Gợi ý đáp án mô đun 4 môn Giáo dục thể chất THCS

Gợi ý đáp án mô đun 4 môn Giáo dục thể chất THCS
Bạn đang xem: Gợi ý đáp án mô đun 4 môn Giáo dục thể chất THCS tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Đáp án mô đun 4 môn giáo dục thể chất THCS:

Câu 1. Chọn đáp án đúng nhất

Yêu cầu “Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình. giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được hiểu là

A. thực hiện khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.

B. thực hiện sự thống nhất về mạch kiến thức giữa các môn học và hoạt động giáo dục, đảm bảo tổng thời lượng không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình.

C. thực hiện kế hoạch vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường, phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.

D. thực hiện huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

Câu 2. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là:

Chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia

Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Nội dung giáo dục địa phương

Kế hoạch giáo dục của nhà trường

Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu (…) khi tiến hành xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học.

Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Yêu cầu khi xây dựng cân (1) ………….., phân tích (2) …… để thực hiện chương trình, xác định (3)………., từ đó xây dựng (4) ………..

A. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường (4) khung thời gian thực hiện chương trình.

B. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.

C. (1) Xác định căn cứ pháp lý; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.

D. (1) Tìm hiểu chương trình GDPT 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) thành phần thực hiện chương trình; (4) khung thời gian thực hiện chương trình.

Câu 4. Chọn các đáp án đúng

Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm các loại nào dưới đây?

A. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

B. Kế hoạch thực hiện các chương trình môn học.

C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn.

D. Kế hoạch bài dạy của tổ chuyên môn.

Câu 5. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ở bên phải tương ứng

Lựa chọn và nối các bước ở Cột bên trái tương ứng với các nội dung Ở Cột bên phải theo đúng tiến trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Trả lời:

Câu hỏi Câu trả lời
Bước 1 Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học.
Bước 2 Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình.
Bước 3 Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch

Câu 6. Chọn đáp án đúng nhất

Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là một thành phần trong cấu trúc. (khung) kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh?

A.O Đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình năm học.

B. Mục tiêu giáo dục năm học của nhà trường.

C. Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

D. Khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình năm học và kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục

Câu 7. Chọn đáp án đúng nhất

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào KHÔNG ĐÚNG?

A. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong và giữa các môn học, hoạt động giáo dục.

B. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn là bản kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, giáo viên không được phép điều chỉnh.

C. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn học cần căn cứ vào khối lượng nội dung dạy học và thời lượng dạy học để phân chia các nội dung dạy học sao cho đảm bảo tính khả thi và vừa sức đối với trình độ học sinh.

D. Mỗi giáo viên – dựa trên kiến thức, kinh nghiệm cá nhân có được trong quá trình giảng dạy – đều phải góp phần vào xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Câu 8. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối các Cột bên trái với nội dung bên phải để có nội dung phù hợp với các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:

Trả lời:

Câu hỏi Câu trả lời
Đảm bảo tính pháp lý Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn
Đảm bảo tính logic Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chủ trong đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác
Đảm bảo tính linh hoạt Kế hoạch không cứng nhắc mà có thể được thay đổi trong các trường hợp cần thiết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn
Đảm bảo tính khả thi Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường và các yếu tố khác

Câu 9. Chọn các đáp án đúng

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần thực hiện những yêu cầu nào dưới đây?

A. Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn.

B. Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường.

C. Chú trọng đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác.

D. Đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh.

Câu 10. Chọn các đáp án đúng

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần trình bày những nội dung nào dưới đây?

A. Phân phối chương trình

B. Các hoạt động giáo dục

C. Chuyên đề lựa chọn 

D. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Câu 11. Chọn các đáp án đúng

Trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, phần đặc điểm tình hình cần trình bày những nội dung nào dưới đây?

A. Đặc điểm học sinh, đội ngũ giáo viên

B. Phòng học bộ môn

C. Tình hình tài chính trong năm học

D. Thiết bị dạy học

Câu 12. Chọn các đáp án đúng

Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học có vai trò

A. là công cụ phối hợp nỗ lực của GV với cán bộ quản lý nhà trường.

B. làm giảm tính bất ổn định của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

C. làm giảm được sự chồng chéo và giảm thiểu những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của cá nhân GV và của nhà trường

D. là văn bản giúp Ban Giám hiệu giám sát hoạt động dạy học và giáo dục của từng giáo viên trong nhà trường.

Câu 13. Chọn các đáp án đúng

Việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của giáo viên trong năm học cần đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây?

A. Đảm bảo tính pháp lí.

B. Đảm bảo tính thực tiễn.

C. Đảm bảo tính vừa sức.

D. Đảm bảo tính khoa học.

E. Đảm bảo tính thẩm mĩ.

F. Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể.

Câu 14. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Lựa chọn và ghép bước ở cột trải tương ứng với các nội dung ở cột phải theo đúng quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Trả lời:

Câu hỏi Câu trả lời
Bước 1 Phân tích đặc điểm tình hình
Bước 2 Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên
Bước 3 Rà soát, hoàn thiện khung kế hoạch giáo dục môn học
Bước 4 Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

Câu 15. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ở bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối các bước và nội dung phù hợp với các bước đó trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:

Trả lời:

Câu hỏi Câu trả lời
Phân tích đặc điểm tình hình Phân tích tình hình học sinh, giáo viên, tình hình thiết bị dạy học, phóng học, địa điểm có thể tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục
Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên để lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì, các nội dung khác
Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn Rà soát lại các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện
Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn Trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt, tổ chức phân công nhiệm vụ để thực hiện

2. Giáo dục thể chất trong hệ thống giáo dục:

Trong hệ thống giáo dục, nội dung cụ thể của giáo dục thể chất gắn liền với giáo dục tư cách, đạo đức, giáo dục cái đẹp và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
       
Giáo dục thể chất trong trường học là môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản. . . . , hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tầm vóc, tiến tới hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống. Đồng thời, giáo dục văn hóa thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần, biết cách thích nghi và hài hòa với hoàn cảnh sống, điều kiện môi trường học tập, làm việc và hoàn cảnh xã hội.

3. Ý nghĩa của giáo dục thể chất:

3.1. Đối với thể chất học sinh:

Giáo dục thể chất học đường có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn phát triển của mỗi con người, nhất là lứa tuổi học đường. Thể hiện ở các khía cạnh sau:

– Góp phần giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực, tầm vóc phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm sức khoẻ riêng của từng học sinh.

– Xây dựng cơ sở cho sự phát triển toàn diện năng lực thể chất, hoàn thiện thể chất, tăng cường sức khỏe và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo.

– Phát triển toàn diện thể lực, kỹ năng vận động cơ bản và năng lực vận động cốt lõi: Năng lực tự động, sáng tạo; khả năng giao tiếp, ứng xử; khả năng thể chất (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo); khả năng phối hợp vận động; khả năng vượt chướng ngại vật; năng lực phòng chống đuối nước; khả năng thích ứng với môi trường xã hội… Trên cơ sở đó, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí, hình thành văn hóa thể chất cá nhân và xây dựng lối sống lành mạnh.

3.2. Đối với trí tuệ của học sinh:

– Các nghiên cứu cho thấy, rèn luyện thân thể không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể mà còn có tác động đến trí thông minh của con người. Khoa học và thực tiễn cũng đã chứng minh, chăm sóc và nâng cao sức khỏe thông qua rèn luyện thân thể là biện pháp chủ động, tích cực, ít tốn kém, hiệu quả và phù hợp nhất với quy luật phát triển tâm, sinh lý của cơ thể và lứa tuổi, góp phần quan trọng phòng bệnh, tăng cường sức khỏe, làm đẹp ngoại hình và phát triển toàn diện các tố chất vận động. 

– Rèn luyện thân thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao, những môn thể thao vừa sức, vừa sức, có tác dụng hình thành và giáo dục phẩm chất đạo đức, những phẩm chất tự nhiên của con người như: Ý chí, dũng cảm, quả quyết, tự tin, kiên trì, nhẫn nại; ý thức tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần tập thể, ý thức đồng đội… Thể dục, thể thao giúp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, tạo dựng niềm tin, sự lạc quan cho thế hệ trẻ.