Mồng tơi kỵ với gì? 7 điều cần tránh

Mồng tơi kỵ với gì? 7 điều cần tránh
Bạn đang xem: Mồng tơi kỵ với gì? 7 điều cần tránh tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Mồng tơi chứa chất nhầy, giúp kích thích nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là loại rau quen thuộc, hầu như ai cũng biết cách chế biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được mồng tơi hay mồng tơi nấu với gì cũng hợp. Mồng tơi kỵ với gì? Cần lưu ý gì khi chế biến các món từ rau mồng tơi? Harper’s Bazaar sẽ chia sẻ đến bạn nhé.

Lợi ích của rau mồng tơi

Mồng tơi kỵ với gì? 7 điều cần tránh

Mồng tơi là loại rau thân leo, vỏ và lá màu xanh, thân chứa nhiều chất nhớt. Rau mồng tơi có nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, chất xơ, kali, axit folic. Biết được mồng tơi kỵ với gì sẽ giúp bạn có cách chế biến đúng. Từ đó, các món ăn từ mồng tơi sẽ cung cấp đủ những công dụng như sau:

Thanh nhiệt, chữa táo bón: Chất nhầy trong mồng tơi có tác dụng làm mềm phân. Hàm lượng chất xơ dồi dào còn có khả năng trị táo bón hiệu quả. Mồng tơi được xem là món ăn nhuận tràng, kích thích đường ruột, tăng nhu động ruột.

Giảm mỡ: 100 gam mồng tơi cung cấp khoảng 23 calo. Đây là thực phẩm lý tưởng cho chị em trong thời kỳ giảm cân. Bên cạnh đó, chất nhầy trong rau mồng tơi có khả năng giảm hấp thu cholesterol. Bổ sung mồng tơi vào thực đơn giúp bạn kiểm soát cân nặng và giảm béo hiệu quả.

Tốt cho mẹ bầu, trẻ nhỏ: Axit folic và sắt là hai chất quan trọng với phụ nữ mang thai. Axit folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt không chỉ tạo máu mà còn tham gia vào quá trình tạo nhân tế bào của thai nhi. Hai chất này đều có trong rau mồng tơi. Để ăn mồng tơi đúng cách, phụ nữ mang thai cần tìm hiểu mồng tơi kỵ với gì nữa nhé.

Ngoài ra, mồng tơi là loại rau lành tính, nhuận tràng, rất tốt cho trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm.

Hỗ trợ miễn dịch: Mồng tơi chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng vitamin A, C, E. Loại rau này có khả năng giảm viêm, tăng cường sức đề kháng.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Mồng tơi kỵ với gì?

mồng tơi

Rau mồng tơi kỵ nấu với gì? Cách chế biến món ăn không chỉ giúp gia tăng hương vị, mà còn đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất. Dưới đây là một số thực phẩm được xem là “kỵ” với rau mồng tơi.

1. Thực phẩm chứa nhiều canxi

Rau mồng tơi kỵ với những món gì? Mồng tơi ăn cùng thực phẩm chứa canxi có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể. Ngoài ra, mồng tơi chứa axit oxalic (hay còn gọi là muối oxalat). Đây là loại chất tự nhiên, vốn có trong các loại rau lá màu xanh. Axit oxalic khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành Canxi Oxalat. Nếu có quá nhiều tinh thể canxi oxalat, bạn có nguy cơ bị sỏi thận.

2. Rau mồng tơi kỵ với món gì? Thực phẩm chứa axit

Mồng tơi nấu cùng thực phẩm chứa axit như cà chua, chanh có thể gây khó tiêu hóa. Axit oxalic trong mồng tơi kết hợp với axit có thể tạo ra chất khó tiêu. Vì vậy, nếu có vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, bạn cần quan tâm mồng tơi kỵ với gì để tránh nấu cùng với thực phẩm vị chua nhé.

Rau mồng tơi kỵ với cải gì? Mồng tơi không kỵ với rau cải bình thường. Tuy nhiên, do kỵ với thực phẩm chứa axit, nên mồng tơi cũng sẽ kỵ với cải muối chua.

3. Mồng tơi kỵ với gì? Người lạnh bụng, bị tiêu chảy

Mồng tơi có tính nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, chống táo bón. Nếu bụng yếu hoặc đang bị tiêu chảy, bạn không nên ăn loại rau này. Mồng tơi sẽ khiến tình trạng bệnh có nguy cơ nặng hơn.

4. Người bệnh gút

Rau mồng tơi chứa hàm lượng purin cao. Purin là chất làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Trong khi đó, bệnh gút là một dạng viêm khớp, có liên quan đến rối loạn chuyển hóa axit uric. Người bệnh gút được khuyến nghị nên hạn chế ăn rau mồng tơi để đảm bảo sức khỏe.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

5. Mồng tơi kỵ với gì? Người bị bệnh thận

bệnh thận

Axit oxalic và purin trong mồng tơi là nguyên nhân chính khiến loại rau này không phù hợp với người bệnh thận. Axit oxalic có khả năng hình thành tinh thể canxi oxalat. Purin làm tăng nồng độ axit uric. Axit uric dư thừa có thể kết tinh và lắng đọng ở thận. Nếu có tiền sử sỏi thận, bạn không nên ăn nhiều rau mồng tơi.

6. Người có cơ địa hàn

Mồng tơi là loại rau có tính mát, thanh nhiệt. Ăn nhiều rau mồng tơi dễ gây tiêu chảy, lạnh bụng, nhất là những người có cơ địa hàn.

7. Người mới lấy cao răng

Axit oxalic trong mồng tơi kết hợp với canxi trên răng rất dễ tạo các mảng bám. Nếu vừa lấy cao răng, bạn nên hạn chế ăn mồng tơi từ 1 – 2 tuần.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Ngoài tìm hiểu mồng tơi kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý khi chế biến loại rau này nhé.

1. Không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi

Mồng tơi là rau lành tính, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những loại rau phù hợp với trẻ nhỏ khi bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, không phải cứ ăn càng nhiều mồng tơi là càng tốt. Nếu dùng quá liều lượng, bạn có thể gặp tác dụng ngược. Theo khuyến cáo, bạn không nên ăn quá 400 gam rau mồng tơi một ngày. Mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn mồng tơi 2 – 3 lần.

2. Không ăn rau mồng tơi để qua đêm

Các món ăn từ rau xanh đều không nên để qua đêm. Rau mồng tơi cũng vậy. Mồng tơi chứa lượng lớn nitrat. Nitrat nếu để lâu sẽ biến đổi thành nitrite – chất có nguy cơ gây ung thư.

3. Không ăn mồng tơi chưa chín kỹ

Mồng tơi là một trong những loại rau quen thuộc để ăn lẩu. Nhiều người có thói quen chỉ trụng sơ rau và ăn tái. Rau chưa chín kỹ có thể còn sót lại một số vi khuẩn gây hại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên ăn rau đã chín kỹ nhé.

4. Ăn rau mồng tơi với thịt bò có tốt không?

Canh rau mồng tơi thịt bò là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình. Có ý kiến cho rằng mồng tơi kỵ nấu với thịt bò. Vậy sự thật là mồng tơi kỵ với gì? Mồng tơi có kỵ với thịt bò không? Câu trả lời là mồng tơi và thịt bò không hẳn là hai món kỵ. Bạn hoàn toàn có thể nấu hai thực phẩm này cùng nhau.

Tuy nhiên, sự kết hợp này không được khuyến khích. Thịt bò có tính ấm, trong khi mồng tơi tính hàn. Nấu mồng tơi cùng thịt bò sẽ hạn chế khả năng nhuận tràng của món ăn. Nghĩa là món canh này sẽ không đảm bảo tính thanh mát, giải độc, nhuận tràng như bạn mong muốn.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Cách chọn lựa, bảo quản rau mồng tơi

bảo quản rau mồng tơi

Mồng tơi kỵ với gì hay mồng tơi kỵ với những cách bảo quản nào? Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn chọn mua và bảo quản mồng tơi đúng cách.

Cách chọn mua rau mồng tơi: Bạn nên chọn mua rau có màu xanh tươi, cuống cứng, lá không rũ. Bó mồng tơi có cọng nhỏ, nhiều ngọn, ít lá, lá kích thước từ nhỏ đến vừa thường sẽ ngon, giòn. Ngược lại, mồng tơi thân mập, lá to, ít ngọn thường có thuốc nhiều.

Cách bảo quản rau mồng tơi: Rau mua về nên được chế biến trong vòng 2 – 3 ngày để giữ được dinh dưỡng và độ tươi ngon. Nếu bảo quản ở tủ lạnh, bạn để rau trong hộp đựng hoặc túi trữ thực phẩm. Mồng tơi có lớp bảo vệ tự nhiên. Bạn không cần rửa rau trước khi cho vào tủ mát. Rau bị rửa sẽ trôi hết lớp bảo vệ. Từ đó, rau dễ héo, nhanh hỏng hơn.

Thông thường, thực phẩm nào cũng sẽ có danh sách các món hợp và món “kỵ”. Biết được điều này sẽ giúp bạn chế biến đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe. Mồng tơi kỵ với gì? Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài đã giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng.

>>> Đọc thêm: NƯỚC DỪA KỴ GÌ? 5 THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” VỚI NƯỚC DỪA

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar