Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?
Bạn đang xem: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Cụ thể, nổi mề đay kiêng gì sẽ được làm rõ trong nội dung dưới đây của Harper’s Bazaar Vietnam.

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

Mề đay là một loại phát ban có thể đột ngột xuất hiện và biến mất trên da trong vài giờ. Triệu chứng là các vùng da lớn của bạn bị nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa, nóng rát. Bạn có thể bị phù mạch khiến mí mắt, môi, lưỡi, tay hoặc chân sưng lên.

Một số người bị nổi mề đay một lần hoặc nhiều lần. Nếu bạn bị nổi mề đay hàng ngày và kéo dài trong 6 tuần hoặc lâu hơn, bạn có thể bị nổi mề đay mãn tính (chronic spontaneous urticaria – CSU). Chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, cảm xúc và chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, bạn cần biết nổi mề đay kiêng gì để bệnh nhanh khỏi.

Nguyên nhân nổi mề đay là gì?

Để biết nổi mề đay có phải kiêng gì không, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Có 3 nguyên nhân chính bao gồm:

Phản ứng dị ứng: Thông thường, nổi mề đay là một loại phản ứng dị ứng. Khi cơ thể bạn vô tình giải phóng histamin, nổi mề đay có thể phát triển. Tác nhân gây dị ứng gồm: thực phẩm, thuốc, lông thú cưng, cây cối hoặc vết cắn của côn trùng.

Kích thích vật lý: Một số người bị nổi mề đay vật lý. Những cơn nổi mề đay này do ánh nắng mặt trời, nhiệt độ nóng hoặc lạnh gây ra và có thể trở thành bệnh mãn tính. Ở những người nhạy cảm, áp lực lên da do quần áo chật, trầy xước hoặc chạm vào dây đeo ba lô cũng có nguy cơ nổi mề đay. Ngoài ra, tập thể dục quá sức cũng dẫn đến nổi mề đay.

Tình trạng bệnh lý: Mề đay mãn tính thường phát triển do tình trạng bệnh lý. Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn có thể gây ra mề đay mãn tính. Bệnh tự miễn lupus cũng gây nổi mề đay.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

Kiêng ăn gì khi bị nổi mề đay?

Cá ngừ

Cá ngừ

Có mối liên hệ giữa histamin và nổi mề đay. Cụ thể, một số thực phẩm chứa hàm lượng histamine cao sẽ làm triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể bị nổi mề đay sau 1 – 24 giờ sau khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm sau:

• Phô mai.

• Đồ uống có cồn như bia rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ.

• Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh.

• Cá ngừ, cá mòi, cá hồi.

• Thực phẩm lên men: dưa cải muối, sữa chua, kim chi.

• Động vật có vỏ.

• Đậu phộng và các loại đậu nói chung.

• Gia vị: bột ớt, quế, đinh hương, giấm, nước tương.

• Các loại nước sốt như tương cà, sốt mayonnaise.

• Thực phẩm có chất bảo quản và màu nhân tạo.

• Cà phê, trà đen.

• Rau bina, cà chua, cà tím.

• Dâu tây, bơ và anh đào. Nếu bạn dị ứng với cao su thì không nên ăn chuối, kiwi và xoài vì cũng dễ gây nổi mề đay.

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

Bị dị ứng nổi mề đay nên kiêng gì? Nên mặc gì và tránh gì?

Nếu bạn bị nổi mề đay mãn tính thì quần áo bạn mặc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh.

1. Nổi mề đay kiêng gì? Tránh mặc quần áo bó sát

Tránh mặc quần áo bó sát

Mặc quần áo bó sát người sẽ gây kích ứng da và dẫn đến nổi mề đay. Đặc biệt, dây thun bó chặt ở một số loại tất và đồ lót là tác nhân gây dị ứng phổ biến. Hãy mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Chọn chất vải mềm mại và nhẹ dịu với làn da như: bông, lanh, lụa. Bạn nên tránh mặc quần áo bằng len hoặc nylon để tránh làm xước da và dễ gây nổi mề đay.

2. Nổi mề đay có phải kiêng gì không? Tránh phụ kiện gây kích ứng

Ngay cả chiếc túi bạn dùng cũng có thể khiến tình trạng nổi mề đay trở nên tồi tệ. Nếu dây đeo túi quá nặng và chạm vào cơ thể bạn, chúng dễ dẫn đến kích ứng da. Việc dùng thắt lưng quá chặt cũng gây áp lực lên da.

3. Bị dị ứng nổi mề đay nên kiêng gì? Kiêng dùng chất giặt tẩy mạnh

Hương liệu, phẩm màu và chất nhũ hóa trong bột giặt có khả năng gây ra bệnh mề đay. Bạn nên chọn loại bột giặt không mùi, không thuốc nhuộm. Tìm loại dành cho da nhạy cảm. Giặt xả kỹ quần áo và tránh dùng giấy thơm tạo mùi.

Ngoài ra, bạn cũng nên giặt quần áo mới trước khi mặc. Bởi vì một số hóa chất được sử dụng trong sản xuất quần áo có thể gây ra phản ứng dị ứng. Những loại phổ biến nhất là thuốc nhuộm và formaldehyde được sử dụng để làm quần áo không nhăn. Dimethyl fumarate, một loại hóa chất dùng để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trên quần áo, cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay và các vấn đề về da khác.

>>> Đọc thêm: Cắt mí nên ăn gì và kiêng gì? 12 món nên và không nên ăn

Nổi mề đay kiêng gì? Thay đổi thói quen sinh hoạt

1. Thuốc

Nổi mề đay kiêng gì? thuốc kháng sinh

Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, aspirin và ibuprofen cũng là một trong những tác nhân gây bệnh. Nổi mề đay có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều năm sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn nghi ngờ một loại thuốc cụ thể nào đó đang gây ra chứng nổi mề đay.

Có một số bằng chứng cho thấy những người mắc CSU có thể liên quan đến nồng độ vitamin D thấp. Bạn có thể cho da tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời hoặc ăn thực phẩm giàu vitamin D như sữa và ngũ cốc… Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin D.

Các nghiên cứu cho thấy những người bị nổi mề đay mãn tính thường không có đủ lượng vitamin B12. Do đó, việc bổ sung loại vitamin này cũng cần thiết.

2. Nổi mề đay kiêng gì? Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

Nổi mề đay có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn nên mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành và thoa kem chống nắng trước 30 phút khi ra ngoài nhé.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng ăn gì, bao lâu? 13 loại nên và không nên ăn

3. Nổi mề đay có phải kiêng gì không? Giữ thân nhiệt ổn định

Tình trạng nổi mề đay cũng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm đột ngột. Bạn nên tránh tiếp xúc với không khí lạnh và sử dụng khăn quàng cổ quanh mũi và miệng khi thời tiết lạnh. Nếu bạn phải ra ngoài trời lạnh, hãy mặc quần áo ấm.

Một số tình trạng nổi mề đay còn là do nhiệt độ cơ thể tăng cao khi đổ mồ hôi, tập thể dục, tắm nước nóng hoặc lo lắng.

4. Không tắm quá lâu và chà xát da

Nổi mề đay kiêng gì? Người bệnh nổi mề đay khi tắm không nên chà xát da quá mạnh để giảm nguy cơ trầy xước, tổn thương da. Bạn cũng không nên tắm quá 10 phút và chỉ nên tắm 1 lần/ngày. Dùng xà bông tắm dịu nhẹ, không gây kích ứng da.

5. Tránh tác nhân gây dị ứng

Bị dị ứng nổi mề đay nên kiêng gì? Sứa, quế, axit sorbic hoặc mủ cao su là những tác nhân gây dị ứng phổ biến. Thông thường, chỉ trong vòng vài phút, tình trạng nổi mề đay (và đôi khi khó thở) sẽ xảy ra. Bạn nên tránh chạm vào chúng.

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

Một số lưu ý khác

• Ăn thực phẩm tươi, nguyên chất hoặc chưa qua chế biến chứa hàm lượng histamine thấp như: hầu hết các loại rau xanh, thịt tươi, cá tươi, sữa tươi, lòng trắng trứng, trái cây tươi, mật ong, ngũ cốc nguyên hạt.

• Uống nhiều nước lọc.

• Đảm bảo tập thể dục vừa sức.

• Ngủ đủ giấc mỗi ngày.

• Ngừng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid.

• Tập thiền và yoga để giảm căng thẳng.

Nếu bạn bị nổi mề đay nhẹ, thường không cần điều trị. Chúng có thể tự biến mất sau 24 giờ và cơ thể bạn trở nên ít nhạy cảm hơn với tác nhân gây ra bệnh. Nếu bạn bị nổi mề đay, gây ngứa và sưng nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị phù hợp.

Mề đay là một rối loạn da phổ biến, đặc trưng bởi các nốt ngứa và các mảng sưng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được nổi mề đay kiêng gì để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

>>> Đọc thêm: Bị trầy xước da nên và không nên ăn gì để vết thương nhanh khỏi?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar