Đáp án B
– Trong hai giai đoạn đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1952 và 1952 – 1973) chính sách đối ngoại của Nhật Bản đều tập trung trong mối quan hệ với Mĩ (Biểu hiện cụ thể với Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật) và các nước Tây Âu.
– Từ năm 1973 đến năm 1991, Nhật Bản bắt đầu thực hiện chính sách “hướng về châu Á” với học thuyết Phucưđa (1977), tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và ASEAN. Đây chính là điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991 so với hai giai đoạn trước.
2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:
Giai đoạn đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã đánh dấu sự công bố chính thức mục tiêu chiến lược của Nhật Bản trong việc nâng cao vị thế, vai trò chính trị và xác lập ảnh hưởng toàn diện của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á với sự ra đời của Học thuyết Miyazawa vào tháng 1-1993, nhân chuyến thăm chính thức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) của Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazawa.
Học thuyết Miyazawa bao gồm hai nội dung chính:
Thứ nhất, Nhật Bản nhắc lại cam kết không trở thành “cường quốc quân sự”. Đồng thời, trên cơ sở một tầm nhìn lâu dài về an ninh khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản chủ trương cùng các quốc gia khu vực Đông Nam Á tập trung hợp tác ổn định, đoàn kết, thiết lập trật tự an ninh và bảo vệ hòa bình ở khu vực.
Thứ hai, Nhật Bản kêu gọi sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN để tái thiết bán đảo Đông Dương, xác định diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương.
Học thuyết Miyazawa thực chất là sự tiếp nối những nỗ lực lớn của Nhật Bản từ Học thuyết Fukada – học thuyết nền tảng đánh dấu “sự quay trở về châu Á” của Nhật Bản, được công bố nhân dịp Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukada tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ hai, diễn ra tại Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) vào tháng 8-1977, trong thực hiện mục tiêu thiết lập quan hệ tổng thể hài hòa, hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và tăng cường ảnh hưởng hàng đầu của Nhật Bản tại khu vực trên cả phương diện chính trị và kinh tế. Duy trì quan điểm “chính trị, kinh tế song hành” được hình thành từ Học thuyết Fukada, Học thuyết Miyazawa tiếp tục khẳng định trụ cột kinh tế và trụ cột chính trị luôn là động lực nền tảng thúc đẩy, củng cố quan hệ ngoại giao và trở thành những định hướng cho sự phát triển quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á trong một giai đoạn mới.
Trên lĩnh vực kinh tế: Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến vấn đề hợp tác kinh tế và viện trợ phát triển chính thức (ODA), xác định đây là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược ngoại giao. Trên thực tế, trật tự an ninh và hòa bình, tinh thần hợp tác ổn định và phát triển mà Nhật Bản chủ trương thiết lập ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng dựa trên việc duy trì chính sách ngoại giao kinh tế, thông qua các khoản viện trợ kinh tế nhằm tạo lập một nền tảng kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào kinh tế Nhật Bản. Các hoạt động kinh tế đối ngoại, viện trợ kinh tế của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á đã được tăng cường đáng kể trong những năm 90 của thế kỷ XX. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã sử dụng chính sách ngoại giao kinh tế – ngoại giao ODA một cách hiệu quả nhằm nỗ lực khẳng định vị trí, vai trò của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á. Một số lượng vốn ODA lớn đã được đầu tư vào khu vực này dưới hình thức hợp tác kinh tế. Thông qua hoạt động ngoại giao kinh tế và ODA, Nhật Bản không những bảo vệ và thúc đẩy được lợi ích kinh tế của đất nước, mà còn tăng cường hợp tác, cạnh tranh trong quan hệ kinh tế, hỗ trợ nền kinh tế các quốc gia khu vực phát triển.
Tháng 12-1992, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên quyết định nối lại ODA sớm nhất cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh, khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam vẫn chưa được dỡ bỏ. Với mức đầu tư 281,24 triệu USD (năm 1992), Nhật Bản trở thành nước đứng đầu trong số các nước cung cấp ODA cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ sáu trong số các nước nhận ODA của Nhật Bản, trong đó 5,43 triệu USD là viện trợ không hoàn lại và 275,81 triệu USD là tài trợ tín dụng. Trong giai đoạn 1992 – 2003, mức viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt khoảng 8.700 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam; trong đó, khoảng 1.200 triệu USD là viện trợ không hoàn lại
Viện trợ phát triển kinh tế và cho vay với lãi suất thấp mà Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam cũng tăng liên tục trong các năm. Cùng với việc thúc đẩy viện trợ kinh tế, Nhật Bản còn tăng cường trao đổi thương mại, đầu tư kinh doanh, hợp tác kinh tế với các nước Đông Nam Á. Một mạng lưới tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản đã được hình thành ở khu vực, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế các quốc gia Đông Nam Á phục hồi, phát triển.
Trên lĩnh vực an ninh – chính trị: Nhật Bản trực tiếp đề cập và khẳng định mục tiêu hợp tác trong lĩnh vực an ninh – chính trị với các quốc gia Đông Nam Á. Trong Hiến chương ODA được soạn thảo vào năm 1992, Nhật Bản nhấn mạnh nguyên tắc hỗ trợ ODA nhằm đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế, nhờ đó bảo đảm an ninh và sự phồn vinh cho đất nước Nhật Bản. Đối với Đông Nam Á, chính sách đối ngoại của Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định trong chính trị, bình đẳng trong hợp tác nhằm xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hòa bình và phát triển. Viện trợ kinh tế của Nhật Bản ngoài mục tiêu đạt được những lợi ích kinh tế còn tạo cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng một cộng đồng nhân văn, hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng tại khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, với những đóng góp thiết thực cho việc phục hồi, đổi mới, phát triển kinh tế, các khoản ODA của Nhật Bản đã trở thành cầu nối quan trọng gắn kết Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, xây dựng một hình ảnh tích cực về Nhật Bản trong cộng đồng khu vực, giúp Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế và tăng cường ảnh hưởng chính trị cũng như vị thế quốc tế tại khu vực.
Bước sang giai đoạn nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, trước những chuyển biến mới của tình hình thế giới và khu vực, Nhật Bản tiếp tục có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á. Đây là giai đoạn đánh dấu việc Nhật Bản nhấn mạnh và đề cao mục tiêu chính trị hơn mục tiêu kinh tế trong chính sách đối ngoại đối với các nước Đông Nam Á bằng sự ra đời của Học thuyết Hashimoto được công bố nhân chuyến thăm 5 nước ASEAN của Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto Ryutaro vào tháng 1-1997.
Học thuyết Hashimoto bao gồm ba nội dung chính:
Một là, tăng cường trao đổi sâu hơn, rộng hơn mối quan hệ Nhật Bản – ASEAN trên mọi lĩnh vực và nâng quan hệ Nhật Bản – ASEAN lên tầm cao mới với việc tổ chức định kỳ các cuộc trao đổi cấp cao Nhật Bản – ASEAN; củng cố quan hệ Nhật Bản – ASEAN thông qua mở rộng hợp tác văn hóa nhằm làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên.
Hai là, Nhật Bản ủng hộ và đánh giá cao vai trò của ASEAN và việc mở rộng ASEAN bao gồm tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á.
Ba là, quan hệ Nhật Bản – ASEAN sẽ chuyển từ quan hệ giữa nước viện trợ và nước nhận viện trợ sang mối quan hệ bạn bè, hợp tác bình đẳng, trao đổi rộng rãi không những về kinh tế mà còn trên các lĩnh vực an ninh – chính trị và văn hóa – xã hội.
3. Bài tập vận dụng liên quan có đáp án:
Câu 1.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh?
A. Anh.
B. Liên Xô.
C. Mĩ.
D. Pháp.
Đáp án: C
Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước Mĩ chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh.
Câu 2. Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã làm gì ?
A. Thực hiện nhiều cải cách dân chủ về chính trị, kinh tế.
B. Xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền ở Nhật Bản.
C. Bồi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng.
D. Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, nhưng vẫn dung túng cho các thế lực quân phiệt hoạt động.
Đáp án: A
Giải thích: Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thực hiện nhiều cải cách dân chủ về chính trị, kinh tế.
Câu 3. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Nhật Bản khi bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng trận và thu được nhiều lợi nhuận.
B. Thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề.
C. Bại trận nhưng thu được nhiều lợi nhuận.
D. Bại trận và bị tàn phá nặng nề.
Đáp án: D
Giải thích: Nhật Bản bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người bại trận và bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Câu 4. Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho bao nhiêu người Nhật rơi vào tình trạng thất nghiệp?
A. 12 triệu người.
B. 13 triệu người.
C. 14 triệu người.
D. 15 triệu người.
Đáp án: B
Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho 13 triệu người Nhật rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Câu 5. Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh không đã thi hành cải cách dân chủ nào ở Nhật Bản?
A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Thông qua và thực hiện các đạo
D. Mua bằng phát minh sáng chế nước ngoài.
Đáp án: D
Giải thích: Những cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh thi hành ở Nhật Bản bao gồm ban hành Hiến pháp mới, trừng trị tội phạm chiến tranh, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, tiến hành cải cách ruộng đất, thông qua và thực hiện các đạo
Câu 6. Trong những năm 1945 – 1950, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất như thế nào?
A. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ chia cho nông dân.
B. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ đem bán cho nông dân với giá rẻ.
C. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.
D. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ, đất bỏ hoang chia cho nông dân.
Đáp án: C
Giải thích: Trong những năm 1945 – 1950, Nhật Bản đã tiến hành cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được giữ lại không quá 3 ha ruộng đất, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
Câu 7. Trong giai đoạn 1945 – 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt ?
A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.
B. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái kéo dài.
C. Dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế.
D. Nền kinh tế bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ nhất.
Đáp án: C
Giải thích: Trong giai đoạn 1945 – 1950, Nhật Bản và các nước Tây Âu đã dựa vào viện trợ của Mĩ để khôi phục kinh tế.
Câu 8. Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
A. công nghiệp dân dụng.
B. công nghiệp hàng không vũ trụ.
C. công nghiệp phần mềm.
D. công nghiệp xây dựng.
Đáp án: A
Giải thích: Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp dân dụng.
Câu 9. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 – 1973 là :
A. Củng cố mối quan hệ với các nước lớn ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Đối đầu quyết liệt với Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. Ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
D. Tập trung xây dựng, củng cố mối quan hộ với các nước trong khối ASEAN.
Đáp án: C
Giải thích: Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 – 1973 là ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
Câu 10. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX là
A. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, là chủ nợ của thế giới.
B. trở thành chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
C. dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
D. trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần Cộng hòa Dân chủ Đức, gấp 3 lần của Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích: Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX là dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.