Sữa chua kỵ gì? Cách ăn sữa chua gây hại có thể bạn chưa biết

Sữa chua kỵ gì? Cách ăn sữa chua gây hại có thể bạn chưa biết
Bạn đang xem: Sữa chua kỵ gì? Cách ăn sữa chua gây hại có thể bạn chưa biết tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Sữa chua là sản phẩm lên men, có nhiều giá trị dinh dưỡng. Vị thơm ngon, chua chua ngọt ngọt, dẻo mịn của sữa chua hợp với khẩu vị của nhiều người. Thường xuyên ăn sữa chua nhưng liệu bạn đã biết sữa chua kỵ gì? Món này dễ ăn nhưng không dễ kết hợp với các thực phẩm khác đâu nhé.

Các lợi ích từ việc ăn sữa chua

Sữa chua kỵ gì? Cách ăn sữa chua gây hại mà có thể bạn chưa biết

Sữa chua là sản phẩm lên men từ sữa. Hai loại lợi khuẩn tham gia vào quá trình lên men là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Đường lactose trong sữa chua lần lượt chuyển hóa thành đường glucose, axit piruvic và cuối cùng là axit lactic. Axit lactic là chất làm đông protein trong sữa. Từ đó, sữa thành dạng sữa chua với kết cấu sánh, dẻo, có vị chua ngọt đặc trưng.

Khi biết sữa chua kỵ gì, bạn sẽ có cách kết hợp thực phẩm an toàn, phát huy hết công dụng. Dưới đây là một số lợi ích từ món sữa chua:

1. Cung cấp nhiều dưỡng chất

Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. 100g sữa chua cung cấp khoảng 61 calo, với các thành phần chính như:

• Protein: 3.47 gam
• Canxi: 121mg
• Sắt: 0.05mg
• Phốt pho: 95mg
• Magie: 12mg
• Kali: 155mg
• Kẽm: 0.59mg
• Tổng chất béo: 3.25 gam

Ngoài ra, sữa chua còn chứa các thành phần như acid lactic, probiotic, vitamin A, C, D, B6, B12.

>>> Đọc thêm: 4 CÁCH LÀM SỮA CHUA HY LẠP GIẢM CÂN CHUẨN VỊ DẺO THƠM

2. Cải thiện tiêu hóa

Cải thiện tiêu hóa

Ảnh: Stackumbrella

Ăn sữa chua mỗi ngày giúp nhu động ruột hoạt động ổn định, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Các men vi sinh trong sữa chua có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Theo nhiều nghiên cứu, sữa chua có hiệu quả trong việc điều trị chứng không dung nạp lactose, táo bón, bệnh viêm ruột và nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori.

3. Tăng cường miễn dịch tự nhiên

Sữa chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại nhiễm trùng. Magie, selen và kẽm trong sữa chua hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch. Vitamin D có thể ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, probiotics (men vi sinh, lợi khuẩn) có khả năng giảm triệu chứng viêm.

4. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Sữa chua không đường giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Đặc tính này rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

5. Tốt cho xương

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển của hệ xương và răng. Một ly sữa chua có thể cung cấp đến 49% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.

>>> Đọc thêm: 6 CÁCH ĂN SỮA CHUA KHÔNG ĐƯỜNG ĐỂ GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

6. Giảm huyết áp cao và nguy cơ mắc bệnh tim

Giảm huyết áp cao và nguy cơ mắc bệnh tim

Ăn sữa chua thường xuyên đã được chứng minh là làm giảm huyết áp. Huyết áp cao là một trong những yếu tố gây ra các bệnh về tim mạch. Do đó, sữa chua có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

7. Kiểm soát cân nặng

Hàm lượng protein cao trong sữa chua giúp bạn cảm thấy no, giảm cảm giác thèm ăn. Từ đó, bạn giảm lượng calo tiêu thụ. Sữa chua là món ăn vặt được yêu thích của các tín đồ giảm cân.

8. Giảm trầm cảm

Probiotic trong sữa chua giúp giảm lo âu và căng thẳng. Bổ sung sữa chua vào thực đơn giúp bệnh nhân trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

Sữa chua kỵ gì?

Sữa chua kỵ gì?

Sữa chua có kỵ với gì không? Sữa chua là món ăn phổ biến trong các bữa ăn phụ hay tráng miệng. Sữa chua cũng có mặt trong nhiều công thức nấu ăn, như làm bánh, làm sốt salad.

Nhiều người cho rằng sữa chua chỉ là món ăn kèm nên không cần quan tâm sữa chua kỵ món gì. Tuy nhiên, có vài thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn cùng với sữa chua. Vậy cụ thể thì sữa chua kỵ gì?

1. Sữa chua kỵ với cái gì? Thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều nitrat. Chất này khi kết hợp với sữa chua sẽ có khả năng tạo nên chất không tốt cho cơ thể. Vì vậy, sau khi ăn món thịt chế biến sẵn, bạn không nên tráng miệng ngay bằng sữa chua nhé.

2. Sữa chua kỵ những gì? Chuối, xoài

Sữa chua thường ăn cùng với trái cây để tăng độ thơm ngon. Một số loại trái cây thường kết hợp với sữa chua như: dâu, chuối, bơ, xoài, đu đủ, việt quất…

Nhiều người ngạc nhiên khi đọc được thông tin rằng sữa chua kỵ với chuối, xoài. Sự thật là chuối, xoài không phải là thực phẩm đại kỵ với sữa chua. Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể ăn sữa chua với hai loại trái cây này. Tuy nhiên, sự kết hợp này không tốt cho người bụng yếu. Ăn sữa chua cùng chuối hoặc xoài, bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

3. Sữa chua kỵ gì? Thuốc kháng sinh

sữa chua

Sữa chua chứa nhiều canxi. Lượng canxi này có khả năng làm giảm hiệu quả một số loại thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Vì vậy, bạn không nên ăn sữa chua cùng lúc hoặc ngay sau khi uống các loại thuốc kháng sinh.

4. Đậu nành

Đậu nành chứa phytate. Chất này có khả năng giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Sữa chua hay sữa chua nếp cẩm kỵ với gì thì đậu nành là một trong những câu trả lời.

5. Thức ăn nhiều dầu

Sữa chua có công dụng cải thiện tiêu hóa. Vì vậy, sau khi ăn món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều người thường tráng miệng bằng sữa chua. Tuy nhiên, cách ăn này không tốt cho sức khỏe. Sữa chua ăn cùng món ăn nhiều dầu càng làm tiêu hóa ì ạch, khó tiêu. Bạn nên ăn sữa chua sau khi ăn dầu mỡ khoảng 1 đến 2 tiếng nhé.

6. Cá

Cá và sữa chua đều là món ăn cung cấp nhiều protein. Khi ăn cùng nhau, cơ thể phải nạp một lượng chất đạm quá nhiều. Từ đó, bạn dễ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu.

>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Sữa chua kỵ gì? Khi nào ăn sữa chua có hại?

Sữa chua kỵ gì? Khi nào ăn sữa chua có hại?

Sữa chua có nhiều lợi khuẩn, tốt cho đường ruột, tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách, món ăn này vẫn có thể gây hại. Biết được sữa chua kỵ gì, bạn sẽ có những cách kết hợp đảm bảo dinh dưỡng và an toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số trường hợp ăn sữa chua chưa đúng cách như sau:

1. Ăn sữa chua quá hạn sử dụng

Sữa chua là thực phẩm lên men. Có ý kiến cho rằng thực phẩm lên men vẫn có thể dùng được khi hết hạn. Sự thật là sữa chua khi hết hạn vẫn có khả năng gây ngộ độc. Các lợi khuẩn khi quá hạn đều sẽ giảm tác dụng, hoặc bị lấn át bởi các vi khuẩn có hại. Ăn sữa chua hết hạn, bạn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm hơn.

2. Ăn sữa chua quá lạnh

Nhiều người có sở thích ăn sữa chua đông đá. Nhiệt độ quá thấp có thể làm giảm số lượng và đặc tính của các lợi khuẩn trong sữa chua. Công dụng của sữa chua sẽ giảm nếu bạn ăn lúc quá lạnh. Ngoài ra, sữa chua lạnh còn gây kích ứng niêm mạc miệng, dễ gây viêm họng.

Nhìn chung, việc ăn các món ăn quá lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bạn ăn một cách quá đột ngột. Điều này có thể gây co thắt mạch máu ở đầu, cổ. Từ đó, bạn dễ bị chóng mặt, đau đầu.

3. Sữa chua kỵ gì? Hâm nóng sữa chua

Ngược với cách ăn đông đá, các bà mẹ thường hâm nóng sữa chua trước khi cho trẻ ăn. Đây là cách làm lợi bất cập hại. Nhiệt độ cao có thể giết chết các vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Sữa chua nên được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Nếu sợ trẻ viêm họng, mẹ có thể lấy từ tủ mát và để ở nhiệt độ thường khoảng 15 phút.

4. Sữa chua kỵ gì? Kỵ với người dị ứng sữa

Tình trạng dị ứng protein sữa thường gặp ở trẻ nhỏ. Sữa chua là sản phẩm làm từ sữa. Vì vậy, nếu trẻ có cơ địa dị ứng protein sữa, bạn không nên cho bé ăn sữa chua làm từ sữa động vật nhé.

5. Ăn sữa chua nhiều hương liệu

Sữa chua là món ăn chứa ít calo, thích hợp cho người giảm cân. Điều này chỉ đúng với sữa chua không đường. Các loại sữa chua có đường hay sữa chua kèm hương liệu thường không tốt bằng sữa chua nguyên chất. Bạn không nên ăn quá nhiều loại sữa chua này nhé.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Lưu ý khi ăn sữa chua

Lưu ý khi ăn sữa chua

Ảnh: Aline Ponce/Pixabay

Bạn đã biết sữa chua kỵ gì và các kiểu ăn sữa chua nên tránh. Vậy còn điều gì lưu ý khi ăn sữa chua nữa không? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

1. Thời điểm ăn sữa chua

Bạn nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 30 phút đến 2 tiếng. Đặc biệt, bạn không nên ăn sữa chua lúc bụng đói. Lúc này, axit lactic trong sữa chua có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây cồn cào, khó chịu.

2. Liều lượng sữa chua

Bất cứ món ăn nào, dù tốt đến mấy, bạn cũng chỉ nên ăn với liều lượng phù hợp. Theo khuyến cáo, bạn nên ăn tối đa 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Việc ăn quá nhiều sữa chua dễ gây đầy hơi, nặng bụng.

3. Kiểm soát các món ăn kèm

Sữa chung thường được ăn cùng ngũ cốc, trái cây, bánh ngọt hoặc rau củ. Bạn nên lưu ý sữa chua kỵ gì để có cách kết hợp đúng đắn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn sữa chua cùng đường, sữa hoặc các topping quá ngọt. Các món ăn nhiều đường dễ gây tăng đường huyết, béo phì.

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc sữa chua kỵ gì. Hy vọng, bạn đã tìm thấy câu trả lời trong bài viết.

>>> Đọc thêm: NƯỚC DỪA KỴ GÌ? 5 THỰC PHẨM “ĐẠI KỴ” VỚI NƯỚC DỪA

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar