Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con và nêu bài học rút ra

Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con và nêu bài học rút ra
Bạn đang xem: Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con và nêu bài học rút ra tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con:

1.1. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 1:

Văn bản “Chó sói và cừu con” kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.

1.2. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 2:

Bằng hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể vừa khái quát, tác giả đã kể lại câu chuyện: Sói chỉ vì muốn ăn thịt cừu non mà cố tình vặn vẹo, hạch sách nó. Tác giả đã đưa ra bài học: sói chính là kẻ mạnh đang ăn hiếp kẻ yếu thế như con cừu non đáng thương kia.

1.3. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 3:

Văn bản “Chó sói và chiên con” đã lên án thói xấu kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế qua hình ảnh con sói độc ác lươn lẹo tìm mọi cách vặn vẹo nhằm ăn thịt chú cừu non đáng thương.

1.4. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 4:

Qua tình huống truyện độc đáo, văn bản “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách tìm đủ lý lẽ với cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó.

1.5. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 5:

Văn bản “Chó Sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: Kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế.

1.6. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 6:

Chó sói và chiên con trong truyện ngụ ngôn La Phông-ten kể về Buy-phông nhà vạn vật học và tác giả người Pháp La Phông-ten viết về con cừu là ngu ngốc và sợ sệt, chính vì sợ hãi nên chúng luôn tụ tập thành bầy. Chúng không biết cách trốn tránh nguy hiểm và chỉ bắt chước theo con đầu đàn của mình. Tuy nhiên, loài vật này vẫn rất tốt bụng và thân thương, còn con sói – bạo chúa của cừu mà theo truyện ngụ ngôn của La Phông-ten thì cũng đáng thương không kém. Đó là một tên cướp đầy bất hạnh, như một tên cướp bị truy đuổi, một kẻ hung ác luôn đói khát và luôn bị đánh đập. Buy-phông viết rằng loài sói không kết bè kết bạn, nó chỉ tụ tập với nhau khi chiến đấu cùng nhau, rồi  quay về sự cô đơn một mình. Con sói của La Phông-ten cũng là kẻ chuyên bắt nạt nhưng có tính cách phức tạp hơn. Các nhà khoa học coi sói là loài động vật có hại, nhưng các nhà thơ lại coi sói là loài độc ác và khốn khổ, kém thông minh và luôn bị lừa bởi những thủ đoạn. H.ten đã để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự tàn ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.”

1.7. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 7:

Chó sói đói đang đi kiếm mồi bắt gặp chiên con đang uống nước bên bờ suối. Sói nảy sinh ý định ăn thịt chiên con. Nó dùng những lời lẽ danh ma để buộc tội chiên con, để chiên con khuất phục trước mình. Chiên con cố gắng giải thích, dùng những lý lẽ để phân bua một cách đáng thương cho mình. Nhưng cuối cùng, sói không thèm đếm xỉa đến điều đó mà ăn thịt luôn chiên con.

1.8. Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con – Mẫu 8: 

Buy-phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. Vì vậy, chúng thường tụ tập thành bầy đàn. Vì vậy, tác giả cảm thấy đáng thương cho những chú cừu con.

Con sói bạo chúa trong thơ ngụ ngôn cũng thật đáng thương không kém, vì hắn cũng chỉ là một tên trộm cướp khốn khổ và bất hạnh.

Ông để cho La Phông-ten dựng một vở kịch về sự tàn ác, còn ông dựng một vở kịch về sự ngu ngốc.

2. Bài học rút ra từ văn bản Chó sói và chiên con:

Bài học rút ra và ý nghĩa của truyện “Chó sói và chiên con” phản ánh thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế. Qua câu chuyện đó, chúng ta hiểu được rằng với những kẻ độc ác và xấu xa thì mọi lý lẽ đều sẽ bị chúng bẻ cong nhằm có lợi cho bản thân mình. Thật đáng ghét và lên án thay!

Văn bản “Chó Sói và chiên con” nói về đề tài kẻ mạnh và chân lý. Câu chuyện mang đến những bài học đắt giá trong cuộc sống trong các trường hợp đối diện với kẻ thù.

– Không Nên Nói Lý Lẽ Với Những Kẻ Ác:

+ Cừu nhận thức rõ ràng rằng sói là kẻ thù tự nhiên của mình, chúng có bản chất cực kỳ độc ác và tàn bạo, và chúng cực kỳ nguy hiểm khi là động vật ăn thịt. Những kẻ ác này sẽ không bao giờ lắng nghe lý lẽ hay lời giải thích của đối phương, điều này có thể khẳng định rằng việc sử dụng lý lẽ để nói chuyện với những kẻ như vậy là không cần thiết và không có hiệu quả. 

+ Giống như những kẻ hung ác và kê xấu của xã hội chỉ quan tâm đến lợi ích mà bản thân sẽ đạt được, dù nó đi ngược lại với lẽ thường tình, đạo đức, phẩm chất hay thậm chí là dùng mọi thủ đoạn. Trong đoạn thơ trên, con sói không chấp nhận lý lẽ của chiên con dù đó là  lý lẽ đúng đắn và có căn cứ. Con sói không ngừng nói vòng vo, nghĩ ra hết lý do phi lý này đến lý do phi lý khác để dồn đàn chiên con vào đường cùng. 

=> Trong trường hợp này, hãy dùng trí thông minh và sự khéo léo của mình để đối phó với kẻ xấu, cho dù điều đó có nghĩa là dùng thủ đoạn hay mưu mẹo. Đây là những kẻ không bao giờ lắng nghe  theo đạo lý hay lẽ phải nên phải sử dụng những phương pháp đặc biệt, nếu không chúng ta sẽ gặp phải nguy hiểm. 

– Tốt Bụng Quá Sẽ Trở Thành Ngu Dốt:

Con cừu trong bài thơ ngụ ngôn là biểu tượng của bên thiện, tốt bụng và hiền lành. Tuy nhiên, khi đối phó với sói, chúng quá tốt bụng và không đủ thông minh dẫn đến thiệt hại là mất cả tính mạng.

=> Bài học đặt ra là phải thông minh và khôn ngoan, mưu mẹo, đừng quá tốt bụng dẫn đến mình sẽ chịu thiệt. Cuộc sống luôn được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau và trí thông minh đôi khi rất quan trọng. Hãy rèn luyện kỹ năng của mình để giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

3. Nội dung văn bản Chó sói và chiên con:

Truyện kể về cuộc đối thoại giữa một con sói đói và một con cừu tội nghiệp bên bờ suối. Con sói vốn đã đói nên nó tìm mọi cách đổ lỗi, buộc tội cho chiên non, nhằm hợp lí hóa việc ăn thịt con vật nhỏ bé kia. 

Đầu tiên, nó buộc tội chiên con đã làm đục nước uống của mình. Tuy nhiên, than ôi, rõ ràng là con sói uống nước ở nguồn trên, cách nơi con cừu đang uống nước hơn hai chục bước. Nghe lời giải thích của chiên con. Con sói lại tiếp tục gợi chuyện. Nó bảo rằng năm ngoái đã nghe thấy chiên con nói xấu về mình. Chiên con nhanh chóng phân bua: Năm ngoái tôi còn chưa ra đời. Bây giờ vẫn còn đang bú sữa mẹ.

Sói tiếp tục buộc tội chiên con là anh chị em của chiên con nói xấu mình. Lần này chiên con lại giải thích. Mẹ tôi chỉ sinh ra mỗi tôi thôi nên tôi không có anh chị em nào cả. Lúc này, con sói không thể chịu đựng được nữa. Cơn đói bụng dữ dội khiến nó quên hết mọi chuyện, và không còn nghĩ ra được điều gì để vu khống cho chiên con nữa. Nó gào lên với chiên con rằng chiên con với chó và người là một hội cùng nhau nói xấu về nó. Nói xong, nó lao tới và ăn thịt chiên con tội nghiệp.

4. Đọc hiểu tác phẩm “Chó sói và chiên con”:

* Hình ảnh con chiên con đi uống nước và bị sói bắt gặp:

– Con chiên con đang “giải khát” nó uống nước chứ không làm hại đến ai.

– Con sói đói đang đi kiếm mồi bắt gặp chiên con nó “thét vang” dọa nạt:

“Sao mày dám cả gan vục mõm

Làm đục ngầu nước uống của ta”

– Chiên con khúm núm giải thích: nó gọi sói bằng “bệ hạ” rằng nó không dám “khuấy nước ngài uống phía trên.”

– Sói vẫn không tha, nó lại vặn vẹo rằng chiên con “nói xấu” nó năm ngoái, trong khi năm ngoái chiên con còn chưa ra đời.

– Sói vẫn tiếp tục vặn vẹo và cho rằng anh em nhà chiên nói xấu nó 

→ Một chiên con thật thà, nhút nhát, đáng thương luôn bị con sói vô tình, độc ác, vặn vẹo hết sức vô lý.

* Cái kết đáng thương của chiên con: 

– Sói viện cớ vặn vẹo vô lý: chiên khuấy nước của nó làm đục, chiên nói xấu nó…. vì mục đích muốn ăn thịt chiên con.

– Kết quả: “sói nhai chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co.”

→ Chiên con thật thà, hiền lành nhưng nhút nhát, sợ hãi trước con sói to lớn đã bị con sói ăn thịt. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.

=> Hình tượng nghệ thuật cụ thể: sói – chiên con; hình tượng khái quát: kẻ mạnh – kẻ yếu trong xã hội. Hành vị này cần được lên án gay gắt.