Cây dương xỉ – một loại thực vật cổ đại với vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo đang ngày càng được ưa chuộng trong trang trí nhà cửa. Hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá nguồn gốc, tác dụng và cách trồng, chăm sóc cây dương xỉ để tô điểm thêm cho không gian sống của bạn nhé!
I. Giới thiệu về loài cây dương xỉ
Dưới đây là một số thông tin tổng quan về loài cây dương xỉ mà bạn có thể tham khảo:
1. Nguồn gốc
Cây dương xỉ (tên khoa học: Polypodiopsida, tên gọi khác: rau dớn, thái quyết, cẩu tích) là một loại thực vật thuộc họ Thelypteridaceae, thuộc nhóm thực vật không có hoa và không có hạt. Chúng có khả năng sinh sản bằng bào tử và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Loài cây này xuất hiện từ 300 triệu năm trước, được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới và cũng xuất hiện rất phổ biến tại Việt Nam.
2. Đặc điểm
Cây dương xỉ có đặc điểm phần thân dài và mềm mại với nhiều lá kép nhỏ màu xanh bao quanh. Sức sinh trưởng của loài cây này rất cao, có thể sống trong môi trường nắng nóng, ẩm ướt hoặc bóng râm. Ngoài ra, chúng còn có khả năng giảm bức xạ điện từ các thiết bị điện tử. Do vậy, cây dương xỉ thường được trồng trong không gian nhà ở và sân vườn.
3. Phân loại
Hiện nay, có hơn 12.000 loài dương xỉ được tìm thấy với đa dạng kích thước, hình dáng khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là 3 loại dương xỉ sau:
Dương xỉ cảnh: Là loại dương xỉ có kích thước nhỏ, cao khoảng 30cm – 1m, thường mọc dạng bụi khóm gồm nhiều cây hợp lại, lá nhỏ tua tủa 2 bên. Cây được trồng trong chậu để trang trí, làm cảnh trong phòng khách, bàn làm việc hoặc đặt tại cửa sổ, ban công nhằm thanh lọc không khí.
Dương xỉ cổ đại (dương xỉ rừng): Có kích thước lớn hơn nhiều so với dương xỉ cảnh, cao trên 1m và có thể lên đến 10m. Dương xỉ cổ đại có tuổi đời hàng trăm năm, mọc ở bờ bụi, những nơi ẩm ướt trong rừng sâu nên khó khai thác. Chúng có đặc điểm phần thân to hình trụ, xù xì màu nâu đen, lá xanh mọc sum suê ở phần ngọn.
Dương xỉ thủy sinh: Loại cây này thường được trồng làm cảnh trong bể cá thủy tinh. Chúng sẽ mọc bám vào khúc gỗ hoặc xen lẫn các hốc đá trong điều kiện ánh sáng thấp, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 24 độ C. Tốc độ phát triển của cây khá chậm nên chiều dài cũng hạn chế, khoảng từ 10 – 30cm.
Xem thêm: Cây Tùng La Hán: Ý nghĩa phong thuỷ và các dáng uốn đẹp
II. Tác dụng cây dương xỉ trong cuộc sống
Hiện nay tại Việt Nam, cây dương xỉ xuất hiện khá phổ biến và mang lại những công dụng có ý nghĩa quan trọng cho đời sống của con người. Cụ thể là:
1. Làm đẹp cảnh quan
Cây dương xỉ với tán lá xanh mướt, đa dạng hình dạng và kích thước mang đến vẻ đẹp hoang sơ, ấn tượng cho cảnh quan. Vì vậy, chúng được sử dụng rộng rãi để trang trí trong nhà, sân vườn, công viên, khu nghỉ dưỡng,…
2. Làm thuốc trong y học
Cây dương xỉ từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Một số công dụng nổi bật bao gồm:
- Thanh nhiệt, giải độc: Dương xỉ có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh như mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng trong người.
- Chữa các bệnh về da liễu: Nhờ tính sát khuẩn, chống viêm, dương xỉ được sử dụng để chữa các bệnh về da liễu như ghẻ lở, lang ben, nấm da.
3. Khả năng lọc không khí hiệu quả
Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ các chất độc hại như toluene, xylene, asen, thủy ngân,… và các chất khí gây ô nhiễm khác trong không khí. Nhờ vậy, chúng giúp thanh lọc bầu không khí, tạo môi trường sống trong lành hơn. Ngoài ra, cây dương xỉ còn có khả năng điều hòa độ ẩm, giảm bớt sự oi bức, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
Xem thêm: Trồng cây sống đời trong nhà có tốt không? Cách trồng và chăm sóc
III. Ý nghĩa của cây dương xỉ
Trong đời sống, cây dương xỉ màu xanh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sống tươi mới, luôn phát triển. Ngoài ra, với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, cây mọc sum suê, loài cây này còn tượng trưng cho gia đình sum họp thuận hòa, đông con nhiều cháu.
Trong phong thủy, cây dương xỉ có lá màu xanh nên rất hợp với người mệnh Mộc và người mệnh Hỏa (vì Mộc sinh Hỏa). Nếu gia chủ trồng chúng trong nhà sẽ mang đến may mắn, sức khỏe, tài lộc, bình an, công danh sự nghiệp phát triển, gia đạo hòa thuận. Bên cạnh đó, dương xỉ còn giúp thanh lọc, giảm căng thẳng và đem đến sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua cây cảnh, thú cưng, hãy tham khảo ngay các tin đăng dưới đây nhé!
IV. Cách trồng, chăm sóc cây dương xỉ
Nếu bạn muốn trồng cây dương xỉ để làm đẹp cảnh quan trong nhà, hoặc dùng với mục đích khác thì có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc cây hiệu quả dưới đây nhé!
1. Hướng dẫn trồng cây dương xỉ
Cách trồng cây dương xỉ trong chậu:
Bước 1: Chọn chậu có kích thước phù hợp (đường kính khoảng 2m sẽ phù hợp với dương xỉ cổ đại, các loại dương xỉ khác có thể chọn chậu nhỏ hơn) và rửa sạch.
Bước 2: Trường hợp chậu chưa có lỗ thoát nước, bạn cần dùng dao hoặc kéo để cắt những lỗ nhỏ dưới đáy chậu làm lỗ thoát nước.
Bước 3: Cho đất trồng vào chậu và tưới nước cho đất.
Bước 4: Cho cây dương xỉ con vào chậu, sau đó thêm một lớp đất phủ lên phần gốc để rễ cây được phủ đầy.
Cách trồng cây dương xỉ trong vườn:
Bước 1: Chọn vị trí có bóng mát hoặc có ánh nắng mặt trời nhẹ để trồng cây.
Bước 2: Đào đất một lỗ vừa đủ để cho cây và đất trồng vào.
Bước 3: Đặt cây dương xỉ con vào lỗ và phủ lên gốc một lớp đầy.
Cách trồng dương xỉ thủy sinh:
Cắt chọn loại dương xỉ khỏe mạnh, sau đó buộc cố định vào giá thể rồi đặt vào bể cá thủy sinh. Sau khi cây phát triển ra nhánh, mọc rễ khoảng 1-2 tháng thì tháo dây cố định ra.
Xem thêm: Khám phá công dụng cây Bạch Thiên Hương – Cách trồng và chăm sóc
2. Chăm sóc dương xỉ đúng cách
Đối với dương xỉ cảnh, dương xỉ cổ đại:
- Đất trồng: Nên sử dụng loại đất tơi xốp, giàu mùn.
- Phân bón: Tần suất bón phân cho cây khoảng 3 – 4 tháng/lần. Lưu ý, trước khi bón nên pha loãng phân với nước rồi bón vào gốc cây, không tưới lên lá vì sẽ gây chết cây.
- Tưới nước: Không nên tưới lượng nước lớn vào cây vì cây dễ thối gốc, thay vào đó hãy dùng bình phun, tưới khoảng 30% vào gốc và 70% lên thân cây. Thời điểm tưới thích hợp nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối, 1 – 2 ngày/lần.
Bên cạnh đó, để giúp cây phát triển đồng đều, hãy thường xuyên cắt tỉa lá úa. Loài cây này rất ít sâu bệnh nên việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn.
Đối với dương xỉ thủy sinh:
Không nên di chuyển cây nhiều trong quá trình trồng trong bể. Chú ý thay nước thường xuyên khoảng 1-2 tuần/lần. Ngoài ra, không nên chiếu ánh sáng quá gắt mà chỉ cần ánh sáng nhẹ để phù hợp với cây.
3. Lưu ý về nơi đặt cây dương xỉ
Khi trồng cây dương xỉ bạn nên chọn nơi có ánh nắng tốt để giúp cây phát triển. Nếu đặt trong nhà bạn nên chọn vị trí cạnh cửa chính, góc phòng khách hoặc trên bàn làm việc sẽ giúp nâng cao năng lượng tích cực, thu hút may mắn và bình an cho gia đình.
Xem thêm: Cây cúc tần: Đặc điểm, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh bạn nên biết
V. Hình ảnh các loại cây dương xỉ đẹp
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ hiệu quả. Hãy sở hữu ngay những cây dương xỉ xanh mát để trang trí nhà ở và cải thiện không gian sống của bạn và gia đình nhé! Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những tin tức mới liên quan đến mua bán nhà đất, tìm kiếm việc làm hoặc những mẹo vặt chia sẻ kinh nghiệm khác, hãy truy cập ngay vào website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.
Có thể bạn quan tâm: