1. Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở Đông Nam Á?
Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á, vì:
+ Đông Nam Á có vị trí thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc kinh tế – văn hóa với nhiều nền văn minh lớn trên thế giới. Thông qua quá trình giao lưu kinh tế – văn hóa này, các tôn giáo từng bước được du nhập vào Đông Nam Á.
+ Trước khi diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, cư dân Đông Nam Á chưa sáng tạo ra được tôn giáo riêng của dân tộc mình. Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo… khi du nhập vào Đông Nam Á thì đã có đầy đủ: hệ thống giáo lý, giáo luật, kinh thánh…. Mặt khác, các tôn giáo này, tuy có sự giải thích khác nhau về con đường tu tập nhưng đều thống nhất với nhau về trong việc đề cao tính hướng tiện, lòng yêu thương con người. Vì vậy, các tôn giáo dễ dàng được cư dân Đông Nam Á đón nhận, sùng mộ.
2. Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á (thời kỳ cổ – trung đại):
2.1. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á:
Đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, trên nền tảng của văn hoá bản địa với kĩ nghệ sắt khá phát triển và những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, ở Đông Nam Á đã hình thành một sổ quốc gia, như: Phù Nam, Chăm-pa;Ta-ru-ma, Ma-lay-lu; Ha-ri-pun-giay-a….trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.
– Từ thế kỉ VII – X, khu vực Đông Nam Á hình thành thêm một số quốc gia mới; một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-giay-a.
– Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật nhất trong giai đoạn này.
* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
– Đây là giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa, Pa-gan, Lan Xang, Xu-khô-thai, A-giut-thay-a, Ma-gia-pa-hit,…
– Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt và xã hội ổn định đã đưa văn minh Đông Nam A bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ.
– Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.
– Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.
* Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
– Đây là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á gắn liền với quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.
– Sự du nhập của văn hóa phương Tây cũng đem đến cho Đông Nam Á nhiều yếu tố mới, như: tôn giáo, ngôn ngữ, các hình thức văn hóa vật chất; tư tưởng nhân văn…
– Văn minh Đông Nam Á tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng,đặc biệt là văn học, nghệ thuật…
2.2. Thành tựu:
– Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại
* Tín ngưỡng và tôn giáo
a. Tín ngưỡng
– Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng bản địa, như:
+ Thờ cúng tổ tiên
+ Sùng bái tự nhiên (thờ các vị thần tự nhiên, thờ động vật…)
+ Tín ngưỡng phồn thực.
b. Tôn giáo
– Đông Nam Á là nơi hội tụ các tôn giáo lớn của thếgiới là: Phật giáo,Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo
– Các tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của cư dân trong khu vực nhưng mức độ ảnh hưởng có sựkhác biệt giữa các quốc gia.
– Một số tôn giáo đã trở thành quốc giáo ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian dài.
* Văn tự và văn học
a. Văn tự
– Tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Thái, người Môn, người Mã Lai,…
– Riêng người Việt tiếp thu một phần hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm.
b. Văn học
– Văn học dân gian:
+ Rất phong phú với nhiều thể loại, như truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ,…
+ Những tác phẩm tiêu biểu là: sử thi Đẻ đất đẻ nước (Việt Nam), truyền thuyết Pơrắc Thon (Campuchia), thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ (Lào),…
– Văn học viết:
+ Ra đời khá muộn vào khoảng thế kỉ X – XIII.
+ Một số tác phẩm tiêu biểu là Truyện Kiều (Việt Nam), Truyện sử Me-lay-tu (Ma-lay-xi-a),…
– Văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và phương Tây
* Kiến trúc và điêu khắc
a. Kiến trúc
– Nghệ thuật kiến trúc ở Đông Nam Á phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu ở cả ba dòng kiến trúc dân gian, tôn giáo và cung đình.
+ Trong kiến trúc dân gian, nhà sàn được coi là một biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á
+ Kiến trúc tôn giáo đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình kiến trúc du nhập từ bên ngoài, kiến trúc tôn giáo Đông Nam Á phổ biến với các công trình kiến trúc Hin-đu giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
+ Kiến trúc cung đình điển hình là hệ thống cung điện tại các kinh đô tiêu biểu như: Thăng Long (Việt Nam), A-giut-thay-a (Thái Lan), Luông Pha-băng (Lào), Phnôm-pênh (Cam-pu-chia),…
b. Điêu khắc
– Nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á đạt đến trình độcao, với nhiều tác phẩm được chạm khắc công phu, độc đáo và chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ, Trung Quốc.
– Phổ biến là các tác phẩm điêu khắc mang tính chất tôn giáo, như tượng thần, tượng Phật và phù điêu.
3. Một số câu hỏi về hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á (thời kỳ cổ trung đại):
Câu 1: Phân tích những tác động của cơ sở tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
– Trả lời: Tác động của cơ sở tự nhiên đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á:
+ Vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu giữa Đông Nam Á với các nền văn minh khác
+ Nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam Á thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây gia vịkhác. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành nền văn minh bản địa – văn minh nông nghiệp lúa nước trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
+ Biển tạo ra nguồn tài nguyên và là đường giao thương cho các nước trong khu vực, cũng như nối Đông Nam Á với các tuyến đường biển quốc tế. Vì vậy, cư dân Đông Nam Á sớm phát triển các hoạt động khai thác biển và buôn bán bằng đường biển.
Câu 2: Phân tích cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á:
Trả lời: Cơ sở xã hội hình thành văn minh Đông Nam Á:
+ Cư dân Đông Nam Á quần tụ với nhau trên một địa bàn nhất định, hình thành những tổ chức xã hội đầu tiên. Trong đó, làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng).
+ Sự phát triển nội tại của các tổ chức xã hội đó đã tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên, tạo nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
Câu 3: Em hãy cho biết ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa đối với Đông Nam Á thể hiện những lĩnh vực nào?
Trả lời: – Việc tiếp xúc, giao thương giữa Trung Quốc với Đông Nam Á diễn ra từ rất sớm, đặc biệt là thông qua quá trình các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, thống trị các nước láng giềng.
– Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực (tư tưởng chính trị, văn hoá, giáo dục, văn học – nghệ thuật,…), ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Câu 4: Theo em, sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
Trả lời: Theo em, sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại là: Sự đa dạng về cư dân, tộc người, đã giúp cư dân Đông Nam Á sáng tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú, độc đáo. Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực (tư tưởng chính trị, văn hoá, giáo dục, văn học – nghệ thuật,…), ở những mức độ khác nhau, trong đó Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
THAM KHẢO THÊM: