Miền Tây (còn được gọi là Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam Bộ hoặc Cửu Long) là các tỉnh nằm ở khu vực phía Tây của Miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích miền Tây hiện nay là 40.834,40 km2 chiếm 12,3% diện tích đất nước, xếp thứ 6 trên 8 vùng. Dân số của các tỉnh miền tây là 17.744.947 người (2022), chiếm 17,9% dân số cả nước, xếp hạng 3 trên 8 vùng. Dưới đây, hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu tất tần tật những thông tin về các tỉnh miền Tây hiện nay nhé!
I. Danh sách các tỉnh miền Tây
Miền Tây hiện nay gồm có 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố. Bao gồm: Thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Trong các tỉnh miền Tây có một thành phố trực thuộc trung ương đó là Cần Thơ. Tỉnh Kiên Giang có diện tích lớn nhất vùng và thành phố Cần Thơ có diện tích nhỏ nhất vùng. Tỉnh An Giang có dân số đông nhất và tỉnh Hậu Giang có dân số thưa thớt nhất. Dưới đây là bảng thông tin chi tiết:
STT | Tỉnh, Thành | Diện tích (km^2) | Dân số (người) |
1 | Cần Thơ | 1.440,4 | 1.252.350 |
2 | An Giang | 3.536,82 | 1.905.520 |
3 | Bạc Liêu | 2.667,88 | 921.810 |
4 | Bến Tre | 2.379,7 | 1.298.010 |
5 | Long An | 4.494,78 | 1.734.260 |
6 | Cà Mau | 5.274,51 | 1.207.630 |
7 | Sóc Trăng | 3.298,2 | 1.197.820 |
8 | Hậu Giang | 1.622,23 | 729.470 |
9 | Trà Vinh | 2.390,77 | 1.019.260 |
10 | Đồng Tháp | 3.382,28 | 1.600.170 |
11 | Vĩnh Long | 1.525,73 | 1.028.820 |
12 | Kiên Giang | 6.352,92 | 1.751.760 |
13 | Tiền Giang | 2.556,36 | 1.785.240 |
II. Bản đồ các tỉnh miền tây
Dưới đây, cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua những thông tin cơ bản của 13 tỉnh thành miền Tây và vị trí của những địa danh này trên bản đồ:
1. Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Đây là khu vực sầm uất nhất trong các tỉnh miền Tây, có vai trò là trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế và thương mại của cả khu vực. Hiện nay, Cần thơ là TP trung tâm cấp vùng, quốc gia và là khu đô thị loại 1.
Cảng Cần Thơ có thể đón tàu tới 10.000 tấn, ngoài ra còn có cảng Cái Cui, Trà Nóc. Tuyến Cần Thơ – Cái Tư – Xà No là nơi giao thông giữa TP HCM, các tỉnh Cà Mau và Hậu Giang. Bên cạnh đó, sân bay Trà Nóc cũng được đưa vào hoạt động từ ngày 03/01/2009.
Tổng diện tích Cần Thơ hiện nay là 1.389,59 km2 với hơn 1.187.089 người dân trên 4 quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Ô Môn, Cái Răng và 5 huyện bao gồm Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Thói Lai. Phía Bắc Cần Thơ giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây giáp Kiên Giang và Phía Nam giáp với tỉnh Hậu Giang.
Cần Thơ sở hữu mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, cùng với đó là những miệt vườn rộng lớn. Do đó, Cần Thơ thích hợp để phát triển ngành du lịch sinh thái. Các điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ hiện nay có thể kể đến như: Cồn Cái Khế, Cồn Khương, chợ nổi Cái Răng,…
Tham khảo thêm: Đến Cần Thơ có gì vui? Top 25+ điểm ăn chơi hấp dẫn
2. Long An
Long An là một tỉnh miền Tây, được xem là cầu nối của các tỉnh Miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh. Từ Sài Gòn đi theo quốc lộ 1A khoảng 45km sẽ đến trung tâm thành phố Tân An (thành phố trực thuộc Long An), cung đường này hiện nay rất nổi tiếng vì khá thuận tiện cho việc đi lại và cảnh đẹp hai bên đường.
Bên cạnh thành phố Tân An thì Long An cũng có 1 thị xã Kiến Tường và 13 huyện bao gồm: Đức Hoà, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành, Tân Thạnh, Tân Trụ, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Mộc Hóa, với tổng dân số lên tới 1.695.000 người.
Long An có tổng diện tích 4.493,8 km2, chiếm tỷ lệ 1,35% diện tích Việt Nam và bằng khoảng 11,06 % diện tích của tổng các tỉnh miền Tây cộng lại. Nhìn trên bản đồ thì chúng ta sẽ thấy các tỉnh thành tiếp giáp với Long An: phía Đông tỉnh giáp với Sài Gòn, phía Bắc giáp với biên giới Campuchia, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang.
Long An là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với tốc độ phát triển khá nhanh. Bên cạnh đó thì tỉnh Long An cũng được xem là cầu nối quan trọng từ TP. HCM đi các tỉnh miền Tây. Được xem là một tỉnh thành có nền kinh tế phát triển sôi động, nhưng Long An giữ riêng cho mình những vẻ đẹp nguyên sơ và thanh bình. Chính vì vậy, bất động sản Long An luôn được các nhà đầu tư chú ý đến.
3. Tiền Giang
Trong Lục Tỉnh Nam Kỳ thì Tiền Giang có tên gọi cũ là tỉnh Định Tường với trung tâm là Thành phố Mỹ Tho. Mỹ Tho cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng Đông. Các bạn có thể di chuyển bằng đường cao tốc QL1 hoặc đi trên cao tốc Sài Gòn – Trung Lương để ghé thăm Mỹ Tho.
Vị trí của Tiền Giang trên bản đồ như sau: Hướng Đông giáp với biển và thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp với tỉnh Bến Tre, phía Bắc giáp Long An và phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp.
Hiện nay Tiền Giang có 9 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố Mỹ Tho, 2 thị xã và 8 huyện. Dân số vào năm 2019 khoảng 1.760.000 người, với đa dạng dân tộc anh em sinh sống, nhiều nhất là dân tộc kinh.
Tại tỉnh Tiền Giang, du lịch phát triển nhất là thành phố Mỹ Tho. Tại đây có 4 cù lao được tận dụng để làm du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Nếu muốn đi du lịch, bạn có thể tham khảo các tour miền tây 1 ngày. Đây là điểm du lịch mang lại kinh tế cho người dân địa phương và ngày càng được chính quyền quan tâm để đẩy mạnh phát triển du lịch.
Tham khảo thêm: Đặc Sản Tiền Giang Có Gì? Bỏ Túi ngay 16 món ngon đặc sản
4. Bến Tre
Bến Tre được mệnh danh là xứ sở của dừa. Đây là một tỉnh thuộc Miền Tây Nam Bộ được hình thành nhờ cù lao An Hóa, cù lao Minh, cù lao Bảo và phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi đắp.
Điểm cực Nam của tỉnh Bến Tre là 10020′ độ vĩ bắc, điểm cực Bắc là 9048′ độ vĩ bắc và cực Tây là 105057′ độ vĩ đông. Đây là một trong các tỉnh miền Tây có tiếp giáp với biển, đường bờ biển dài hơn 65km. Phía Tây và Tây Nam Bến Tre giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc giáp Tiền Giang và phía Nam giáp Trà Vinh. Bến Tre hiện nay có tổng diện tích khoảng 2.360 km2, có dân số tính tới năm 2019 là 1.288.463 người.
Tỉnh Bến Tre nổi tiếng với những địa điểm du lịch sinh thái như cồn Quy, cồn Phụng (nơi được xem là tứ linh của Miền Tây), có sân chim Vàm Hồ, các miệt vườn rộng lớn. Nơi đây hứa hẹn là địa danh du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước trong nhiều năm tới.
5. Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Mê Kông giữa sông Tiền, sông Hậu, là trung tâm khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích của Vĩnh Long hiện nay là 1.525,73 km², dân số hơn 1.028.800 người sống trên 08 đơn vị hành chính bao gồm 06 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Trà Ôn, Mang Thít, Tam Bình và Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long.
Vị trí trên bản đồ như sau: Phía Bắc – Đông Bắc Vĩnh Long giáp với các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang. Phía Đông – Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh, phía Tây Nam giáp với thành phố Cần Thơ và hai tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang.
Đây là vùng đất miền Tây có thiên nhiên tươi đẹp và khí hậu ôn hòa. Đến với Vĩnh Long, bạn có thể khám phá các địa điểm như cù lao An Bình, chùa Phước Hậu, chùa Tiên Châu, đình Long Thanh,… Những địa điểm này đều là những khu văn hóa tâm linh rất nổi tiếng tại miền Tây Nam Bộ.
6. Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Trung tâm của tỉnh Trà Vinh cách TP Hồ Chí Minh khoảng 130 km, cách TP Cần Thơ khoảng 100 km. Trà Vinh hiện có 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện gồm: Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và các huyện Càng Long, Trà Cú, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải.
Giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 65 km đã hình thành nên một vùng đất Trà Vinh gồm vùng đất châu thổ lâu đời. Bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngòi chằng chịt mang nặng phù sa, bồi đắp cho những vườn cây ăn trái.
Diện tích tự nhiên của Trà Vinh hiện nay là 2.341 km2, dân số trên 1,1 triệu người đa dạng các dân tộc khác nhau. Đây được đánh giá là một trong những khu vực có tiềm năng phong phú về du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch biển và sông nước miệt vườn,…
Đặc biệt, du khách đến với vùng đất này có thể khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất gắn bó lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Với khoảng 142 ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo trải khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và rất nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm.
Tham khảo thêm: Đặc Sản Trà Vinh Có Món Gì? Top 19 Món Ăn Trà Vinh Ngon Đặc Sắc
7. Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh ở khu vực trung tâm đồng bằng Sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên của Hậu Giang là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích các tỉnh miền Tây và 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam.
Địa giới hành chính của Hậu Giang tiếp giáp 5 tỉnh, thành phố: Cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam kể từ trung tâm thành phố, phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
8. Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở vị trí cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231km, cách thành phố Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối với Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Nơi đây có bờ biển dài hơn 72km với ba cửa sông lớn gồm Mỹ Thanh, Định An và Trần Đề.
Tổng diện tích của tỉnh Sóc Trăng khoảng 3.311,7629 km2 chiếm 8,3% diện tích các tỉnh miền Tây. Trên bản đồ địa lý thì vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc – Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và phía Đông – Đông Nam giáp Biển Đông.
Sóc Trăng hiện nay có 9 đơn vị bao gồm 1 thành phố là Sóc Trăng và 8 huyện bao gồm Cù Lao Dung, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Tú và Kế Sách. Dân số hiện nay của Sóc Trăng là 1.315.900 người.
9. Đồng Tháp
Đồng Tháp là một địa danh Tây Nam Bộ nổi tiếng khắp nơi với Đồng Tháp Mười và hoa sen. Tỉnh này có tổng diện tích 3.283 km2 với hơn 1.665.420 người dân sinh sống trên 12 đơn vị hành chính. Bao gồm 1 thành phố là Cao Lãnh, 2 thị xã Sa Đéc và Hồng Ngự cùng với 9 huyện bao gồm Tháp Mười, Thanh Bình, Tân Hồng, Lấp Vò, Hồng Ngự, Tam Nông, Lai Vung, Châu Thành, Cao Lãnh.
Về vị trí địa lý, Đồng Tháp tiếp giáp với Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 47,8km cùng 4 cửa khẩu: Thường Phúc, Mỹ Cân, Dinh Bà và Thông Bình, phía Nam giáp với thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp An Giang và phía Đông giáp với hai tỉnh Tiền Giang và Long An.
Mạng lưới giao thông tại Đồng Tháp vô cùng phong phú với Quốc lộ 30 giáp Quốc lộ 1A ở ngã ba An Hữu chạy dọc lên bờ sông Tiền. Quốc Lộ từ cầu Mỹ Thuận nối với Hà tiên đi qua các tỉnh trong khu vực như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Quốc lộ 54 chạy theo sông Hậu nối các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp, tuyến N2 thì nối quốc lộ 30 và 22 xuyên qua Đồng Tháp Mười là một phần của tuyến đường xuyên suốt Bắc Nam đi thành phố Hồ Chí Minh.
Giao thông đường biển ở Đồng Tháp cũng tạo điều kiện cho giao thương của các tỉnh miền Tây và Campuchia được mở rộng hơn nhờ sông Hậu, sông Tiền nối thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Tháp.
Tham khảo thêm: 15 địa điểm check-in Đồng Tháp nhất định phải đến trong đời
10. An Giang
An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh này sở hữu diện tích khá lớn, có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, núi non đồ sộ kỳ vĩ, rừng tràm xanh ngát và đồng ruộng bát ngát,…
Tổng diện tích của tỉnh An Giang hiện nay là 3.406,2 km2 với hơn 2.144.772 dân số sinh sống trên 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Long Xuyên, 2 thị xã là Châu Đốc và Tân Châu cùng 8 huyện bao gồm: Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân, An Phú, Châu Phú.
Về vị trí địa lý, phía Tây Bắc An Giang là đường biên giới Campuchia dài 104km, phía Tây Nam giáp với tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp với thành phố Cần Thơ và phía Đông giáp với tỉnh Đồng Tháp.
11. Kiên Giang
Kiên Giang là một tỉnh ven biển Tây Nam Bộ có diện tích lớn nhất trong các tỉnh miền Tây. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, sở hữu điều kiện thuận lợi để thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Phía Đông Bắc Kiên Giang giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp với tỉnh Cà Mau, phía Bắc là đường biên giới Campuchia dài 54km và khu vực phía Tây giáp Vịnh Thái Lan có bờ biển dài khoảng 200km.
Bên cạnh đó, du lịch Kiên Giang cũng đặc biệt phát triển với nhiều đại danh nổi tiếng như: Đảo Phú Quốc, Thạch Động, Đảo Nam Du và Thắng cảnh chùa Hang,… Những điểm đến này đa phần gắn liền với biển và thiên nhiên.
Tham khảo thêm: Kiên Giang có gì chơi? 23 địa điểm phải đến 1 lần trong đời
12. Bạc Liêu
Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau nằm ở cực Nam của tổ quốc. Tỉnh này có tổng diện tích 2.667,88 km2 với hơn 255.891 người sinh sống trong 7 đơn vị hành chính. Gồm 1 thành phố Bạc Liêu, 1 thị xã Giá Rai và 5 huyện: Hoà bình, Vĩnh Lơi, Đông Hải, Hồng Dân và Phước Long.
Tỉnh Bạc Liêu có chung địa giới nối với tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang ở phía Bắc, phía Đông Bắc giáp Sóc Trăng, phía Tây Nam giáp Cà Mau và phía Đông Nam giáp với Biển Đông. Bạc Liêu có bờ biển dài 56km với các biển quan trọng như Cái Cùng, Gành Hào và Nhà Mát.
Thế mạnh du lịch của tỉnh này là du lịch biển và du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ đầy độc đáo. Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng là nổi danh với nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Chùa Xiêm Cán và Nhà công tử Bạc Liêu,…
13. Cà Mau.
Mũi Cà Mau là khu vực nằm trong vùng cực Nam của bán đảo Cà Mau. Đây là nơi tiếp giáp của hai dòng hạ lưu Bắc Nam và Tây Nam với những chế độ thủy triều khác nhau. Cà Mau cũng trở nên đặc biệt khi đây là tỉnh có ba mặt tiếp giáp với biển, sở hữu bờ biển dài tới 249km.
Ngày trước, quận Cà Mau trực thuộc tỉnh Bạc Liêu, được tách ra thành tỉnh An Xuyên kể từ năm 1947. Cho đến năm 1976 thì tỉnh Bạc Liêu cùng tỉnh An Xuyên được hợp thành một và lấy tên tỉnh Minh Hải. Vào ngày 6/11/1996, tỉnh Minh Hải lại tiếp tục được tách thành hai tỉnh là Cà Mau và Bạc Liêu. Theo trên bản đồ, phía Bắc của tỉnh Cà Mau giáp với tỉnh Kiên Giang, Phía Đông – Đông Nam giáp biển Đông, Tây – Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan và phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bạc Liêu.
Ngoài ra, nếu bạn muốn đi du lịch tại các tỉnh miền Tây, thì có thể thuê xe hoặc các dịch vụ khác tại đây:
Tham khảo thêm: 13 điểm du lịch Cà Mau có gì chơi nên trải nghiệm một lần
Như vậy Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã gửi đến bạn danh sách các tỉnh Miền Tây cũng như những điểm nổi bật của từng tỉnh. Hy vọng, bạn đọc sẽ hiểu hơn về nơi sông nước xinh đẹp này của nước Việt Nam mình. Hãy truy cập Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn thường xuyên để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
Xem thêm: