1. Nội dung bài thơ Quê người:
Trên cao thì nắng cũng quê ta
Cũng trắng màu mây bay phía xa
Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà
Nắng xuống vào cây, soi tận lá
Cây lá không là cây lá quen
Những dáng phố phường xa lạ kiểu
Nhưng nếp nhà dân khác lạ thềm
Nhớ quê, đành vậy, nhìn mây trắng
Nhìn nắng hanh vàng trên núi xa
Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ
Bụi đường cũng bụi của người ta
2. Giới thiệu về tác phẩm Quê người:
2.1. Tìm hiểu chung về tác phẩm Quê người:
– Thể loại: Thơ mới bảy chữ.
– Thời kỳ: Hiện đại.
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với miêu tả
– Nghệ thuật
+ Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp tu từ: Phép điệp, phép đối.
+ Bài thơ sử dụng nhưng từ ngữ giàu cảm xúc, có tính tượng hình, tượng thanh cao.
2.2. Bố cục bài thơ Quê người:
Bài thơ gồm 3 phần tương ứng với 3 khổ của bài thơ:
– Phần 1 (Khổ 1): Từ đầu… lúc ở nhà.
– Phần 2 (Khổ 2): Nắng xuống… lạ thềm
– Phần 3 (Khổ 3): Nhớ quê… của người ta
3. Tóm tắt nội dung bài thơ Quê người:
3.1. Tóm tắt nội dung chính bài thơ Quê người – Mẫu số 1:
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã khắc họa bài thơ “Quê người” để nói lên nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ của mình, ông nhớ quê hương từ những hình ảnh quen thuộc nhất về lúc ở nhà, mọi thứ và cảnh vật vẫn rất đỗi quen thuộc, cho đến khi phải xa quê hương lập nghiệp thì ông vẫn coi trời đất núi rừng như là quê hương của mình, nhưng cũng có đôi lúc không quen. Tất cả nỗi nhớ quê hương dâng trào trong tâm hồn của tác giả được thể hiện qua một loạt những chi tiết miêu tả về sự vật, sự thay đổi của cảnh vật khiến tác giả lạ lẫm nó như muốn in sâu cái nỗi nhớ đó với quê hương.
3.2. Tóm tắt nội dung chính bài thơ Quê người – Mẫu số 2:
Những chi tiết trong bài thơ “Quê người” của tác giả Vũ Quần Phương đã thể hiện rõ sự hoài niệm và nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ, đó là nỗi nhớ thấu tận trong tâm hồn nhạy cảm của tác giả. Tác giả đã miêu tả những cảnh quan thân thuộc nhất đối với mình, những bức tranh quen thuộc nhất trong ký ức nhưng khi xa quê hương thì những điều đấy hiện ra trước mắt ông lại trở nên lạ lẫm, đó chính là những hình ảnh về ngôi nhà, khung cảnh thiên nhiên trước khi đi và sau khi nhớ lại thật khác nhau. Điều đó càng khắc họa thêm nỗi nhớ tận sâu trong đáy lòng tác giả.
3.3. Tóm tắt nội dung chính bài thơ Quê người – Mẫu số 3:
Bài thơ “Quê người” là một trong những bài thơ nổi bật lên nỗi nhớ quê hương của tác giả Vũ Quần Phương và cũng gợi lên trong mỗi độc giả sự nhớ nhà, nhớ quê hương đặc biệt là với những người đã phải xa quê hương thân yêu của mình để đi lập nghiệp, kiếm sống. Bài thơ đã khơi dậy và đem lại cho chúng ta một tình cảm chân thật, gần gũi với quê hương của mình, khiến mỗi chúng ta đắm mình trong những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống và cảm nhận được giá trị của những điều đơn giản, chân thật trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Qua đó, chúng ta nhận ra được tình cảm sâu sắc với quê hương mình và giữ mãi trong trái tim tình yêu đối với quê hương.
3.4. Tóm tắt nội dung chính bài thơ Quê người – Mẫu số 4:
Bài thơ “Quê người” của tác giả Vũ Quần Phương có nội dung miêu tả quang cảnh đồng quê Việt Nam qua góc nhìn của một người xa quê. Tác giả nhớ lại những hình cảnh quan quen thuộc của quê hương mình với những ngôi nhà, những đồi núi và những con đường bụi bặm. Dù đang ở nơi xa nhưng tác giả vẫn cảm thấy cuộc sống bình yên và ấm áp như đang được ở quê hương của mình. Bài thơ nhấn mạnh tình cảm với quê hương, dù thời gian trôi qua nhưng cảnh vâth vẫn vô cùng đẹp đẽ và bình dị biết bao.
4. Đôi nét về tác giả Vũ Quần Phương:
– Tiểu sử: Tác giả Vũ Quần Phương là một nhà thơ nổi tiếng, ông sinh ngày 8/9/1840 tại xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc. Ông cũng được biết đến với các bút danh khác như Ngọc Vũ hay Phương Viết. Ông từng tốt nghiệp đại học Y khoa năm 1965, nhưng sau đó hoạt động trong nhiều lĩnh vực như viết thơ, báo chí, phê bình văn học và cũng là một bác sĩ. Hiện nay, ông đang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ Phó tổng biên tập cho tạp chí Văn chương Việt Nam.
– Những tác phẩm của ông mang đặc điểm nghệ thuật của thế hệ những cây bút trưởng thành trong giai đoạn thơ chống Mỹ. Thơ của ông giàu cảm xúc, khi sôi nổi, hồ hởi, lúc lại bồi hồi, bâng khuâng.
– Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: Cỏ mùa xuân; Hoa trong cây; Những điều cùng đến; Đợi; Vầng trăng trong xe bò; Vết thời gian; Quên chữ… quên câu; Giấy mênh mông trắng; Chỗ ấy sóng…; Giọng thơ ông thường bình dị, trầm tĩnh.
5. Một số bài tập đọc hiểu bài thơ Quê người:
Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta / Cũng trắng màu mây bay phía xa / Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn”?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hoá
C. Điệp
D. Đối
Đáp án: C
Câu 2. Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta”?
A. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
B. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
C. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
D. Cây lá, nếp nhà dân, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Đáp án: A
Câu 3. Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?
A. Xa lạ
C. Thú vị
B. Gần gũi
D. Băn khoăn
Đáp án: A
Câu 4. Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ” thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
A. Day dứt, trăn trở
C. Bông đùa, hóm hỉnh
B. Thân mật, suồng sã
D. Cổ kính, trang trọng
Đáp án: D
Câu 5. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ kết có gì khác nhau?
A. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 3)
B. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 3)
C. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
D. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thơ 3)
Đáp án: B
Câu 6. Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Đáp án:
Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh khi xa xứ, ở nơi đất khách quê người nhớ về quê hương của mình.
Câu 7. Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.
Đáp án:
Nếu theo những vần thơ trong khổ thơ kết: khung cảnh thiên nhiên hữu tình, tác giả thể hiện nỗi nhớ tha thiết, dạt dào tình cảm của mình đối với quê hương. Qua các chi tiết “nhìn mây trắng”, “nhìn nắng hanh vàng”, “ngó xuống mũi giày, rồi thốt lên “đành vậy”, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở nơi đất khách quê người, mượn khung cảnh nơi đây cho khuây nỗi nhớ quê nhà.
Câu 8. Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người”?
Đáp án:
Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu, tác giả chìm đắm trong nỗi nhớ, cứ ngỡ cảnh vật nơi đây là lúc tác giả ở quê thì đối lập với nó là khổ thơ cuối cùng, ta thấy được ông đã ý thức được mình đang ở chốn “quê người” với nhiều điều xa lạ. Nhưng cũng chính vì vậy mà nỗi nhớ quê hương của ông càng được khắc họa, bộc lộ rõ nét hơn. Dù có đi nơi xa thì những điều gắn bó, quen thuộc vẫn mãi đọng lại trong tiềm thức của ta. Điều đó giúp cho người đọc đồng cảm với tâm trạng của tác giả khi ở nơi xa, đồng thời bộc lộ được tình cảm thương yêu, nhớ da diết tới quê hương.
Câu 9. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Đáp án:
Em thích nhất hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên nơi “đất khách” nhưng lại khiến tác giả ngỡ là của quê hương mình. Bởi mặc dù ông đang ngắm, chìm đắm trong cảnh vật đẹp đẽ ấy, thì điều thôi thúc ông, không ngừng làm ông nhớ đến, đó vẫn là quê hương mình.