng (C2H3O)n

MX = 28.3,07 = 86,00 (g/mol)

⇒ 43n = 86 nên n = 2.

CTPT của X:C4H6O2

Bài 3. Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol-một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất và CTPT của enatol.

Đáp án hướng dẫn giải 

%O = 100% – 81,08% – 8,1% = 10, 82%

x : y : z = 81,08/12:8,1/1: 10,82/16  = 6,76: 8,1: 0,676

=> Công thức đơn giản nhất là C10H12O

=> (C10H12O)n = 148 => n = 1

=> CTPT: C10H12O

Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.

a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong A.

b) Lập công thức đơn giản nhất của A.

c) Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,875.

Đáp án hướng dẫn giải 

nCO2 = 6,72/22,4= 0,3 mol;

nH2O = 5,4/18=0,3mol

Đốt cháy A chỉ thu được CO2 và H2O nên A chứa C, H và có thể có O.

Bảo toàn nguyên tố C, H ta có

nC(A) = nCO2 = 0,3 mol

nH(A) = 2nH2O = 0,6 mol

Ta có:

mO = mA−mC−mH = 9 − 0,3.12 − 0,6.1 = 4,8 gam

→ nO = 4,8/16 = 0,3 mol

Thành phần phần trăm các nguyên tố trong A là:

%C = (0,3.12/9).100% = 40%

%H = (0,6.1/9).100% = 6,67%

%O = (4,8/9).100% = 53,33%

b.

Ta có: nC : nH : nO = 0,3 : 0,6 : 0,3 = 1 : 2 : 1

Công thức đơn giản nhất của A là: CH2O

c.

Công thức phân tử của A có dạng: (CH2O)n

Ta có: dA/O2 = 1,875 →MA= 1,875.32 = 60

→(12 + 2 + 16).n = 16 → n = 2

Vậy công thức phân tử của A là: C2H4O2

Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O.

a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong X.

b) Lập công thức đơn giản nhất của X.

c) Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro bằng 23.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ta có

nC= nCO2 = 0,25 => %C = 0,25 . 12/5,75 = 52,17%

nH= 2nH2O = 0,75 => %H = 0,75 .1/5,75 = 13,04%

=> %O = 100% -%H – %C = 34,79%

nO= ( mX – mC – mH )/16 = 0,125

X là CxHyOz

=> x : y : z = nC : nH : nO = 0,25 : 0,75 : 0,125 = 2 : 6 : 1

Công thức đơn giản nhất: C2H6O

Công thức phân tử: (C2H6O )n

=> MX = 46n = 23,2

=> n = 1

Công thức hóa học X là C2H60

2. Bài tập vận dụng nâng cao về lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án:

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 1,80 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O) thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O.

a) Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong Y.

b) Lập công thức đơn giản nhất của Y.

c) Tìm công thức phân tử của Y. Biết tỉ khối hơi của Y so với khí oxi bằng 5,625.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a) Y + O2 → CO2 + H2O

Ta có

nCO2 = 1,344/22,4= 0,06 (mol) –> nC = 0,06 (mol)

→ mC = 0,06.12 = 0,72 (g)

nH2O =1,08/18=0,06 (mol) –> nH= 0,12 (mol)

→mH = 0,12 (g)

%C = 0,7/21,8.100% = 40%

%H = 0,1/21,8.100% = 6,67%

%O = 53,33%

b) mO= 1,8 − 0,72 − 0,12 = 0,96 (g)

nO = 0,96/16 = 0,06 mol

nC:nH:nO= 0,06  0,12 : 0,06 = 1 : 2 : 1

Công thức đơn giản nhất: CH2O

c) MY = 5,625.32 = 180

(CH2O)n = 180–>n = 6

–> Công thức hóa học: C6H12O6

Bài 2. Oxy hóa hoàn toàn 3 g hợp chất hữu cơ A thu được 6,6 g CO2 và 3,6 g nước.

a) Xác định khối lượng các nguyên tố trong A.

b) Tính % theo khối lượng các nguyên tố

Hướng dẫn giải chi tiết

a)

mC/(CO2)= 6,6.12/44 =1,8 (g)

mH/(H2O)= 3,6.2/18 = 0,4 (g)

=> mC + mH= 1,8 + 0,4 = 2,2(g) A= 3 (g)

=> A chứa O (và Vì A là hợp chất hữu cơ) mO = 3 – 2,2 = 0,8(g)

b)

%C =1,8/3.100% = 60%

%H = 0,4/3.100% = 13,33%

%O = 26,67%

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g chất hữu cơ A, rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6g và bình (2) thu được 30g kết tủa. Khi hóa hơi 5,2g A, thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm công thức phân tử của A.

Hướng dẫn giải chi tiết

Giải thích các bước giải:

Ta có: mbình tăng = mH2O⇒ nH2O= 3,6/18 = 0,2 (mol)

n↓= nCO2= 30/100 = 0,3 (mol)

+) 5,2 gam A có nA= nO2= 1,6/32 = 0,05 (mol)

⇒MA = 10,4/0,1= 104

Bảo toàn khối lượng: nO2 = (3,6 + 0,3.44 − 10,4)/32 = 0,2 (mol)

Bảo toàn Oxi: nO trong A= 0,2 + 0,3.2 − 0,2.2 = 0,4 (mol)

Trong 0,1 mol A có 0,3 mol C; 0,2 mol H2O ⇒ có 0,4 mol H; 0,4 mol O.

⇒ A là C3H4O4

Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A chỉ chứa các nguyên tố C, H, O rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng 35 ml dd KOH 1M. Sau phản ứng người ta nhận thấy khối lượng bình đựng KOH tăng lên1,15g đồng thời trong bình xuất hiện hai muối có khối lượng tổng cộng là 2,57g. Tỷ khối hơi của A so với hidro là 43. Tìm CTPT của A.

Hướng dẫn giải chi tiết

Đổi 35ml = 0,035lít

nKOH = 0,035.1 = 0,035 mol

Gọi công thức của chất hữu cơ A là: CxHyOz

Gọi xx là số mol của KHCO3; y là số mol của K2CO3

Phương trình hóa học

KOH + CO2 → KHCO3 (1)

x x x (mol)

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O (2)

2y y y (mol)

Theo phương trình, ta có:

nKOH (1) = nKHCO3 = x (mol)

nKOH(2) = 2.nK2CO3= 2.y (mol)

nKOH = nKOH(1) + nKOH (2) = x + 2y = 0,035 mol

⇔ x+2y=0,035 (3)

Theo đề bài, ta có:

100x + 138y = 2,57g (4)

Từ (3) và (4) ⇒ x = 0,005 mol; y = 0,15mol

Ta có:

nCO2(1) = nKHCO3= x (mol)

nCO2(2)= nK2CO3= y (mol)

nCO2 = nCO2(1) + nCO2(2)

nCO2 =nC = x + y = 0,005 + 0,015 = 0,02 mol

Khối lượng bình đựng KOH tăng lên1,15g

⇔ mbình tăng = mCO2 + mH2O

⇒ MH2O = 0,15 − mCO2 = 0,15 − 0,02.44 = 0,27 g

nH2O = nH2O= 0,27/18 = 0,015mol

nH= 2.0,015 = 0,03 mol

Từ CTCT của A ⇒ x: y = 0,02:0,03 = 2: 3

⇒ CTCT đơn giản của A là: (C2H3Oz)n

Ta lại có:

MA= 43.2 = 86g/mol

⇔ (12.2 + 1.3 + 16.z).n = 86 ⇔ (27+16z).n=86

Biện luận ta được

Vậy CTPT của A là C4H6O2

Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 chứa nước vôi trong có dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 3,6g, ở bình 2 thu được 30g kết tủa. Khi hoá hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.

Hướng dẫn giải chi tiết câu hỏi

mbình 1 tăng= mH2O = 3,6 gam

=> nH2O = 3,6 : 18 = 0,2 (mol)

=> nH = 2nH2O = 2.0,2 = 0,4 mol

Bảo toàn nguyên tố “C”: nCO2 = nCaCO3 = 30 : 100 = 0,3 (mol) => nC= nCO2 = 0,3 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có: mO (Y) = mY – mC – mH = 10,4 – 0,3.12 – 0,4.1 = 6,4 gam

=> nO(Y) = 6,4 : 16 = 0,4 (mol)

Đặt công thức phân tử của X: CxHyOz (đk: x, y, z, nguyên dương)

Ta có: x: y : z = nC : nH : nO = 0,3 : 0,4 : 0,4 =  3: 4: 4

=> Công thức phân tử Y có dạng: (C3H4O4)n

Kết hợp với đáp án => n = 1 thỏa mãn => Công thức phân tử Y: C3H4O4

Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 5,2g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc, bình 2 chứa nước vôi trong có dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8g, ở bình 2 thu được 15g kết tủa.

a) Xác định CTĐG nhất của A

b) Xác định CTPT của A biết khi hoá hơi 5,2g A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

3. Một số lưu ý khi làm bài tập lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ:

Cần hiểu rõ về quy tắc ghi công thức hóa học cho các nguyên tố và nhóm chức năng trong hợp chất hữu cơ.

– Kiểm tra số oxi hóa của nguyên tố để xác định số lượng liên kết và nhóm chức năng có thể xuất hiện trong hợp chất.

– Đảm bảo tổng số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trên cả hai bên của biểu thức phải bằng nhau.

– Sử dụng tên chính xác cho các nhóm chức năng, ví dụ như alkane, alkene, alkyne, alcohol, ketone, aldehyde, v.v.

– Đối với các chất đồng đẳng, đảm bảo xác định vị trí và số lượng của chúng để đưa ra công thức chính xác.

– Kiểm tra xem có các nhóm chức năng đặc điểm nào xuất hiện trong phân tử không, ví dụ như nhóm amino, hydroxyl, thiol, v.v.

– Sử dụng ký hiệu nguyên tố và nhóm chức năng đúng theo quy định, đồng thời giữ cho biểu thức gọn gàng và dễ đọc.

– Đảm bảo rằng cả hai bên của biểu thức đều cân đối về mặt nguyên tử và nhóm chức năng.

– Nếu có chất hợp chất có thể tồn tại dưới nhiều dạng cấu trúc, xem xét việc vẽ tất cả các dạng cấu trúc có thể xuất hiện.

– Sử dụng đơn vị lượng chính xác khi cần thiết, đặc biệt là đối với số liệu lượng nguyên tử và nhóm chức năng.