Hội quán Ôn Lăng – Kiến trúc Trung Hoa cổ giữa lòng Sài Thành 

Hội quán Ôn Lăng – Kiến trúc Trung Hoa cổ giữa lòng Sài Thành 
Bạn đang xem: Hội quán Ôn Lăng – Kiến trúc Trung Hoa cổ giữa lòng Sài Thành  tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Bạn đang xem: Hội quán Ôn Lăng – Kiến trúc Trung Hoa cổ giữa lòng Sài Thành  tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Khu phố quận 5 từ lâu đã được biết đến là “thổ địa” của người Hoa. Ở đây những nét văn hóa Trung Hoa xưa vẫn luôn gìn giữ và phát huy qua các công trình kiến trúc độc đáo cũng như phong cách ẩm thực. Ngay bây giờ, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ giới thiệu cho du khách về hội quán Ôn Lăng – Một địa điểm văn hóa tâm linh lâu đời của người Hoa tại Sài Gòn. 

1. Đôi nét về hội quán Ôn Lăng

Hội quán Ôn Lăng là điểm đến quen thuộc của những người yeu thích kiến trúc văn hóa tâm linh của Trung Hoa. Hội quán này bên trong thờ Thiên Hậu nên còn được gọi với cái tên là chùa bà Ôn Lăng. Tuy vậy, với người dân bản địa ở đây chùa Quan Âm là cái tên quen thuộc mà họ gọi cho hội quán này. 

Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa trăm tuổi giữa lòng Sài Thành 

Chùa đã tồn tại suốt trong 3 thế kỷ và qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Đây vốn dĩ là công trình của người Hoa gốc Phúc Kiến. Theo thờ gian, địa điểm này trở thành nơi thể hiện văn hóa Trung Hoa của người Hoa ở khu chợ Lớn. Nếu bạn yêu thích tìm hiểu những văn hóa đền, chùa truyền thống thì không thể bỏ lỡ chuyến tham quan đến hội quán Ôn Lăng

2. Chùa Ôn Lăng ở đâu?

2.1. Vị trí

Hội quán Ôn Lăng tọa lạc ở quận 5, nằm gần khu vực chợ Lớn nhộn nhịp. Chính vì lẽ đó, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến ngôi chùa mà không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm. Bạn nên lựa chọn phương tiện di chuyển tùy thuộc vào nhu cầu đi lại của nhóm mình đi nhé. 

  • Địa chỉ: Số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa trăm tuổi giữa lòng Sài Thành 

2.2. Đường đến hội quán Ôn Lăng

Trước khi đến hội quán, với các du khách ở xa, bạn cần phải đến được Thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây giao thông rất phát triển nên du khách có thể cân nhắc lựa chọn máy bay, xe khách, ô tô hoặc xe máy tùy theo nhu cầu của mình. Tuy vậy, khi chọn đi máy bay, bạn nên lên lịch trình trước và đặt vé sớm để tiết kiệm thêm chi phí. 

Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa trăm tuổi giữa lòng Sài Thành 

Chùa Ôn Lăng nằm ở khu vực chợ lớn, thuộc quận 5 nên để di chuyển dễ dàng nhất, du khách nên xuất phát từ phố đi bộ Nguyễn Huệ. Sau đó, bạn chạy dọc theo hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai, rồi lần lượt rẽ vào trục đường Hùng Vương và Hồng Bằng. Đến ngã tư Châu Văn Liêm và rẽ trái vào đường Lão Tử, sau đó đi thêm một đoạn sẽ thấy được hội quán. 

3. Lịch sử hơn 3 thế kỷ của hội quán Ôn Lăng

Chùa Quan Âm đã được xây dựng từ thế kỉ XVIII nên cũng được xem là một minh chứng sống còn sót lại trong quá trình phát triển của Sài Gòn – Gia Định ở thời kỳ Pháp thuộc. Trụ sở này trước đây là nơi làm việc của người Hoa ở vùng Phúc Kiến đến đây làm việc. Ở hội quán Ôn Lăng đã nhiều lần trùng tu trước đây mới có được vẻ đẹp hoàn thiện như hiện nay. 

Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa trăm tuổi giữa lòng Sài Thành 

Lần trùng tu đầu vào năm 1828, lấy niên hiệu là Đạo Quang và được vị thiền sư Thái Nguyên Hưng quyên góp được một vạn quan tiền để sửa chữa. Trong năm 1897, 1993 và 1995, ở hội quán Ôn Lăng lần lượt được thay đổi về cả kiến trúc, việc thờ cúng và các phong tục gắn liền với nơi đây. 

4. Hội quán Ôn Lăng – Điểm văn hóa tâm linh lâu đời của người Hoa tại Sài Gòn

4.1. Vẻ đẹp kiến trúc bên ngoài chùa Ôn Lăng

Hội quán Ôn Lăng có khuôn viện rộng hơn 1000 m2, mang đậm kiến trúc độc đáo của miếu cổ Trung Hoa. Mặt bằng của hội quán này gồm gian nhà ở giữa hình chữ nhật gồm trung điện, tiền điện và chính điện xây vuông góc với nhau tạo thành hình chữ U. Điểm nhấn ngay từ bên ngoài là kiến trúc mái chùa được thiết kế bằng gỗ chịu lực tốt. 

Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa trăm tuổi giữa lòng Sài Thành 

Đặc trưng phong cách vùng Phúc Kiến thể hiện ở phần chân mái, phần đuôi uốn cong, điểm xuyến bằng các mô hình gốm tinh xảo. Không giống như những hội quán khác, ngay từ khi bước qua cánh cổng, bạn sẽ thấy phần sân ở chùa Ôn Lăng hẹp hơn và phần mái ngói cũng thấp hơn đáng kể, dễ dàng nhìn thấy rồng phượng phía trên. 

4.2. Tham quan kiến trúc bên trong chùa Quan Âm

Đi vào bên trong hội quán Ôn Lăng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian kiến trúc độc đáo từ điêu khắc đến hội họa. Bên trong hội quán có khá nhiều bàn thờ với những bức tượng được đúc tựa như bà Thiên Hậu. Những người nghệ nhân đã khắc họa hết thần thái của các vị thánh qua những nét chạm khắc trên từng khuôn mặt tượng. 

Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa trăm tuổi giữa lòng Sài Thành 

Ngoài ra, kỹ thuật chạm nổi cũng được ứng dụng rất nhiều với các kiến trúc ở ngôi chùa này như các điển tích Trung Hoa, tàu mái, linh vật,… vô cùng sinh động. Nổi bật nhất ngay khi bước vào bên trong chùa Ôn Lăng là cặp sư tử đá chầu cửa. Bên phải là con sư tử đang chơi đùa cùng con và bên trái là sư tử ngậm hòn châu. 

Hội quán Ôn Lăng - Kiến trúc Trung Hoa trăm tuổi giữa lòng Sài Thành 

Hầu hết, bức tượng thờ ở hội quán Ôn Lăng được tạc rất chân phương và tô theo màu được quy ước sẵn. Chính vì lẽ đó, tạo cho người tham quan cảm giác chân thật và gần gũi khi đến dâng hương. Bên cạnh đó, văn hóa chùa cổ của Trung Hoa còn thể hiện ở các liễn đối, bức hoành phi được chạm chìm, chạm nổi trên nền rồng trong mây với kiểu chữ độc đáo.

4.3. Tìm hiểu các phong tục lễ hội truyền thống tại hội quán Ôn Lăng

Hội quán Ôn Lăng không chỉ thu hút bởi nét kiến trúc Trung Hoa độc đáo mà còn có những phong tục, lễ bái thú vị. Nổi bật trong số đó là tục “đánh kẻ tiểu nhân”. Với phong tục này, ngay ở tên gọi cũng giúp bạn hiểu được phần nào cách thức thực hiện. 

Người đến tham gia tục này của chùa Ôn Lăng sẽ dùng giày dép của mình đập vào các hình nhân làm bằng giấy, ám chỉ đó là những người xấu, đánh để không còn quấy phá con người. Tục diễn ra trong 2 ngày 5 và 6 tháng 3 dương lịch, nhằm ngày kinh trập. Khu vực bàn thờ trong lễ này sẽ thờ bánh bao và cam in chữ Đại Phát và Phước màu đỏ và trưng theo số chẵn. 

5. Các điểm lưu trú gần chùa Ôn Lăng

5.1. Rex Hotel

Rex Hotel tọa lạc trên con đường Nguyễn Huệ, đã được xây dựng từ năm 1927 và đến nay đã được sửa sang trở thành khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất Sài Thành. Các phòng nghỉ ở đây được thiết kế theo phong cách tân cổ điển, pha lẫn chút hiện đại mang lại cảm giác gần gũi. 

Hầu hết phòng nghỉ ở Rex Hotel đều có view hướng ra đường phố nhộn nhịp. Khách sạn này cung cấp đầy đủ các dịch vụ như nhà hàng, hồ bơi, spa làm đẹp, phòng gym,.. đều được đầu tư chỉn chu. 

  • Địa chỉ: Số 141 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại liên hệ: 0943 333 333

5.2. Khách sạn Caravelle Sài Gòn

Khách sạn Caravelle Sài Gòn nằm ngay khu vực trung tâm thành phố nên việc di chuyển từ đây đến hội quán Ôn Lăng cũng không quá mất nhiều thời gian. Khách sạn này nổi bật với kiến trúc tổng thể đặc trưng của Pháp, sang trọng và đầy tinh tế. 

Ở đây cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng chất lượng, cao cấp với những tiện ích tiện nghi. Trải qua nhiều năm chứng kiến sự thay đổi của Sài Gòn – Gia Định, giờ đây khách sạn này không chỉ là nơi nghỉ dưỡng cho các du khách mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất này. 

  • Địa chỉ: Số 19-23 Lam Son Square, Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại liên hệ: 0257 777 7777

5.3. Khách sạn Mường Thanh Sài Gòn

Đến tham quan hội quán Ôn Lăng, du khách có thể nghỉ chân ở khách sạn Mường Thanh để thuận tiện di chuyển. Ở đây luôn làm khách hàng hài lòng bởi chất lượng phòng nghỉ cũng như những dịch vụ cao cấp mà khách sạn mang lại. 

Không gian thiết kế hài hòa giữa sự sang trọng và tinh tế của nội thất và màu sắc. Đội ngũ nhân viên của khách sạn Mường Thanh Sài Gòn luôn được tuyển chọn kĩ càng có tinh thần trách nhiệm cao và tận tình với khách hàng. 

  • Địa chỉ: Số 8-8A Mạc Đĩnh Chi, Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại liên hệ: 0943 333 333

5.4. Fusion Suites SaiGon

Nếu bạn muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng hiện đại mà gần với hội quán Ôn Lăng thì Fusion Suites Sài Gòn sẽ là một lựa chọn phù hợp. Ở đây chủ yếu thiết kế theo phong cách tối giản sử dụng gỗ làm vật liệu trang trí chủ yếu. 

Phòng nghỉ ở đây thiết kế tiện nghi với tone màu gỗ sáng làm chủ đạo, vừa mộc mạc vừa gần gũi. Các phòng đều được thiết kế cửa sổ âm tường lớn, có thể nhìn trọn cảnh sắc của phố thị đông đúc và đón ánh nắng tự nhiên vào sáng sớm. 

  • Địa chỉ: 3-5 Sương Nguyệt Anh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại liên hệ: 0943 333 333

6. Cần lưu ý gì khi đến tham quan chùa Quan Âm?

Tuy rằng các thông tin trên đã được tìm hiểu kỹ nhưng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn vẫn muốn lưu ý cho bạn một vài điều. Vì hội quán Ôn Lăng là một địa điểm tâm linh nên cũng cần chú ý kỹ trước khi đến tham quan.

  • Ở chùa Quan Âm thời gian mở cửa cố định từ 6h15 – 17h hàng ngày. Chính vì vậy, du khách nên sắp xếp thời gian lịch trình của chuyến đi sao cho phù hợp. 
  • Khi lựa chọn đến chùa Ôn Lăng tham quan, bạn nên lưu ý chọn các trang phục kín đáo để thể hiện sự tôn trọng với văn hóa tâm linh ở đây. 

  • Nếu bạn lần đầu đến tham quan và dâng hương thì có thể hỏi thêm người dân địa phương để chuẩn bị lễ vật chu đáo nhất. 
  • Ngoài hội quán Ôn Lăng, ở gần đó cũng có rất nhiều địa điểm du lịch mang đậm văn hóa Trung Hoa đáng trải nghiệm. 

Trên đây là tất tần tật kinh nghiệm tham quan hội quán Ôn Lăngtruongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ cho các khách du lịch có dự định đến vui chơi Sài Thành. Nếu có dịp, bạn nhất định phải dành thời gian đến đây ngôi chùa nay tham quan nhé, chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng.