Kem được rất nhiều người ưa thích. Hôm nay, cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa 5 loại kem ice cream, gelato, sorbet, neapolitan và popsicle nhé!
Một món tráng miệng mà ai ai cũng thích ăn đó chính là kem. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết nguồn gốc và ý nghĩa của những cây kem mà mình ăn hàng ngày? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo nguồn gốc và ý nghĩa của 5 loại kem ice cream, gelato, sorbet, neapolitan và popsicle qua bài viết sau nhé!
Kem ice cream
Nguồn gốc
Theo một giai thoại kể rằng, nguồn gốc của ice cream có từ thế kỷ III trước công nguyên ở Trung Quốc thời cổ đại. Một giai thoại khác cho rằng ice cream được chế tạo bởi hoàng đế Nero của La Mã cổ đại, lúc đó kem được làm từ rượu vang và mật ong.
Một thương nhân Ả Rập – Marco Polo đã truyền bá ice cream đến Ý rồi từ đó phổ biến ra khắp châu Âu. Một nhân vật khác là nữ công tước Ý Catherine de’ Medici đã kết hôn với công tước xứ Orleans và truyền bá món kem năm 1953, từ đó kem trở nên phổ biến hơn trong các sách về nấu ăn.
Vào thế kỷ XVI tại Nam Á, các hoàng đế của đế chế Mughal đã sáng tạo ra kem Ba Tư từ đá lạnh đóng băng trên sa mạc.
Sau đó, dựa trên kem Ba Tư truyền thống này, Kulfi – món tráng miệng sữa đông lạnh ra đời ở Ấn Độ và trở thành món kem truyền thống Nam Á.
Kể từ năm 1744, kem làm từ dâu tây và sữa đã trở nên nổi tiếng tại Bắc Mỹ, các đời tổng thống của nước Mỹ cũng được dùng kem như một món tráng miệng tuyệt vời. Bên cạnh đó, kem có hương socola và vani cũng là hai hương vị phổ biến tại Mỹ lúc này.
Nữ hoàng của vương quốc Anh – quý bà Agnes Marshall đã viết sách nấu ăn có đề cập đến cách làm kem và mở các lớp dạy nấu ăn, bà khuyến khích việc dùng nito lỏng làm kem.
Ý nghĩa
Kem ice cream là một loại kem có thành phần chủ yếu là kem sữa kết hợp với đa dạng các hương vị và các chất phụ gia hoặc sữa bò.
Sữa bò có thể được thay thế bằng các loại sữa như sữa dê, sữa cừu hoặc sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều, sữa dừa ở một số quốc gia không dùng sữa bò hoặc thích biến tấu theo một hương vị khác.
Ice cream có 2 loại là Soft-serve ice cream và Hard-serve ice cream:
Hard-serve ice cream chứa ít nhất 10% – 18% chất béo sữa cùng với các hương liệu và chất phụ gia tạo ngọt khác. Kem được chế biến và bảo quản ở nhiệt độ -15 độ C. Đồng thời để kem xốp hơn thì trong quá trình đông lạnh kem sẽ được trộn đều lên.
Soft-serve ice cream hay kem tươi, kem mềm, có chứa ít chất béo, khoảng 3% – 6% và lượng không khí chiếm 33% – 45% thể tích. Kem được chế biến và làm đông lạnh ở nhiệt độ -4 độ C và bảo quản ở nhiệt độ -3 độ C trước khi đem bán.
Ở Việt Nam, kem Soft – serve ice cream phổ biến hơn Hard – serve ice cream.
Kem Gelato
Nguồn gốc
Ngành công nghiệp kem của Ý đang phát triển trong những năm dưới đế chế La Mã thì bị đình trệ, sau đó nhờ có Marc Polo, ông đã sáng tạo ra kem được làm từ sữa, thay thế cho thành phần nước trái cây mà cách đây 1000 năm đang phổ biến ở Ý.
Cho đến khi cuộc hôn nhân của Catherine de Medici và vua Henry II của Pháp được tiến hành thì kem Gelato mới trở nên phổ biến hơn cả. Đỉnh cao nhất vẫn là sự ra đời của chiếc máy làm kem Gelato của Sicily Francesco Procopio dei Coltelli đã khiến kem Gelato trở nên phổ biến với mọi người dân ở châu Âu.
Ý nghĩa
Gelato có nguồn gốc từ Ý và gồm thành phần chính là 3.25% sữa, đường và hương liệu khác như hạt xay nhuyễn và trái cây.
Gelato chứa ít chất béo và ít không khí nên dẻo và ít xốp hơn so với các loại kem khác.
Gelato được làm bằng cách gia nhiệt hỗn hợp kem đến 85 độ C rồi đột ngột hạ nhiệt xuống còn -4 độ C để thanh trùng. Sau đó mang đi ủ lạnh từ 4 – 12 tiếng trong tủ đông ở nhiệt độ 4 độ C.
Sau ủ lạnh thì đánh bông theo hình tròn để làm bông hỗn hợp kem để dung dịch kem lỏng chuyển sang dạng gelato.
Gelato được ủ đông ở nhiệt độ từ -30 đến -40 độ C và trưng bày trong tủ đông từ -12 đến -14 độ C trước khi thưởng thức hoặc phục vụ.
Hương vị truyền thống của gelato bao gồm vani, socola, hạt phỉ, sữa, trứng và stracciatella (phô mai chảy của Ý). Ngày nay, gelato được bổ sung các hương trái cây khác nên hương vị rất đa dạng.
Kem Sorbet
Nguồn gốc
Được mệnh danh là tiền thân của các loại kem trên thế giới, kem Sorbet còn được Hoàng đế La Mã Nero gọi là Tuyết ngọt vào năm 1954. Hương vị sorbet đầu tiên là sự kết hợp giữa trái cây, mật ong và rượu vang được ướp ở trong tuyết tươi từ đỉnh Apennine.
Tại Châu Á, các nhà phát minh Trung Quốc đã kết hợp trái cây và mật ong để tạo ra kem đá, phục vụ các hoàng đế trong các bữa tiệc.
Ý nghĩa
Sorbet có thành phần chủ yếu là trái cây đông lạnh kết hợp với đường, rượu mùi, rượu vang hoặc mật ong. Đặc biệt, Sorbet không chứ bất kỳ thành phần nào là kem sữa trong công thức.
Sorbet được thực hiện bằng cách xay các loại trái cây đông lạnh cùng với siro và nước để đông đá. Tùy vào sở thích mà bạn có thể bổ sung thêm sữa chua hay rượu.
Kem Sorbet có vị mềm dẻo và ít chất béo.
Các loại sorbet đặc biệt:
Agraz: Được làm từ rượu verjuice, hạnh nhân và đường.
Givre: Có phần kem được chứa trong vỏ dừa hoặc vỏ trái cây đông lạnh.
Mulled wine sorbet: Được làm bởi lòng trắng trứng, rượu vang đỏ, chanh, cam, gia vị nghiền và rượu vang ruby port.
Muscat sorbet: Được làm từ rượu, nước cốt chanh và lòng trắng trứng.
Kem Neapolitan
Nguồn gốc
Các nhà làm kem Ý đã đi theo xu hướng và sáng tạo ra kem Neapolitan. Trong đó, đầu bếp Ý Giuseppe Tortoni sống tại Paris đã tạo ra một khối kem là sự kết hợp của nhiều hương vị khác nhau.
Ban đầu, kem chỉ có 3 màu, tượng trưng cho 3 màu trên quốc kỳ Ý: Màu trắng của vani, màu đỏ của dâu tây và màu nâu của socola. Sau đó khi du nhập vào Hoa Kỳ vào năm 1870, kem Neapolitan được gọi là Spumoni và đã được biến tấu thêm các hương vị và màu sắc khác.
Ý nghĩa
Kem Neapolitan được kết hợp bởi hương vị vani, socola và dâu tây được xếp kề nhau trong 1 phần kem rất hấp dẫn, kem không quá ngọt nhưng rất thanh mát và thơm, các phần hòa quyện vào nhau và hoàn toàn không có gì chắn ở giữa.
Kem Popsicle
Nguồn gốc
Năm 1905, Francis William “Frank” Epperson đã phát hiện ra loại kem này.
Ông vô tình để một cốc nước chanh trong đó có một que trộn để ở hiên nhà để qua đêm đông lạnh giá, và khi trời sáng ông đã phát hiện một cây kem, ông gọi là “băng đông lạnh trên một cái que”.
Năm 1923 Epperson đã mua bằng sáng chế cho “băng đông lạnh trên que”, gọi tên là Popsicle và đến năm 1924 ông đã bán Popsicle ở công viên giải trí Bãi biển Hải Vương với bảy hương vị trái cây.
Nhiều năm sau đó, Epperson đã bán quyền phát minh và nhãn hiệu Popsicle cho Công ty Joe Lowe nằm ở thành phố New York, từ đây kem Popsicle đã phổ biến trên toàn thế giới.
Ý nghĩa
Popsicle hay còn gọi là freezer pop,ice lolly, ice block (khối băng) hay ice drop (băng rơi) là một món ăn nhẹ đông lạnh được đính vào một chiếc que với thành phần chính là sữa hoặc nước trái cây, nước ngọt, soda.
Cách làm Popsicle khá đơn giản, chỉ là cho que vào dung dịch lỏng rồi đem đông đá là đã có một que kem Popsicle mát lạnh. Kem popsicle có vị trái cây thơm ngon và đa dạng nên rất thích hợp với khẩu vị nhiều người.
Cách phân biệt các loại kem
Thành phần chính
Kem ice cream: Sữa hoặc kem sữa kết hợp với hương liệu, trong đó có ít nhất 10% chất béo sữa.
Kem Gelato: Gồm 3.25 % sữa, đường và các hương liệu khác(trái cây, hạt xay nhuyễn), ít chất béo, không khí chiếm 30% thể tích.
Kem Sorbet: Đường kết hợp trái cây đông lạnh, rượu mùi, rượu vang hoặc mật ong.
Kem Neapolitan: Hương vị vani, socola và dâu tây được xếp kề nhau trong 1 phần
Kem Popsicle: Sữa hoặc nước trái cây, nước ngọt, soda.
Cách sản xuất
Kem ice cream: Chế biến từ nhiệt độ -15 độ C đến -4 độ C, liên tục khuấy kem trong trạng thái đông lạnh.
Kem Gelato: Gia nhiệt hỗn hợp kem đến 85 độ C rồi đột ngột hạ nhiệt xuống còn -4 độ C để thanh trùng. Sau đó mang đi ủ lạnh từ 4 – 12 tiếng trong tủ đông ở nhiệt độ 4 độ C.
Kem Sorbet: Xay các loại trái cây đông lạnh cùng với siro và nước để đông đá
Kem Neapolitan: Được đúc thành khuôn, là kết hợp bởi hương vị vani, socola và dâu tây.
Kem Popsicle: Cho que vào dung dịch lỏng rồi đem đông đá
Trạng thái
Kem ice cream: Xốp, nhẹ, dẻo ít
Kem Gelato: Xốp ít, dẻo nhiều
Kem Sorbet: Xốp và không dẻo
Kem Neapolitan: Thường là xốp ít và dẻo nhiều
Kem Popsicle: Cứng và không nhanh tan.
Nhiệt độ bảo quản thích hợp
Kem ice cream: -15 độ C đến -3 độ C
Kem Gelato: -14 độ C đến -12 độ C
Kem Sorbet: Bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh
Kem Neapolitan: Tùy vào loại kem
Kem Popsicle: Dưới 0 độ C
Trên đây là nguồn gốc và ý nghĩa của 5 loại kem mà bạn nên biết. Đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn