1. Bài thơ có sử dụng các từ tượng hình tượng thanh:
1.1. Bài thơ Bà má Hậu Giang:
Xa xa, sau lớp nhà xiêu
Một tia khói nhỏ ngoằn ngoèo bay lên…
Hắn khoái trá cười điên sằng sặc
Nhe hàm răng sáng quắc như gươm.
-> Các từ tượng thanh trong bài thơ: ngoằn nghèo; sằng sặc.
1.2. Bài thơ Việt Bắc :
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
– Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…
Những đường
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
-> Các từ tượng thanh trong bài thơ: bồn chồn; rầm rập; điệp điệp trùng trùng; thăm thẳm.
1.3. Bài thơ Qua Đèo Ngang:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Bà Huyện Thanh Quan)
-> Từ tượng thanh trong bài thơ: quốc quốc, gia gia
1.4. Bài thơ Mưa Mưa:
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lóc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp…
Rơi Rơi…
Đất trời mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy lồm chồm Chó sủa
Cây lá hả hê Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa…
(Trần Đăng Khoa)
-> Các từ tượng thanh trong bài thơ: khô khốc; khanh khách; ù ù; lộp bộp; lồm chồm; hả hê.
1.5. Bài thơ Thu Điếu:
(câu cá mùa thu)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến)
-> Các từ tượng thanh trong bài thơ: đưa vèo, chớp động
1.6. Bài thơ Nhạc rừng:
“Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng
Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh
Róc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi
Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng
Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi phới
Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang
Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang
Tính tang! Tính tình! Miền đông gian lao mà anh dũng
Tính tang! Tính tình hăng hái chiến đấu với quân thù
Đường xa chân đi vui bước
Lòng xuân thêm bao thắm tươi
Nhạc rừng vẳng đùa cùng nhịp bước
Hương rừng thoảng đưa hồn say sưa
-> Các từ tượng thanh trong bài thơ: Cúc cu; liên miên; lao xao; rì rào; róc rách; tính tang; tính tình
1.7. Bài thơ Trâu đồi:
Ai thổi sáo gọi trâu đây đó
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn lên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về
Trâu đực chạy rầm rầm như hổ
Trâu thiến dong từng bước hiền lành
Cổ lừng lững như chum, như vại
Móng hến hằn in mép cỏ xanh
Những chú nghé lông tơ mũm mĩm
Mũi phập phồng dính cánh hoa mua
Cổng trại mở trâu vào chen chúc
Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ
-> Các từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài thơ: rầm rầm; lừng lững; mũm mĩm; phập phồng
2. Từ tượng thanh là gì?
Từ tượng thanh là những từ mô tả, mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, động vật và con người. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.
– Những từ tượng thanh thường được sử dụng như:
+ Âm thanh tiếng mưa sử dụng từ tượng thanh như: lộp độp, rào trào, ầm ầm, tí tách.
+ Mô tả âm thanh của tiếng gió như: xào xạc, vù vù, lao xao…
+ Âm thanh con người: Tiếng cười: hi hi, ha ha, khanh khách, khúc khích…
+ Âm thanh tiếng động vật kêu: chim hót ríu rít, vịt lêu cạp cạp, gà gáy ò o …
+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng nước chảy: róc rách, ồng ộc, tồ tồ, ồ ồ, rào rào…
+ Từ tượng thanh mô phỏng tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt…
– Ví dụ:
“Thằng Dần vục đầu vừa thôi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”.
=> Câu này có một từ tượng thanh “soàn soạt”.
3. Công dụng của từ tượng thanh:
Từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao và thưòng được dùng trong văn miêu tả. Phần lớn từ tượng thanh là những từ láy; mỗi lần nó xuất hiện trong thơ thì vần thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị. Thơ nên hoạ, nên nhạc.
Những từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái và những từ tượng thanh mô phỏng âm thanh được sử dụng kết hợp trong văn miêu tả, tự sự có tác dụng là: từ tượng hình và từ tượng thanh do gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ nên khi được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự sẽ góp phần làm cho cảnh vật, con ngưòi hiện ra tự nhiên, sông động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau.
Từ tượng hình và từ tượng thanh là loại từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương.