1. Dàn ý suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương:
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Cảm nhận của bản thân về kết thúc của truyện.
Thân bài
- Tóm tắt tác phẩm
- Nhận xét về cái kết của truyện: có 2 quan điểm như sau:
+ Cái kết có hậu: Vũ Nương đã được giải oan và có kiếp sống sung sướng ở chốn thủy thủy cung.
+ Cái kết không có hậu vẫn còn bi kịch: Khi Vũ Nương còn sống có mơ ước có một cuộc sống hạnh phúc bên cạnh chồng con. Khi Vũ Nương đã chết, nàng sống ở thủy cung và mãi mãi không thể trở về nhân gian để hưởng hạnh phúc bên cạnh gia đình. Trương Sinh sống trong sự giằng xé, dày vò và một mình nuôi con. Bé Đản sống thiếu tình thương của một người mẹ, trở thành một đứa trẻ mồ côi mẹ. Gia đình hạnh phúc đã bị tan vỡ và dường như cái bi kịch ấy vẫn kéo dài đến mãi về sau.
- Vũ Nương tuy đã có một kiếp sống khác, đã được giải oan nhưng không trọn vẹn hạnh phúc.
- Mặc dù kết thúc của tác phẩm đã thỏa mãn về mơ ước ở đời có sự công bằng, nhưng không phải hiện thực lúc nào cũng như vậy.
=> Nói tóm lại, bi kịch vẫn còn tiềm ẩn ở trong kết thúc của tác phẩm, gợi ra cho người đọc nhiều sự xót xa cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến hà khắc nói chung và nhân vật Vũ Nương nói riêng.
Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Suy nghĩ của bản thân về cái kết của nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
2. Ý nghĩa kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương:
“Chuyện người con gái Nam Xương” kết thúc nhưng trong cái sự kì ảo lung linh ấy vẫn còn tiềm ẩn tính bi kịch. Câu chuyện kết thúc nhưng trong thực tại vẫn còn tồn tại những bi kịch còn tiềm ẩn trong thân phận của những người phụ nữ như nhân vật Vũ Nương. Những bi kịch của những người phụ nữ tiếp nối Vũ Nương trong cái xã hội phong kiến chuyên quyền. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến cho Trương Sinh đi lính phải rời gia đình làm phát sinh ra mối hàm oan của Vũ Nương. Chính cái chế độ nam quyền đã cho Trương Sinh trở thành một con người ích kỷ, nhỏ nhen, độc đoán và gia trưởng. Chính điều đó đã đè nặng, thậm chí là giết chết biết bao nhiêu thân phận người phụ nữ đức hạnh đáng thương. Dường như cái kết đã làm thỏa mãn những mơ ước ở đời về sự công bằng: người tốt gặp được điều tốt. Nhưng không phải lúc nào hiện thực cũng như vậy, trong cái kết thúc ấy vẫn còn những bi kịch, gợi ra cho người đọc sự xót xa, thương cảm cho thân phận nhỏ bé bất hạnh của những người phụ nữ có phẩm chất cao đẹp dưới cái xã hội phong kiến đấy sự hà khắc. Mặc dù tác giả đã miêu tả Vũ Nương có kiếp sống ở thuỷ cung và sự trở về của Vũ Nương lung linh kì ảo để thể hiện niềm mơ ước của con người về một cuộc đời có sự công bằng, nhưng ngay trong cái kết này vẫn còn tiềm ẩn tính bi kịch bởi hình ảnh Vũ Nương trở về mang màu sắc hư vô, ảo ảnh, con người chỉ tìm đến hạnh phúc cho bản thân ở thế giới nó không hề hiện hữu. Vì vậy, “Chuyện người con gái Nam Xương” với cái kết lung linh kỳ ảo tính bi kịch vẫn còn tiềm ẩn điều đó xuất phát từ quá trình nhận thức về giá trị hiện thực có trong tác phẩm.
3. Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất:
Trong tác phẩm”Chuyện người con gái Nam Xương” số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương cũng là số phận bi kịch của biết bao nhiêu người phụ nữ dưới xã hội phong kiến hà khắc, liệu rằng cái kết của truyện có phải là một có hậu hay đó chính một cái kết với nỗi đau khổ day dứt kéo dài? Với tấm lòng bao dung của mình, tác giả đã cho nhân vật Vũ Nương được minh oan và có một cuộc sống ở dưới thủy cung tuy vậy vẫn còn tồn tại cái hiện thực đau lòng.
Vũ Nương là một người con gái có nhan sắc xinh đẹp với phẩm chất thùy mị, dịu dàng, nết na. Nàng được gả cho chàng Trương và một lòng một dạ chăm lo cho gia đình nhà chồng. Biết Trương Sinh hay ghen tuông nhưng chưa bao giờ nàng để cho gia đình có sự bất hòa. Khi Trương Sinh đi tòng quân, nàng có mang và sinh ra một cậu tên là bé Đản. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng già ốm đau và con trai. Khi mẹ mất nàng một mình nuôi con khôn lớn, đợi chồng về để gia đình hạnh phúc vẹn toàn. Thời gian trôi, bé Đản đã lớn và hỏi mẹ về cha của mình, nàng đã chỉ tay vào cái bóng của mình ở trong đêm tối và nói đó chính là cha của bé Đản. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời qua lời của Đản, chàng đã đánh chửi rủa Vũ Nương mặc cho nàng thanh minh hết lời. Để chứng minh sự thủy chung của mình, Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Về sau, Trương Sinh biết vợ đã bị oan nên đã lập đền thờ giải oan cho nàng. Trong cái lung Linh Kỳ ảo Vũ Nương trở về nói lời đa tạ với chàng Trương sau đó biến mất. Câu chuyện đã kết thúc nhưng số phận bi kịch của những con người phụ nữ như nhân vật Vũ Nương trong xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại. Cái kết của tác phẩm đã dấy lên hai luồng ý kiến trái chiều đó là liệu kết thúc của truyện có hậu hay là nỗi bi kịch vẫn còn đang tiềm ẩn.
Phía sau cái kết tưởng chừng như là có hậu đó vẫn còn tiềm ẩn những bi kịch đầy đau đớn. Lúc còn sống, Vũ Nương mong ước rằng khi Trương Sinh về mình sẽ có một cuộc sống gia đình hạnh phúc vẹn toàn, nhưng khi Trương Sinh trở về đó là bi kịch cuộc đời nàng. Để chứng tỏ sự thủy chung với Trương Sinh Minh oan cho bản thân nàng đã lựa chọn cái chết. Lúc đã chết, Vũ Nương có một cuộc sống sung sướng dưới chốn thủy cung nhưng giờ đây cả đời nàng không thể hưởng được sự trọn vẹn của hạnh phúc của gia đình. Âm dương cách biệt mãi mãi Vũ Nương chẳng thể nào sống cùng chồng và con. Bé Đản trở thành một đứa bé mồ côi mẹ, sống một cuộc sống không có tình thương của người mẹ. Chắc hẳn khi Đản lớn sẽ càng day dứt khi vì một lời nói thơ ngây của mình xưa kia đã hại chết mẹ. Bi kịch đau đớn ấy vẫn còn kéo dài dai dẳng, liệu những người phụ nữ có tiếp nối Vũ Nương hay không? Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã khiến cho Trương Sinh đi lính phải rời gia đình làm phát sinh ra mối hàm oan của Vũ Nương. Chính cái chế độ nam quyền đã cho Trương Sinh trở thành một con người ích kỷ, nhỏ nhen, độc đoán và gia trưởng. Chính điều đó đã đè nặng, thậm chí là giết chết biết bao nhiêu thân phận người phụ nữ đức hạnh đáng thương. Dường như cái kết đã làm thỏa mãn những mơ ước ở đời về sự công bằng: người tốt gặp được điều tốt. Nhưng không phải lúc nào hiện thực cũng như vậy, trong cái kết thúc ấy vẫn còn những bi kịch, gợi ra cho người đọc sự xót xa, thương cảm cho thân phận nhỏ bé bất hạnh của những người phụ nữ có phẩm chất cao đẹp dưới cái xã hội phong kiến đấy sự hà khắc.
Tác giả đã cố gắng thêm những chi tiết kì ảo nhưng cũng phải bất lực trước hiện thực. Sự bất công vẫn tiếp diễn trong hiện thực, gây ra biết bao bi kịch đau đớn. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của biết bao người phụ nữ khác. Họ cam chịu nỗi đau, tiếng nói trở nên dần yếu ớt. Vũ Nương còn được sống ở một thế giới khác, được minh oan, vậy còn những người phụ nữ khác với số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến ra sao? Với tấm lòng nhân đạo của mình, tác giả đã tố cáo đanh thép vào cái chế độ phong kiến tàn ác, ông hướng đến sự bao dung đối với những người phụ nữ có số phận bất hạnh, thân phận nhỏ bé giữa dòng đời đầy sự nghiệt ngã.
Nguyễn Dữ đã đưa yếu tố kỳ ảo vào kết thúc truyện góp phần giúp cho Vũ Nương được giải oan và có một kiếp sống sung túc ở chốn thủy cung, từ đó gợi ra cho con người tin vào luật nhân quả, sự công bằng ở trong cuộc sống. Nhân vật Vũ Nương trong truyện như một lời than oán cho số phận bất hạnh của con người đồng thời đó cũng chính là tố cáo đanh thép của tác giả đến cái xã hội phong kiến đầy rẫy hà khắc, tàn ác.
4. Suy nghĩ về kết thúc của Chuyện người con gái Nam Xương chi tiết:
Đã có rất nhiều tác phẩm được coi là truyền kỳ trong văn học Việt Nam. Tuy nhiên từ trước đến nay chỉ có tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ mới được tôn vinh là thiên cổ kỳ bút. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập thiên cổ đó. Truyện kể về số phận của nhân vật Vũ Nương đã để lại nhiều niềm cảm thương sâu sắc trong lòng người đọc.
Tác phẩm là câu chuyện xoay quanh người phụ nữ quê Nam Xương có tên là Vũ Nương. Nguyễn Dữ vẽ lên nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ bình dân sinh ra trong gia đình khó khăn chứ không phải là một người phụ nữ nơi lầu cao hay bủa vây là sự vinh hoa phú quý. Nhưng nàng mang đầy đủ các vẻ đẹp của một mẫu người lý tưởng, nàng có tính nết thuỳ mị, đức hạnh vẹn toàn cộng thêm nhan sắc và ngoại hình xinh đẹp. Chồng nàng là Trương Sinh tuy sinh ra trong gia đình giàu có nhưng lại có tính đa nghi nên lúc nào cũng phòng ngừa vợ. Thế nhưng nàng cư xử rất khéo léo và giữ gìn khuôn phép nên gia đình không bị bất hòa. Đến khi nàng ra tiễn chồng đi lính, công danh phú quý không phải là thứ mà nàng ao ước chỉ mong chồng trở về bình yên là đủ rồi. Nàng thực sự là một người mẹ hiền, một người con dâu hiếu thảo khi đã tận tình chạy chữa và thuốc thang cho người mẹ chồng đau ốm và khi bà mất thì nàng lo chuyện ma chay tế lễ rất chu đáo trong những ngày mà chồng vắng nhà. Những lời nói đẹp đẽ với mục đích ca ngợi về con người của nhân vật Vũ Nương đều được tác giả đặt người mẹ chồng nàng của nàng, điều đó khiến cho nó càng thêm ý nghĩa hơn. Không những nàng là người con dâu hiếu thảo mà còn là người vợ thủy chung. Trong quãng thời gian Trương Sinh đi lính nàng vẫn ở nhà một lòng một dạ với chồng. Bằng sự tài hoa của mình Nguyễn Dữ đã làm hiện thân nên nhân vật Vũ Nương với sự yêu quý của mọi người bởi tính nết, phẩm chất tốt đẹp của nàng. Nàng luôn là con người của gia đình, là người vợ hiền, một người con dâu hiếu thảo, người luôn vun vén và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Sự dịu dàng, hiếu thảo và thủy chung của nàng đáng lẽ phả được đến bù cho một cuộc sống hành phúc, đầm ấm. Nhưng trái với điều đó khi ngày Trương Sinh trở về. Khi nghe lời con trẻ kể về người cha hằng đêm, hắn đinh ninh là vợ hư nên đã đánh đập, mắng chửi và đuổi nàng đi mặc cho sự can ngăn của hàng xóm láng giềng và những lời than của vợ. Đau đớn và tuyệt vọng khi không có cơ hội thanh minh nàng đã đến bến Hoàng Giang để tự tử. Lúc này đói với nàng, việc chọn cái chết chính là hành động để chứng minh sự trong sạch và bảo toàn danh dự của mình. Với nhịp văn dồn dập và sự thống thiết trong những lời văn khiến người đọc có thể đồng cảm với nỗi niềm thương xót của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương người phụ nữ thủy chung bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã để Vũ Nương được sống như những nàng tiên khi nàng bước sang một thế giới thần tiên như bày tỏ lòng thương đối với nàng. Qua đó ta rút ra được một quan niệm ở hiền gặp lành. Chiến tranh phong kiến đã làm cho mọi gia đình phải chia ly. Mà ở đây đại diện là Vũ Nương. Mặc dù câu chuyện về nàng đã khép lại nhưng vẫn còn mã sự căm ghét xã hội phong kiến vô nhân đạo đó.
Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” tác giả Nguyễn Dữ muốn thể hiện một tấm lòng trân trọng của mình đối với những vẻ đẹp bình dị nhưng cao cả của người phụ nữ đồng thời nhà văn còn bày tỏ thái độ đồng cảm với cuộc đời đầy dẫy những bất hạnh mà đã ập đến với họ. Chính sự cảm hứng nhân đạo có trong tác phẩm không chỉ giúp cho độc giả đồng cảm với số phận của những người phụ nữ bất hạnh mà còn giúp cho tác phẩm đi suốt trên chặng đường lịch sử thăng trầm của dân tộc.