Soạn bài Biết người, biết ta (Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7)

Soạn bài Biết người, biết ta (Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7)
Bạn đang xem: Soạn bài Biết người, biết ta (Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7) tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Soạn bài Biết người, biết ta:

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Xác định biện pháp tu từ trong văn băn 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.

Trả lời: 

Biện pháp tu từ: Nói quá (phóng đại) tính chất của sự việc.

+ Văn bản 1: con châu chấu nhỏ bé đá nghiêng một chiếc xe to lớn

+ Văn bản 2: con sắt bé xíu đánh ngã ông Đùng là một người khổng lồ

Tác dụng: Tăng sức biểu cảm của hình ảnh, cây văn. Nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng cho người đọc

  • Tăng sức biểu cảm của hình ảnh, câu văn, gây ấn tượng mạnh với người đọc, tạo tiếng cười sảng khoái
  • Giúp nhấn mạnh, làm đòn bẩy cho nội dung được văn bản nhắc đến (các hiện tượng phi lý trong cuộc sống)

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Nêu bài học mà em rút ra từ văn bản 3. 

Trả lời: 

Bài học về việc đừng bao giờ coi thường mọi thứ xung quanh mình. 

Tác giả muốn mượn hình ảnh của trăng, đèn, gió để nói về thái độ và cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, ta không nên tự kiêu, so bì, cho mình là giỏi hơn và coi thường người khác vì mỗi người có điểm mạnh ở từng lĩnh vực khác nhau, có người này, người kia

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn. 

Trả lời: 

Điểm giống nhau là đều sử dụng những hình ảnh mang ý nghĩa châm biến, ngụ ngôn để thể hiện những bài học khác nhau. 

 

Truyện ngụ ngôn

Các văn bản lục bát 1 và 2

Điểm giống

Đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.

Điểm khác

Dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện, thái độ của người nói thường được bộc lộ gián tiếp thông qua việc kể chuyện

Dù có tình huống, sự việc vẫn là thể loại trực tiếp bộc lộ thái độ quan niệm của tác giả

2. Tìm hiểu chung về văn bản Biết người, biết ta:

– Tác giả: Dân gian.

– Thể loại: Tục ngữ, ca dao, dân ca (văn học dân gian)

– Xuất xứ: được in trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, năm 2005

– Phương thức biểu đạt: Văn bản Biết người, biết ta có phương thức biểu đạt là biểu cảm

– Bố cục: Biết người, biết ta có bố cục gồm 3 phần được chia theo các câu như sau:

+ Phần 1 – Câu tục ngữ 1 (2 câu đầu): Câu tục ngữ nói về con châu chấu đá cỗ xe tưởng chùng không lung lay nhưng làm cho cỗ xe lật đổ, chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra

+ Phần 2 – Câu tục ngữ 2 (2 câu tiếp): Câu tục ngữ nói về con sắt nhỏ bé những có thể đập ngã ông Đùng khổng lồ. Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết.

+ Phần 3 – Câu tục ngữ 3 (những câu còn lại): Câu tục nguex nói về trăng và đèn tự cao ta sáng hơn cả. Thể hiện vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống

– Giá trị nội dung: 

Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học về sự không nên kiêu ngạo, huênh hoang trong cuộc sống. 

– Giá trị nghệ thuật: Nhân hóa; Ẩn dụ.

3. Đọc hiểu văn bản Biết người, biết ta:

3.1. Câu tục ngữ số 1: 

Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng

– Trong thực tế, châu chấu là loài côn trùng rất nhỏ bé, còn cỗ xe là một vật to lớn, vững chắc.

– Trong câu ca dao dùng từ “nực cười” không phải nói chuyện buồn cười thông thường mà có ý chê bai ở đây.

– Việc châu chấu nhỏ bé để đá chiếc xe to lớn gấp nghìn lần người nó là điều mà chắc chắn không thể xảy ra nên tỏ ý chê bai, ai ngờ kết quả chiếc xe nghiêng xảy ra nằm ngoài sức tưởng tưởng của mọi người.

– Ý câu tục ngữ muốn nói lên chuyện bất ngờ, bất bình thường đã xảy ra. Trên đời này mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra một cách khác thường, cần cố gắng thì kì tích sẽ xuất hiện.

– Câu tục ngữ rút ra bài học cuộc sống: 

+ Sống không nên chỉ đánh giá sơ qua trên quan điểm cá nhân mà có suy nghĩ chê bai thứ gì khác, đặc biệt đừng nên khinh thường những người nhỏ bé, yếu thế.

+ Mọi thứ trong cuộc sống đều có thể xảy ra, bạn cần cố gắng và nỗ lực hết mình để đạt được kết quả tốt.

3.2. Câu ca dao số 2: 

Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay

– Trong thực tế, con sắt là một loài cá nhỏ còn gọi là cá thia lia. – Ông Đùng là một nhân vật khổng lồ trong truyền thuyết, có thân hình to cao, bàn tay to, sức mạnh phi thường, có thể cầm roi đẩy trời lên cao, khai Sông Đà, vác núi ném xuống sông, đưa dòng nước chảy đến những cánh đồng khô hạn. Ông Đùng cũng là ông Sấm trên trời. 

– Trong câu ca dao, con sắt tuy nhỏ bé nhưng có thể tấn công bất ngờ ông Đùng, làm cho ông Đùng khổng lồ bị ngã. 

– Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay có nghĩa là đắp chiếu lồng cồng làm cơ thể ấm nhưng dù có đắp 10 cái thì bàn tay vẫn lạnh cóng.

– Câu ca dao có ý nghĩa vừa muốn ca ngợi sự khổng lồ, mạnh mẽ của ông Đùng là một nhân vật trong thuyền thuyết, vừa cho ta một bài học là trong mọi cuộc chiến không cân sức (con sắt-ông Đùng) thì chúng ta cần dùng mưu mẹo để chiến thắng đối phương, không phải cứ lấy sức mình hoặc số đông nhỏ bé tác động là được.

3.3. Câu ca dao số 3: 

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,

Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,

Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?

– Trong thực tế, dèn và trăng là hai thứ có thể cung cấp ánh sáng vào buổi tối.

– Đèn thời xưa là đèn dầu, được sử dụng ở trong nhà vì khi ra gió dễ bị dập tắt.

– Trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, có thể soi sáng muôn nơi, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, nhưng cũng dễ bị che khuất bởi những đám mây.

– Trong câu thơ, trăng khi mờ, khi tỏ, có lúc cững phải chịu luồn trong mây và bị mây che khuất nhưng trăng không phải vì thế mà coi thường đèn.

– Đèn tuy nhỏ bé nhưng soi sáng cho con người quanh năm, giúp con người hoạt động trong bóng đêm, để học bài, làm việc…đèn ra trước gió thì đèn sẽ tắt nên cũng không thể kiêu ngạo với trăng.

– Câu ca dao mang ý nghĩa: Mọi vật trong cuộc sống và cả con người đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong đó, điểm mạnh luôn dễ thấy hơn những đừng vội khoe khoang về những ưu điểm đó. Con người phải biết khiêm tốn để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình.

4. Bài tập vận dụng:

Nêu cảm nhận của bản thân về câu tục ngữ mà em yêu thích nhất.

Trong văn bản Biết người biết ta, em thích nhất là câu tục ngữ đầu tiên đó là “Nực cười châu chấu đá xe/ Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”. Đây là một câu tục ngữ thoạt đầu đầu có vẻ hài hước, cùng với hình ảnh châu chấu được sử dụng và hành động của nó. Đồng thời, câu tục ngữ còn mang lại bài học vô cùng ý nghĩa, ngụ ý khuyên chúng ta không nên kinh thường người khác khi mới chỉ nhìn sơ qua hay thấy người ta nhỏ bé, yếu đuối. Thực tế nhưng tình huống tương tự như vậy đều khi nghĩ châu chấu nhỏ bé khi đấu với chiếc xe to lớn chắc chắn sẽ bại trận mà cười nó. Nhung kết quả bất ngờ lại khiến nhưng người đã cười châu chấu thành ra cười chính bản thân mình. Trong cuộc sống, mọi chuyện đều có thể xảy ra một cách bất ngờ, không bình thường mà chúng ta không thể lường trước được theo suy nghĩa chủ quan của mình. Thực chất đây là câu tục ngữ mang tính chất hàm ẩn để khuyên con người không nên coi thường vào vẻ bề ngoài yếu đuối, nhỏ bé. Bởi đôi khi dù nhỏ bé hay yếu đuối thì với sức mạnh của ý chí mạnh mẽ và sự kiên trì cũng đều có thể làm nên chuyện lớn, có thể đánh bại những kẻ to xác nhưng có ý chí chủ quan. Bên cạnh đó, qua đây em rút ra được bài học cho bản thân về cách ứng xử và thái độ sống tích cực với những người xung quanh, đồng thời phải biết rèn luyện bản thân, không ngừng cố gắng.