Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo sau khi ra tù hay nhất

Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo sau khi ra tù hay nhất
Bạn đang xem: Phân tích sự tha hóa của Chí Phèo sau khi ra tù hay nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Dàn ý phân tích sự tha hoá của Chí Phèo sau khi ra tù ngắn gọn:

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo”
  • Khái quát quá trình tha hoá của Chí Phèo sau khi ra tù: từ một người nông dân hiền lành, lương thiện bị nhà tù thực dân nhào nặn tha hoá biến thành một con quỷ dữ.

Thân bài

a. Khái quát sơ lược về nhân vật Chí Phèo 

  • Xuất thân: không cha, không mẹ, là một đứa bé bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi dưỡng.
  • Là một người nông dân lương thiện, hiền như đất, chăm chỉ lao động làm ăn, làm canh điền cho nhà Bá Kiến.
  • Khao khát về một cuộc sống giản dị như bao người bình thường khác: một ngôi nhà nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải,…
  • Có lòng tự trọng, cảm thấy bị nhục nhã khi bị bà Ba sai làm những điều không chính đáng.

b. Quá trình tha hoá của Chí Phèo

  • – Bị Bá Kiến căm giận ghen tuông nên đã đày đoạ vào tù.
  • – Nhà tù thực dân biến hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại
  • – Sự tha hoá về ngoại hình: đầu trọc lốc, răng cạo trắng,….
  • – Sự tha hoá về nhân tính: trở nên lưu manh, du côn, rạch mặt ăn vạ, … làm tay sai cho nhà Bá Kiến.

=> Chí Phèo đã bị tha hoá cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân nghèo khổ bị chà đạp đến tận cùng.

c. Sự xuất hiện của Thị Nở nhân tính của Chí Phèo đã quay trở lại

  • Hắn cảm thấy bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Khi tỉnh Chí còn cảm thấy miệng mình đắng và lòng mơ hồ buồn bã.
  • Cảm thấy “sợ rượu”, đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự thức tỉnh hoàn toàn.
  • Hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: nghe được âm thanh của tiếng người cười nói, âm thanh của tiếng chim đang hót,…
  • Khi đã đủ tỉnh táo thì hắn nhận thức được hoàn cảnh của bản thân và thấy mình cô độc.

=> Sau những cơn say triền miên Chí thực sự tỉnh táo sau khi gặp Thị Nở.

  • Ký ức thời trẻ mà hắn khao khát mong ước đã quay trở lại: một gia đình nho nhỏ, chồng thì cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải,…
  • Sự xuất hiện của Thị Nở làm cho nhân cách của Chí Phèo đã thực sự thức tỉnh.
  • Sau khi bị Thị Nở từ chối hắn đau đớn, tuyệt vọng cho số phận của mình. 
  • Đến thẳng nhà Bá Kiến và giết chết hắn, sau đó tự kết iễu đời mình.

Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
  • Nêu khái quát cảm nhận của bản thân

2. Dàn ý phân tích sự tha hoá của Chí Phèo sau khi ra tù chi tiết:

Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”. 
  • Trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, quá trình Chí Phèo từ một người nông dân chất phác, hiền lành đã bị tha hóa cả về tính cách lẫn ngoại hình sau khi tù về. Nhưng anh vẫn còn giữ được nhân tính, dưới ngòi bút Nam Cao thì những hình ảnh đó đã được khắc họa một cách chân thực và rõ nét.

Thân bài

  • Tóm tắt sơ lược tác phẩm “Chí Phèo”
  • Trước khi đi tù:

+ Tuổi thơ bất hạnh: không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, bị bỏ rơi ở lò gạch cũ.

+ Khi trưởng thành thì Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến.

+ Phẩm chất của Chí: là người lương thiện, hiền lành chất phác, giàu lòng tự trọng và có ước mơ bình dị như bao người.

  • Sau khi ra tù: Chí tha hóa thành quỷ dữ cả về ngoại hình lẫn tính cách.

+ Về ngoại hình: cái đầu hắn trọc lốc, răng thì trắng hớn, cái mặt thì câng câng, hai con mắt gườm gườm,…

+ Về tính cách: lưu manh, hành động liều lĩnh,… 

=> Nhân vật Chí Phèo là đại diện điển hình cho giai cấp nông dân bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.

  • Lý do đã khiến Chí bị tha hóa: Sự chèn ép, áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến.

Nhận xét:

  • Về mặt nội dung: Tác phẩm cho người đọc thấy được tình tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: bộ phân nông dân lương thiện bị áp bức, bóc lột kiến họ mất đi cả về nhân hình lẫn nhân tính, như biến thành một con quỷ dữ mà đại diện là Chí Phèo. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo và khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân Việt Nam kể cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính. 
  • Về mặt nghệ thuật: nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật, cùng với bút pháp tả thực, Nan Cao đã cho người đọc thấy được hiện thực của xã hội ở giai cấp nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Kết bài 

Nêu nhận xét của bản thân về tác phẩm.

3. Phân tích sự tha hoá của Chí Phèo sau khi ra tù hay nhất:

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông chứa đựng cả giá trị nội dung và giá trị nhân đạo sâu sắc. Với tấm lòng nhân hậu giàu lòng yêu quê hương, đất nước. Tác phẩm “Chí Phèo” của ông đã khái quát một thời kỳ biến động của đất nước ở những vùng nông thôn nghèo, nơi có những con người thấp cổ bé họng đã bị đày đoạ đi đến bước đường cùng. Điều này được thể hiện rõ qua quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù.

Nhân vật chính tác phẩm đó là Chí Phèo – có một số phận bất hạnh bị bỏ rơi trong một lò gạch cũ từ khi còn nhỏ, sau đó được người dân làng Vũ Đại nuôi dưỡng. Khi trưởng thành, hắn là một người chăm chỉ làm ăn nhưng bị buộc tội oan và đi tù. Nhà tù thực dân phong kiến đã biến hắn từ một con người lương thiện thành một con quỷ dữ và làm tay sai cho nhà Bá Kiến. Nhưng từ khi gặp được Thị Nở cuộc sống của hắn được thức tỉnh làm người nhưng khi Thị Nở nghe lời bà cô rồi cự tuyệt Chí. Hắn tức giận rồi giết Bá Kiến sau đó tự sát. Quá trình tha hoá của Chí Phèo đã được nhà văn diễn tả đầy chua xót từ một người lương thiện chăm chỉ làm ăn lại biến thành một con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại. Chí Phèo xuất hiện khi say rượu cùng những tiếng chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại, hắn chửi cả đứa đẻ ra hắn. Khi say rượu nên người ta không quan tâm hắn, không ai chấp với một kẻ say rượu, mọi người cũng đã quen với việc đó và cho rằng hắn không chửi mình. Nhưng Chí càng say thì hắn càng nhận ra số phận đầy đau khổ, bất hạnh của mình mặc dù mang hình dáng con người nhưng không một đến ai công nhận hắn. Hắn là một con người cô độc, không ai trò chuyện, đáp lại lời hắn chỉ là những tiếng sủa của con chó.

Tuổi thơ đầy bất hạnh không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, hắn bị bỏ rơi từ lúc còn nhỏ ở trong cái lò gạch bị bỏ hoang, rồi được người dân làng Vũ Đại nuôi nấng. Sau khi trưởng thành, Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến, tự làm nuôi bản thân, tính tình thì “hiền như đất” giàu lòng tự trọng, và cảm thấy ghê tởm khi bị bắt làm những việc “không chính đáng”. Hắn cũng có ước mơ, hoài bão hắn ước có một gia đình nhỏ, chồng cày thuê, cuốc mướn vợ dệt vải có vốn liếng để nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Nhưng chế độ phong kiến thối nát đã đẩy con người hiền như đất ấy đến bên bờ vực tù tội bị cự tuyệt làm người. Sau khi ra tù Chí đã bị tha hóa trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại trên cả ngoại hình lẫn tính cách. Ngoại hình của hắn giống như một tên lưu manh cái đầu hắn cạo trọc lốc, răng thì cạo trắng hớn, cái mặt hắn cứ “câng câng” và hai con mắt “gườm gườm”. Hắn mặc quần nái đen và áo tây vàng, ngực hắn thì phanh ra xăm trổ những hình thù đầy quái dị. Bên cạnh ngoại hình thì tính cách của hắn cũng bị biến chất. Hắn liều lĩnh, hung hăng liều lĩnh chỉ suốt ngày làm say rượu rồi đến nhà Bá Kiến chửi, phá hoại tài sản những gia đình lương thiện khác. Hắn làm tay sai cho Bá Kiến, bị lợi dụng để đổi lấy chìm đắm vào những cơn say.

Hắn đã trở thành một tên quỷ dữ của làng Vũ Đại, tất cả mọi người đều xa lánh và sợ hắn. Hắn được sinh ra để làm người nhưng lại được không công nhận làm người, đó là một cuộc đời vô nghĩa. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt Chí cũng đã nhận ra được lỗi lầm của bản thân và tìm ra được nguyên nhân gây ra bi kịch cho cuộc đời mình đó chính là Bá Kiến và nhà tù thực dân phong kiến thối nát. Hắn đã trả thù giết Bá Kiến và sau đó tự sát, việc hắn tìm đến cái chết cũng chính là để giải thoát cho cuộc đời đầy bi kịch chính mình.

Nhà văn Nam Cao xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo với nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, bộc lộ tính cách rõ nét qua mỗi nhân vật tạo ấn tượng mạnh đối với người đọc. Với giọng văn lúc đằm thắm lúc chua chát kết hợp với ngôn ngữ sống động góp phần tạo nên nét gần gũi, bình dị của người nông dân. Qua nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, Nam Cao đã xây dựng hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tiêu biểu cho một bộ phận người nông dân bị chế độ phong kiến tàn bạo đày đoạ tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính.

4. Phân tích sự tha hoá của Chí Phèo sau khi ra tù ngắn gọn:

Chí Phèo là một tác phẩm văn học hiện thực sống mãi trong nền văn học Việt Nam. Câu chuyện kể về bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội phong kiến thối nát tăm tối, ngột ngạt, điển hình là nhân vật có tên là Chí Phèo. Bản chất của Chí là một con người hiền lành, lương thiện, luôn khao khát có được cuộc sống bình dị như bao người khác nhưng lại bị xã hội phong kiến cũ lúc bấy giờ biến Chí thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tình yêu của Chí Phèo với Thị Nở vì “bát cháo hành” đã đánh thức con người lương thiện trong hắn. Nhưng sau khi bị Thị Nở cự tuyệt thì hắn lại giết Bá Kiến và chọn cái chết làm con đường giải thoát cho chính mình.

Chí Phèo là một đứa bị bỏ con rơi, trong cái lò gạch cũ bỏ hoang, hắn lớn lên trong sự nuôi dưỡng của những người nông dân làng Vũ Đại. Cuộc sống khi trưởng thành thì làm canh điền trong nhà Bá Kiến, hắn cảm thấy nhục nhã hổ thẹn với lương tâm khi bị vợ ba Bá Kiến sai “bóp chân” khiến Bá Kiến ghen tuông nên đã đày đoạ hắn đi tù. Thấm thoát đã đến ngày hắn ra tù, hắn trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại khi suốt ngày chìm đắm vào những cơn say rượu, đập phá tài sản nhiều gia đình nông dân nghèo lương thiện và hắn chửi đời, chửi trời, chửi cả làng Vũ Đại thậm chí hắn chửi cả đứa nào đã đẻ ra mình. Một lần hắn tỉnh giấc vào một buổi sán với tiếng chim ríu rít, nằm trong căn lều ẩm thấp Thị Nở đã đánh thức hắn tỉnh, hắn nghe thấy tiếng những người đi chợ cười nói, nghe thấy tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Đây là lần đầu tiên hắn rung động trước cuộc sống xung quanh hắn. Nhà văn đã thành công trong việc xây dựng nhiều diễn biến tâm lý nhân vật thật xuất sắc, hấp dẫn người đọc. Vào lúc ấy những kỉ niệm xưa lại ùa về, hắn đã từng mong muốn có một gia đình nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ thì dệt vải hay là mua những sào ruộng khi cuộc sống đã khá giả. Nhưng tất cả chỉ là mơ hồ, hắn cảm thấy buồn bã, cô độc. Dường như bản tính lương thiện trong một con quỷ dữ đã được thức tỉnh. Nhưng rồi tình yêu của Chí Phèo với Thị Nở cũng bị đổ vỡ do Thị Nở nghe lời của cô mình là cự tuyệt hắn. Hắn nhận thức được nguyên nhân khiến cuộc sống hắn trở nên nế tắc, tăm tối, khốn khổ là do đâu mà ra. Hắn đi tìm lương thiện, trả thù Bá Kiến rồi tự giết chính mình. Chí Phèo đã chết, chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bị bỏ hoang cho thấy một “Chí Phèo con” sắp sửa ra đời. Cách sắp xếp tình huống truyện của nhà văn khá tinh tế và độc đáo, khiến người đọc không thể rời được.

Quá trình bị cự tuyệt làm người của Chí được diễn ra đồng thời với quá trình hắn bị tha hoá. Ngay từ đầu tác phẩm, hắn cất những tiếng chửi, đây như là tiếng hát để giải thoát những vu vơ của một thằng say rượu. Hắn khao khát được giao tiếp với mọi người, nhưng không một ai đáp lại hắn chỉ ngoài tiếng chó sủa. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở đã làm cho Chí Phèo thức tỉnh, từ đây bi kịch mới thực sự đã bắt đầu. Hắn không khỏi ngạc nhiên và xúc động khi nhìn thấy Thị Nở bê cho mình bát cháo hành. Hắn cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng trong mũi, bát cháo hành ấy có hương vị của một tình yêu chân thành, bình dị và hạnh phúc. Khi bị Thị Nở cự tuyệt hắn nhận ra rất nhiều lỗi lầm của bản thân, hắn tự hỏi làm sao để quay lại trở thành một con người lương thiện. Hắn uống thật nhiều rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng buồn. Hắn quyết định đi gặp Bá Kiến rồi giết chết hắn sau đó tự sát để giải thoát bi kịch của cuộc đời. Một Chí Phèo say bằng xương, bằng thịt đã chết, hắn chết trong những bi kịch đau đớn cuộc đời, hắn chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một con người lương thiện mà hắn khao khát có được. Đây chính là sự vùng lên mạnh lẽ của người nông dân khi nhận thức được cuộc sống, qua đó tố cáo giai cấp thống trị xã hội phong kiến tàn ác đẩy người nông dân nghèo vào bước đường cùng.

Thông qua tác phẩm nhà văn Nam Cao muốn gửi tới người đọc, hãy quan tâm, trân trọng đến những người xung quanh, để từ đó phát hiện ra những bản chất tốt đẹp có trong chính con người họ, để rồi họ sẽ có một cuộc đời hạnh phúc và đầy ý nghĩa.

5. Phân tích sự tha hoá của Chí Phèo sau khi ra tù chi tiết:

Tác phẩm Chí Phèo một trong những tác phẩm đỉnh cao của nhà văn Nam Cao. Chí Phèo là nhân vật chính của truyện ngắn cùng tên, là một người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng đã bị xã hội cũ và nhà tù thực dân biến đổi tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Tuy vậy, nhưng trong con người Chí vẫn luôn tồn tại một bản chất lương thiện của một con người. Quá trình đó đã được nhà văn Nam Cao khắc hoạ lên hình tượng nhân vật Chí Phèo một cách hết sức tinh tế và tài hoa.

Từ khi được sinh ra Chí đã là một đứa trẻ bất hạnh, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Chí lớn lên trong sự nuôi nấng đầy tình yêu thương, đùm bọc của những người nông dân làng Vũ Đại. Họ truyền tay nhau nuôi dưỡng Chí trở thành một con người hiền lành, chất phác và lương thiện. Sau đó, Chí đi làm cày điền cho gia đình nhà Bá Kiến. Hắn đã từng khao khát mông ước mình sẽ có có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ thì dệt vải, nếu cuộc sống có khá giả hơn thì mua sào đất để cày cấy. Đó là mơ ước giản dị, bình yên như bao người khác, tuy nhỏ bé nhưng lại hết sức lớn lao. Nhưng cuộc đời hắn vốn đã bất hạnh, hắn làm tay sai cho nhà Bá Kiến, bị bà Ba bắt bóp chân khiến Bá Kiến ghen tuông, căm hận. Hắn bị bọn cầm quyền đẩy vào con đường tù tội và đã bị nhà tù thực dân tha hoá trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Thấm thoát đã qua bảy tám năm hắn đi tù về. Hắn không còn là Chí Phèo của ngày xưa nữa, trông hắn như một tên lưu manh, răng cạo trắng hớn, cái đầu trọc lóc, mặt lúc nào cũng câng câng, khắp người xăm trổ đầy mình trông gớm chết. Không chỉ bị thay đổi về ngoại hình, hắn cũng bị thay đổi cả về nhân tính. Hắn làm tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy những cơn say rượu. Cuộc sống của hắn chìm trong rượu chè, hắn rạch mặt ăn vạ, phá hoại tài sản của biết bao nhiêu gia đình nông dân nghèo, thậm chí là giết người. Hắn đã trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị mọi người ghét bỏ, xa lánh, không ai thèm nói chuyện với hắn, kể cả khi hắn chửi người ta luôn coi là chắc nó chừa mình ra. Tiếng chửi của hắn thể hiện niềm khao khát được giao tiếp với mọi người, mong muốn được hòa nhập cùng với cuộc sống của con người. Cuộc đời hắn, khi gặp Thị Nở hắn nhận thức bản thân mình mình vẫn chưa bị tha hóa hoàn toàn về nhân tính. Trong một lần tỉnh rượu, hắn bị ốm và được Thị Nở chăm sóc làm nảy sinh tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở. Khi Thị Nở bê bát cháo hành cho hắn thì đây là lần đầu tiên hắn biết đến vị ngon của cháo hành một cách kì lạ. Hắn tự hỏi tại sao cho đến bây giờ hắn mới được nếm mùi vị của cháo hành. Hắn nhìn thị Nở bằng đôi mắt hàm ơn và rơm rớm nước mắt. Đây chính là giọt nước mắt đánh dấu sự trở về của nhân tính lương thiện trong hắn. Hắn khao khát hạnh phúc mong muốn được làm hoà vào cuộc sống của con người. Như vậy, trong con người hắn phần nhân tính chưa bao giờ biến mất, nó chỉ bị sự tàn ác của xã hội thực dân che khuất mất.

Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó, Thị Nở đã nghe lời của bà cô, sau đó đã đến nhà Chí cự tuyệt hắn. Lúc này hắn tuyệt vọng vác dao đến giết chết cả nhà con Nở, nhưng hắn mơ hồ nhận ra được nguyên nhân gây ra bi kịch của đời của mình và đến nhà Bá Kiến để trả thù sau đó hắn tự kết liễu chính mình. Cái chết chính là lựa chọn duy nhất để giải thoát cho hắn khỏi cái xã hội thực dân tàn ác tối tăm. Qua đó, lên án, tố cáo xã hội phong kiến thối nát đã đẩy con người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng.

Nhà văn Nam Cao đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và xây dựng nhân vật quá trình tha hoá của Chí Phèo: từ một người nông dân lương thiện bị tha hóa thành quỷ dữ cuối cùng là sự trở về của nhân tính trong nhân vật Chí Phèo.  Với ngôn ngữ giản dị mà sâu sắc, tác giả đã bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận bi thảm của những người nông dân nghèo, bị tha hoá cả nhân hình và nhân tính đày đoạ đến bước đường cùng. Đồng thời thể hiện niềm tin tưởng của tác giả đối với bản chất thật sự trong người nông dân đó là hiền lành, chất phác và lương thiện. 

THAM KHẢO THÊM: