Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt hay và ngắn gọn nhất

Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt hay và ngắn gọn nhất
Bạn đang xem: Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt hay và ngắn gọn nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt hay nhất:

Bằng những kỉ niệm tuổi thơ bên bà ngoại kết hợp với sự sáng tạo trong bút pháp miêu tả và biểu cảm, Bằng Việt qua bài thơ Bếp lửa đã mang đến cho chúng ta một câu chuyện thật xúc động về tình cảm giữa bà và cháu trong chiến tranh. Đặc biệt, qua bài thơ, tác giả còn gửi gắm những triết lý vô cùng sâu sắc: tình cảm gia đình, những kỉ niệm tuổi thơ chính là ngọn lửa ấm áp nhất soi sáng và nâng đỡ con người trên mọi chặng đường của cuộc sống. Trong bài thơ Bếp lửa, tình cảm, lòng biết ơn, kính trọng của tác giả đối với người bà cũng là biểu hiện của lòng yêu nước, gắn bó với quê hương. Một bài thơ ngắn gọn những đã gửi gắm bao tâm tư nỗi niềm của người cháu đến với người bà thân yêu cũng như đến quê hương, đất nước. Giữa đống tro tàn mất mát, đau thương bà vẫn nhóm lên ngọn lửa tin yêu và hy vọng:

Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Thời gian sớm chiều cho thấy sự bền bỉ, kiên trì của bà. Ở đây có sự chuyển hóa từ bếp lửa thành ngọn lửa, ngọn lửa ấy chứa đựng lòng yêu thương chan chứa của bà; ngọn lửa còn là đức tin trong sáng bất diệt; hơn thế nữa, ngọn lửa đó sẽ là ngọn đuốc soi sáng tâm hồn và tương lai cháy sau này. Bà là kí ức đẹp đẽ, bà là người đã thắp lên trong cháu niềm tin và tương lai cao cả. Trong bài thơ Bếp lửa, tình yêu thương, lòng biết ơn trân trọng người bà của tác giả còn là biểu hiện của tình yêu nước, tấm lòng gắn bó với quê hương.

2. Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt ngắn gọn:

Thông qua hình ảnh ngọn lửa, tác giả Bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa đã có những thổ lộ đầy xúc động về tình thương, sự trân trọng của mình đối với sự chắt chiu, hi sinh của người bà. Bài thơ còn là bản nhạc da diết, xúc động về tình bà cháu trong chiến tranh, tình thương của bà dành cho người cháu nhỏ sáng ngời, rực rỡ như ngọn lửa, tình thương ấy không chỉ xua đi khói lửa chiến tranh, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói mà đã mang đến cho tuổi thơ của người cháu những kí ức thực ấm áp, đẹp đẽ: đó là kí ức có bà, là những kỉ niệm đáng nhớ về câu chuyện, bài học, lời dạy bảo đầy thiết tha của bà. Cũng chính tình yêu thương, bao bọc của bà đã nuôi dưỡng ở Bằng Việt ngọn lửa yêu thương, hi vọng. Đây cũng chính là sức mạnh, sức lan tỏa của ngọn lửa tình thương nơi bà được gửi gắm, nuôi dưỡng nơi người cháu. Qua những dòng hồi ức về tuổi thơ bên bà kết hợp với sự sáng tạo trong bút pháp miêu tả, biểu cảm, Bằng Việt qua bài thơ Bếp lửa đã mang đến cho chúng ta một câu chuyện thật xúc động về tình cảm bà cháu trong chiến tranh. Đặc biệt, qua bài thơ, tác giả còn gửi gắm những triết lí vô cùng sâu sắc: tình cảm gia đình, những kí ức tuổi thơ chính là ngọn lửa ấm áp nhất có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên mỗi chặng đường đời. Trong bài thơ Bếp lửa, tình yêu thương, lòng biết ơn trân trọng người bà của tác giả còn là biểu hiện của tình yêu nước, tấm lòng gắn bó với quê hương.

3. Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt ấn tượng nhất:

Tác giả Bằng Việt là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ cách mạng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Qua dòng hồi tưởng về bà yêu dấu, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà. Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà. Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” đó là niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu. Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Thông qua hình ảnh ngọn lửa, tác giả Bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa đã có những thổ lộ đầy xúc động về tình thương, sự trân trọng của mình đối với sự chắt chiu, hi sinh của người bà. Bài thơ còn là bản nhạc da diết, xúc động về tình bà cháu trong chiến tranh, tình thương của bà dành cho người cháu nhỏ sáng ngời, rực rỡ như ngọn lửa, tình thương ấy không chỉ xua đi khói lửa chiến tranh, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói mà đã mang đến cho tuổi thơ của người cháu những kí ức thực ấm áp, đẹp đẽ.

4. Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt ý nghĩa nhất: 

Thông qua hình ảnh ngọn lửa, tác giả Bằng Việt trong bài thơ Bếp lửa đã có những thổ lộ đầy xúc động về tình thương, sự trân trọng của mình đối với sự chắt chiu, hi sinh của người bà. Bài thơ còn là bản nhạc da diết, xúc động về tình bà cháu trong chiến tranh, tình thương của bà dành cho người cháu nhỏ sáng ngời, rực rỡ như ngọn lửa, tình thương ấy không chỉ xua đi khói lửa chiến tranh, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói mà đã mang đến cho tuổi thơ của người cháu những kí ức thực ấm áp, đẹp đẽ: đó là kí ức có bà, là những kỉ niệm đáng nhớ về câu chuyện, bài học, lời dạy bảo đầy thiết tha của bà. Cũng chính tình yêu thương, bao bọc của bà đã nuôi dưỡng ở Bằng Việt ngọn lửa yêu thương, hi vọng. Đây cũng chính là sức mạnh, sức lan tỏa của ngọn lửa tình thương nơi bà được gửi gắm, nuôi dưỡng nơi người cháu. Qua những dòng hồi ức về tuổi thơ bên bà kết hợp với sự sáng tạo trong bút pháp miêu tả, biểu cảm, Bằng Việt qua bài thơ Bếp lửa đã mang đến cho chúng ta một câu chuyện thật xúc động về tình cảm bà cháu trong chiến tranh. Đặc biệt, qua bài thơ, tác giả còn gửi gắm những triết lí vô cùng sâu sắc: tình cảm gia đình, những kí ức tuổi thơ chính là ngọn lửa ấm áp nhất có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên mỗi chặng đường đời. Trong bài thơ Bếp lửa, tình yêu thương, lòng biết ơn trân trọng người bà vất vả, tần tảo sớm hôm của tác giả còn là biểu hiện của tình yêu nước, tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước, Tổ quốc đã nuôi lớn, chứa đựng cả cuộc đời của tác giả sau này. 

5. Kết bài Bếp lửa của Bằng Việt đạt điểm cao:

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt không chỉ mang đến cho chúng ta những cảm nhận đẹp đẽ về tình cảm bà cháu mà còn khơi dậy những cảm xúc thân quen, những tình cảm thiết tha, mềm mại nhất dành cho người bà của mình. Tình cảm bà cháu hay tình cảm gia đình đều là những tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, với nhà thơ Bằng Việt cũng vậy và đối với mỗi độc giả chúng ta cũng vậy, tình cảm gia đình không chỉ nuôi dưỡng, thắp sáng trong tâm hồn chúng ta những tình cảm tốt đẹp mà còn là cội nguồn của yêu thương, là bến đỗ bình yên, an toàn nhất cho chúng ta vững bước trên đường đời. Qua những dòng hồi ức về tuổi thơ bên bà kết hợp với sự sáng tạo trong bút pháp miêu tả, biểu cảm, Bằng Việt qua bài thơ Bếp lửa đã mang đến cho chúng ta một câu chuyện thật xúc động về tình cảm bà cháu trong chiến tranh. Đặc biệt, qua bài thơ, tác giả còn gửi gắm những triết lí vô cùng sâu sắc: tình cảm gia đình, những kí ức tuổi thơ chính là ngọn lửa ấm áp nhất có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên mỗi chặng đường đời. Trong bài thơ Bếp lửa, tình yêu thương, lòng biết ơn trân trọng, yêu mến vô bờ người bà hết lòng tần tảo, hy sinh của tác giả còn là biểu hiện của tình yêu nước, tấm lòng gắn bó với quê hương, Tổ quốc

THAM KHẢO THÊM: