1. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại hay nhất:
Thanh niên được xem là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy chúng ta cần phải sống có trách nhiệm và sẵn sàng cũng hiến cho nước nhà. Thế nhưng trên thực tế, có một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có thói quen ỷ lại trong học tập và trong công việc của chính mình. Trước hết, ỷ lại là việc sống thụ động, dựa dẫm vào người khác, luôn có tư tưởng trông cậy người khác sẽ giúp đỡ mình, làm thay phần việc của mình để bản thân được rảnh rỗi. Ỷ lại là một đức tính xấu mà mỗi con người chúng ta cần phải loại trừ, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều cám dỗ, những hấp dẫn khiến cho chúng ta đôi khi quên đi trách nhiệm của bản thân mình, từ đó dẫn đến việc có thói quen dựa dẫm vào người khác. Ỷ lại chỉ có thể khiến con người ta càng ngày càng tệ hơn, đôi khi không thể phát triển được bản thân mình, khi đó con người sẽ sớm bị đào thải khỏi xã hội. Thói quen sống ỷ lại sẽ làm cho cuộc sống của mỗi con người trở nên bị động, lâu dần sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của người đó.
Hầu hết nguyên nhân của hiện tượng này đa phần là do lỗi lầm ở các bạn trẻ, đầu tiên phải kể đến nguyên nhân do môi trường xung quanh mà quan trọng nhất đó là gia đình. Thời niên thiếu, ông cha ta đã phải trải qua một cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả nên luôn luôn muốn cho con cháu được sống ấm no hạnh phúc, đặc biệt là nhiều bố mẹ có tư tưởng muốn con tập trung vào học tập và không muốn con cái phải làm bất cứ việc gì. Điều này vô hình đã dẫn đến hậu quả đó là giới trẻ ngày nay sống quá phụ thuộc vào cha mẹ và gia đình, nhiều đứa trẻ không biết làm việc nhà. Đồng thời kéo theo đó là bệnh thành tích khiến cho học sinh không còn tính tự lập cá nhân. Cả giáo viên và học sinh đều thích “học vẹt”, học một cách đối phó để lấy bệnh thành tích. Những người có thói quen sống ỷ lại không chỉ khiến cho cuộc sống của họ trở nên bị động mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh và đến công việc chung. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người có thói quen sống dựa dẫm vào người khác thì cũng có rất nhiều người có lối sống tự giác, độc lập tự chủ trong cuộc sống của bản thân để vươn tới một tương lai tốt đẹp hơn. Họ luôn chăm chỉ và tích cực rèn luyện bản thân để chuẩn bị hành trang bước vào tương lai, đây là những người xứng đáng được trân trọng và là tấm gương sáng để chúng ta học tập nói theo.
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình, chủ động trong cuộc sống, không nên dựa dẫm vào bất cứ ai. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải sống có ước mơ, có lý tưởng và kiên trì đạt được hoài bão của bản thân. Dựa dẫm vào người khác là một thói xấu mà chúng ta cần phải loại bỏ ra cuộc sống của mình để có thể vươn tới tương lai ngày một tốt đẹp hơn. Cuộc sống vốn dĩ đã vô cùng ngắn ngủi, chính vì vậy chúng ta hãy sống hết mình và nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho cuộc đời.
2. Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại điểm cao:
Xã hội đang ngày càng văn minh và tiến bộ hơn, thế nhưng cũng không ít người có lối sống tiêu cực, một trong số đó không thể không kể đến là nhiều bộ phận thanh niên có lối sống dựa dẫm vào người khác. Đây quả thật là một vấn nạn trong xã hội hiện đại. Có thể nói, lối sống ỷ lại và dựa dẫm vào người khác là một lối sống phụ thuộc, không có chính kiến riêng của bản thân mình.
Trên thực tế, có một số học sinh có thói quen không chịu làm bài tập về nhà mà cứ cho các bạn trong lớp làm rồi mượn và để copy hoặc nhờ ba mẹ soạn sách vở sau đó chỉ việc mang cặp sách đi học, hay chỉ đơn giản là chuyện cha mẹ “cơm bưng nước rót” và ngồi vào bàn ăn, không có ý thức tự giác phụ giúp cha mẹ,… Hiện tượng dựa dẫm vào người khác của thanh thiếu niên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của cá nhân nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Đối với bản thân, thói quen đó sẽ khiến cho bản thân chúng ta ngày càng bị lệ thuộc vào người khác, sống không có độc lập, không có mục tiêu lý tưởng, không tin tưởng vào năng lực của bản thân, làm ảnh hưởng tới ba mẹ, khiến cho ba mẹ phải phiền lòng. Còn đối với nhà trường, những học sinh có tư tưởng dựa dẫm vào người khác sẽ làm ảnh hưởng tới thành tích của chính học sinh đó nói riêng và của tập thể lớp nói chung. Nghiêm trọng hơn, những học sinh có lối sống dựa dẫm vào người khác sau này bước ra xã hội sẽ trở thành gánh nặng cho toàn thể xã hội, đó là những đối tượng rất dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy,… vì đó là những người không có chính kiến riêng của bản thân.
Hiện tượng sống dựa dẫm vào người khác bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân chủ quan hoặc cũng có thể là nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan của hiện tượng này là do học sinh quá lười biếng, luôn phụ thuộc vào người khác, chưa có lập trường riêng của bản thân mình. Còn nguyên nhân khách quan của hiện tượng này đó là do chưa được giáo dục một cách đúng cách, khuôn mẫu và luôn được cưng chiều quá mức. Để giải quyết các vấn nạn thanh niên có lối sống dựa dẫm vào người khác thì cần phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời. Cả nhà trường và gia đình nên rèn luyện cho con em mình một lối sống tự chủ và độc lập. Lồng ghép với đó là một số bài học giáo dục, bài học liên quan đến tác hại và sự ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen xấu vào trong các bài giảng ở trường, ở lớp.
Mỗi chúng ta là những thanh niên, là mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn về lối sống độc lập tự chủ, hiểu được rằng sống dựa dẫm vào người khác gây ra những tác hại rất tiêu cực. Từ đó cần có những việc làm cụ thể, luôn luôn cố gắng để phát triển bản thân, để bản thân có đủ năng lực vươn lên, không cần dựa dẫm vào người khác, có thể tự lực cánh sinh trong tất cả mọi chuyện.
Như vậy, lối sống dựa dẫm vào người khác của thanh thiếu niên hiện nay quả thật là một vấn nạn đáng báo động trong xã hội hiện đại. Để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh tiến bộ thì cần phải có sự chung tay của tất cả mọi người trong quá trình đẩy lùi tệ nạn sống ỷ lại, dựa dẫm.
3. Dàn bài thuyết phục người khác từ bỏ thói quen dựa dẫm, ỷ lại:
a. Mở bài:
-
Giới thiệu: Trong xã hội chúng ta đang sống, con người phải chịu rất nhiều áp lực khác nhau. Bên cạnh nhiều người đang có động thái cố gắng vươn lên để tồn tại, đạt được thành tích cao trong công việc và học tập thì vẫn có những người có lối sống thụ động, chỉ biết trông chờ vào người khác;
-
Nêu vấn đề: Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
b. Thân bài:
-
Khái niệm của việc sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác: Là lối sống không có lập trường, phụ thuộc vào người khác. Đây là một lối sống tiêu cực, đáng bị lên án và chê bai;
-
Biểu hiện của sự dựa dẫm vào người khác: Thờ ơ với cuộc sống, công việc, học tập, không suy nghĩ cho tương lai, để bố mẹ sắp đặt mọi việc, nhờ bạn bè làm bài hộ, không phụ giúp bố mẹ làm việc nhà,…;
-
Nguyên nhân: Bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, do sự lười biếng trong quá trình vận động và tư duy, được gia đình nuông chiều, ăn sung mặc sướng từ nhỏ, sống không có kỷ luật,…;
-
Nêu một số tác hại của lối sống dựa dẫm vào người khác: Lười lao động, hạn chế tư duy, không thể đưa ra quan điểm của bản thân, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội;
-
Rút ra bài học: Cần phải học cách đứng lên bằng đôi chân của chính mình và hãy sống một cuộc đời ý nghĩa nhất.
c. Kết bài:
-
Khẳng định lại vấn đề: Thói quen sống dựa dẫm vào người khác là một vấn đề rất phức tạp, khó kiểm soát trong thực tế đời sống, tác động tiêu cực đến cá nhân và toàn thể cộng đồng. Vì vậy đây là một thói quen đáng bị lên án;
-
Đưa ra bài học cho bản thân: Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nên hiểu đúng thói quen sống dựa dẫm vào người khác là một thói quen xấu, tiêu cực. Vì vậy cần phải nỗ lực phấn đấu cố gắng để đạt được những mục tiêu của riêng mình.
THAM KHẢO THÊM: