1. Phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến hay nhất:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”
Như nghệ sĩ Chế Lan Viên đã viết, nỗi thương nhớ luôn dạt dào nơi trái tim khi ta đủ yêu và đủ gắn bó. Tác giả Quang Dũng cũng từng gắn bó với Tây Bắc, từng “súng bên súng, đầu sát bên đầu” với những người đồng đội của mình và chính những yêu thương đã khơi nguồn nỗi nhớ và thôi thúc ông sáng tác bài thơ Tây Tiến với những kỉ niệm đẹp hiện lên lung linh thông qua khổ thơ thứ hai của tác phẩm.
Đến khổ thơ thứ hai ký ức một thời trận mạc đã trở thành hành trang của người lính Tây Tiến. Kỉ niệm khó quên nhất có lẽ là những đêm liên hoan lửa trại:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Đêm hội dường như thêm vui vẻ, ấm áp, quyến rũ và say lòng người khi có “em” đang thướt tha , e ấp, yểu điệu, dịu dàng. Đoạn thơ vẽ lên bức tranh đêm hội đuốc hoa thật vui vẻ, ấm áp. Nếu Mai Châu có hương vị cơm nếp thật hấp dẫn,…thì Châu Mộc mang trên mình vẻ mộc mạc mà đậm chất thơ:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Bốn câu thơ theo dòng hồi tưởng “trôi” về miền đất lạ, đó là Châu Mộc với nét đẹp hoang sơ của nó đã trở thành mảnh tình trong tâm hồn của bao người.
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”
(Chế Lan Viên)
Nỗi nhớ kéo dài khiến lòng người nặng trĩu sự bâng khuâng và đầy những suy tư. Hoa dại “là hoa rừng đung đưa e ấp trên dòng nước hay cô gái miền Tây Bắc xinh đẹp trên con đường? Thuở ấy, núi rừng Tây Bắc còn hoang sơ nhưng chính sự đó đã rất đẹp và lãng mạn của cảnh và người. Bức tranh chiều sương Châu Mộc và đêm hội hoa như một bức tranh sơn mài của một danh hoạ với nét vẽ màu vừa truyền thống lại đương đại.
Nhà thơ Quang Dũng đã vô cùng thành công với tác phẩm Tây Tiến đặc biệt khi khắc họa tượng đài những chiến binh hào hoa, dũng cảm, lãng mạn đã ghi dấu thật sâu trong trái tim bạn đọc.
“Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế !”
2. Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Quang Dũng là một trong những nghệ sĩ rất đa tài. Ông có thể vẽ tranh, làm thơ, ông còn biết sáng tác nhạc. Thơ ca của Quang Dũng nổi bật với một hồn thơ lãng mạn, hào hoa, thắm đượm nghĩa tình và tinh thần dân tộc. Bài thơ Tây Tiến là một trong những bài thơ thể hiện cái tình đó của Quang Dũng
Lúc đầu bài thơ có tiêu đề “Nhớ Tây Tiến”. Sau bỏ “nhớ” để viết “Tây Tiến” bởi Quang Dũng nghĩ rằng bài thơ này đã ngập tràn nỗi nhớ nên người ta sẽ cảm nhận. Bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng không thể nào quên, từ một môi trường hoạt động và đấu tranh không thể nào quên của cuộc đời người lính.
Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của tác giả về kỉ niệm với thiên nhiên Tây Bắc và đơn vị cũ của mình. Trong tác phẩm, hình tượng những người lính Tây Tiến được thể hiện rất rõ trong đoạn thơ thứ 3 của bài thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!
Đoàn quân Tây Tiến nơi lưu giữ trong trái tim Quang Dũng những tư tưởng tốt đẹp nhất của thời thanh xuân là đơn vị được thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng. Đoàn quân có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào. Các chiến sĩ trong đội quân chủ yếu là những học sinh, sinh viên, dân lao động thành thị thuộc mọi ngành nghề khác nhau hợp thành một đội quân rất đoàn kết. Cuộc sống nơi chiến địa gian khổ, thiếu thốn vô cùng nhưng trong họ vẫn luôn ngời sáng phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ với tinh thần lãng mạn, lạc quan, không sợ gian khổ. Hình tượng người lính Tây Tiến xuất hiện với một vẻ đẹp đậm chất bi tráng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Hình ảnh “không mọc tóc” gợi nên hiện thực khắc nghiệt của điều kiện sinh hoạt và đấu tranh của những chiến sĩ Tây Tiến vẫn còn đầy cái chất thượng võ. Hình ảnh “Quân xanh màu lá” với nghệ thuật tương phản “Không mọc tóc”, “quân xanh” nhưng “dữ oai hùm” gợi nên vẻ hốc hác gầy gò bởi căn bệnh sốt rét. Tuy nhiên, chưa kể từ tận trong sâu con người họ vẫn toát nên vẻ oai hùng như những con cọp chốn rừng thiêng, làm nổi bật tinh thần quả cảm của người chiến sĩ.
Sự dũng cảm kiên cường không chỉ được biểu hiện ở đôi mắt. “Mắt trừng” vốn là đôi mắt hung dữ, hừng hực lửa chiến đấu, thể hiện khát vọng tiêu diệt kẻ thù. Họ chiến đấu dũng cảm, ngoan cường khi đứng trước họng súng kẻ thù đầy kiêu hãnh nhưng nét đẹp lãng mạn lại vô cùng sắc nét và sâu lắng trong tâm hồn con người:“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, tác giả Quang Dũng đã không tiếc lời, nhà thờ đã dành những từ ngữ vô cùng trang trọng khi nói về vẻ đẹp các cô gái Hà Nội: bên trong cái dáng vẻ oai hùng, dữ dằn là trái tim và là tâm hồn khao khát với cuộc đời:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Là các câu khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp và đức hy sinh của người lính Tây Tiến. Các từ Hán Việt cổ kính, trang nghiêm “biên cương, mồ viễn xứ” tạo bầu không khí linh thiêng và âm hưởng sử thi để che đi hình ảnh của những ngôi mồ liệt sĩ nơi rừng rậm biên giới lạnh giá, hoang vắng. Vẻ đẹp ấy cũng được biểu hiện bằng khí chất người lính và lý tưởng anh hùng dân tộc, xem cái chết nhẹ như hoa hồng, quyết hy sinh mạng sống vì tổ quốc:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Từ ngữ cường điệu “áo bào” gợi nên vẻ đẹp bi thương của sự mất mát: biến cái chết của đồng đội giữa chiến trường trở thành hình ảnh hi sinh vô cùng trang trọng của người anh hùng chiến trận. Biện pháp nói thêm: “anh về đất” làm dịu đi sự bi thương khi nói đến cái chết của người lính Tây Tiến. Biện pháp phóng đại: “Sông Mã cất lên khúc độc hành” nhằm nói thêm về thiên nhiên đã tấu nên điệu nhạc bi tráng tiễn đưa người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ra đi trong tiếng nhạc vĩnh cửu.
Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng, đoạn thơ khắc họa chân dung người lính từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là tính cách hào hoa lãng mạn bi mà không lụy. Những con người đã làm nên vẻ đẹp hào khí của một thời. Họ mang phẩm chất chung của người lính cụ Hồ.
Bài thơ là khúc ca bi tráng và tinh thần lãng mạn về hình tượng người lính Tây Tiến trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tuy gian khổ, thiếu thốn mà vẫn gợi lên phẩm chất anh hùng hào hoa, lãng mạn.
3. So sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3:
Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
- Hai nét hoạ “không mọc tóc” cùng “quân xanh màu lá” đã tái hiện khá chân thật và sinh động thực tế bộ đội việt nam những năm đầu của thời kỳ chiến tranh đầy rẫy khó khăn, ác liệt khiến người lính ốm yếu, hốc hác, gầy gò.
- Họ mang trong người khí thế chủ động khi “không mọc tóc” và “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng kỳ dị đó không khiến quân đội trở nên xấu hơn trái lại nó giúp binh lính trở nên dũng mãnh và dữ tợn.
- Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
- Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nghĩ đến hình ảnh của cô con dâu và các hậu phương thân yêu đang đợi mình trong “Giấc mộng Hà Nội dáng kiều thơm”.
So sánh với đoạn 2:
Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 trở lên với không khí vui tươi, náo nhiệt của buổi tiệc tràn ngập màu sắc, âm thanh, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần trầm lắng đi, buồn thêm khi phải quay trở lại với cuộc sống đời thường, đó là các chuyến hành quân gian nan và ác liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
4. Điểm cần chú ý khi so sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3:
Đoạn 2 và 3 của bài thơ Tây Tiến đều khắc họa hình ảnh người lính trong những hoàn cảnh khác nhau, từ đó thể hiện những nét tính cách và phẩm chất khác biệt nhưng cũng có sự liên kết chặt chẽ.
Đoạn 2: Không khí lễ hội, tình đồng đội
- Hình ảnh: Đêm hội đuốc hoa, kèn biếc về, xiêm áo quần đào.
- Đặc điểm: Người lính được miêu tả trong không khí lễ hội, vui tươi, ấm áp. Tình đồng đội gắn bó, thân thiết được thể hiện rõ nét qua những hình ảnh sinh hoạt chung.
- Tính cách: Người lính là những con người yêu đời, lạc quan, biết tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ giữa cuộc sống chiến tranh khắc nghiệt.
Đoạn 3: Khắc nghiệt của chiến tranh
- Hình ảnh: Sài Khao sương lấp, đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người, Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá.
- Đặc điểm: Hình ảnh người lính hiện lên trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt, phải đối mặt với nhiều khó khăn, hiểm nguy.
- Tính cách: Người lính là những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ.
So sánh và liên hệ:
- Sự đối lập: Đoạn 2 và 3 tạo nên sự đối lập rõ rệt, thể hiện sự đa dạng trong cuộc sống của người lính. Họ vừa có những khoảnh khắc vui vẻ, thư giãn, vừa phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ.
- Sự thống nhất: Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người lính Tây Tiến vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời và tình đồng đội sâu sắc.
- Sự chuyển đổi: Sự chuyển đổi từ đoạn 2 sang đoạn 3 thể hiện sự khắc nghiệt của chiến tranh, nhưng cũng cho thấy sức mạnh tinh thần của người lính.
5. Lập bảng so sánh hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 và 3:
Đoạn 2 |
Đoạn 3 |
|
|
THAM KHẢO THÊM: