Tổng hợp 17+ mẫu nhà tiền chế đẹp, hiện đại chuẩn xu hướng

Tổng hợp 17+ mẫu nhà tiền chế đẹp, hiện đại chuẩn xu hướng
Bạn đang xem: Tổng hợp 17+ mẫu nhà tiền chế đẹp, hiện đại chuẩn xu hướng tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Hiện nay trong các công trình dân dụng đã dần dần xuất hiện rất nhiều các mẫu nhà tiền chế. Những căn nhà tiền chế vừa hiện đại và tiện ích lại vừa thể hiện được tính bền vững. Cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu chi tiết và tham khảo những mẫu nhà tiền chế đẹp chuẩn xu hướng bằng bài viết sau!

Tổng hợp 17+ mẫu nhà tiền chế đẹp, hiện đại chuẩn xu hướng
Tổng hợp 17+ mẫu nhà tiền chế đẹp, hiện đại chuẩn xu hướng

I. Thông tin tổng quan về nhà tiền chế

Nhà tiền chế đã được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng nhằm với mục đích thay cho nhà bê tông truyền thống. Nhà thép tiền chế với thiết kế đơn giản nhưng không hề kém cạnh về giá trị thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu thông tin tổng quan về nhà tiền chế ngay sau đây:

1. Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế là gì?
Tìm hiểu nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế hay còn được gọi là nhà tiền chế khung thép, nhà khung sắt tiền chế, nhà thép tiền chế. Đây là loại nhà được thi công chủ yếu bằng các vật liệu cơ bản như: thép, sắt. Những nguyên vật liệu được này sản xuất đúng theo kích thước và với số lượng có trên bản vẽ thiết kế. Do đó, nhà tiền chế có thời gian thi công nhanh hơn nhiều với việc xây dựng nhà truyền thống.

2. Phân loại nhà tiền chế

Phân loại nhà tiền chế
Phân loại các dạng nhà tiền chế

Để phân loại nhà tiền chế ta sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: vật liệu sử dụng, kiểu dáng kiến trúc, mục đích sử dụng và một số yếu tố khác. nữa Tuy nhiên có thể phân lra 4 loại nhà tiền chế thông dụng nhất hiện nay như sau:

  • Nhà tiền chế dân dụng: Đây là một trong những loại nhà tiền chế phổ biến nhất hiện nay. Các vật liệu trong quá trình xây dựng gồm có: bê tông, thép và được cấu tạo sẵn tại nhà máy sản xuất. Loại nhà tiền chế dân dụng có thiết kế linh hoạt, đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu về xây dựng nhà ở, căn hộ hay biệt thự…
  • Nhà thép tiền chế công nghiệp: Loại nhà thép tiền chế này thường được sử dụng để xây dựng kho hàng, xưởng sản xuất, nhà máy. Nhà thép tiền chế công nghiệp sẽ chú trọng vào việc việc tối ưu hóa không gian lưu trữ cũng như linh hoạt trong khâu phân chia khu vực sản xuất và quản lý.
  • Nhà tiền chế thương mại: Đây là lựa chọn phổ biến khi cần xây dựng nhanh chóng các khu mua sắm, cửa hàng và trung tâm thương mại. Nhà tiền chế thương mại thường được thiết kế mở với mục đích tạo không gian rộng rãi để trưng bày hàng hóa cũng thuận tiện cho việc mua bán.
  • Nhà thép tiền chế quân sự: Nhà thép tiền chế trong lĩnh vực quân sự được sử dụng làm căn cứ, trạm kiểm soát và lưu trữ… Do có khả năng lắp ráp nhanh chóng nên sẽ dễ dàng tận dụng làm nơi nơi trú ẩn và hoạt động quân đội tại các khu vực địa hình di chuyển khó khăn.

Tham khảo thêm: Tổng hợp 99 mẫu nhà cấp 4 nông thôn chữ L đẹp, hiện đại

II. Ưu và nhược điểm của nhà tiền chế

Nhà tiền chế đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực xây dựng bởi sự tiện lợi và tối ưu hóa trong quy trình xây dựng mà nó mang lại. Cùng tìm hiểu những ưu điểm nổi bật cũng như nhược điểm cần lưu ý của nhà tiền chế:

1. Ưu điểm

Ưu điểm
Ưu điểm của nhà tiền chế

Nhà tiền chế có 5 ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Thi công nhanh: Nhà thép tiền chế được lắp ráp từ những vật liệu được sản xuất theo đúng số lượng và tỉ lệ của bản vẽ, nên thời gian thi công chỉ mất khoảng từ 2 – 8 tuần (tùy vào diện tích và số tầng). Trong đó thời gian thi công một ngôi nhà truyền thống thường kéo dài từ 3 – 8 tháng.
  • Có nhiều công năng sử dụng: Nhà tiền chế được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dân dụng, thương mại, công nghiệp, quân đội… Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bổ sung thiết kế thêm các chi tiết nội – ngoại thất cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • Chi phí tiết kiệm: Nhà tiền chế với thiết kế  đơn giản nên phần vật liệu xây dựng cơ bản không cần quá nhiều và không quá tốn kém.
  • Dễ dàng di dời hoặc sửa chữa: Vật liệu xây dựng nhà tiền chế có khối lượng nhẹ nên dễ dàng lắp ghép và sửa chữa hoặc chuyển đi mà không sợ ảnh hưởng đến những ngôi nhà xung quanh.
  • Có thể xây dựng trên nền đất yếu, gồ ghề: Nhà tiền chế có ưu điểm về vật liệu xây dựng nhẹ, dễ dàng di chuyển… nên sẽ có nhiều thuận lợn khi xây dựng kể cả trên mặt bằng có địa hình phức tạp.

2. Nhược điểm

Nhược điểm
Nhược điểm của nhà tiền chế

Tuy nhiên, nhà tiền chế vẫn còn tồn tại một số nhược điềm cần lưu ý như sau:

  • Dễ bị biến đổi vật lý: Do vật liệu chính là thép, mà thép có tính dẫn nhiệt cao nên khi xây dựng tại nơi có nhiệt độ cao thì dễ bị biến đổi vật lý.
  • Tuổi thọ không cao: So với nhà bê tông, cốt thép truyền thống thì tuổi thọ của nhà tiền chế không bằng.
  • Khả năng chịu nhiệt, chịu lửa kém: Mặc dù thép là vật liệu chống cháy nhưng nếu bị tác động ở nhiệt độ từ 500 – 600 độ C thì kết cấu công trình cũng vẫn sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ sụp đổ.

Tham khảo thêm: Điểm qua 20+ mẫu nhà cấp 4 mái tôn 3 phòng ngủ đẹp tiết kiệm nhất hiện nay

III. Tổng hợp 17+ mẫu nhà tiền chế đẹp

Hiện nay nhà tiền chế đang trở thành xu hướng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng. Cùng tham khảo những mẫu nhà tiền chế đẹp, hiện đại nhất năm 2024 nhé!

1. Nhà tiền chế cấp 4

Mẫu nhà tiền chế cấp 4 thường được ứng dụng cho các căn homestay tại những khu du lịch, biển, núi… Với chất liệu kính và sàn gỗ cũng gam màu mộc mạc ấm áp mang đến vẻ đẹp độc đáo và đầy tính nghệ thuật.

Nhà tiền chế cấp 4
Mẫu nhà tiền chế đẹp cấp 4

2. Nhà tiền chế 2 tầng

Mẫu nhà tiền chế 2 tầng với không gian rộng rãi và đầy đủ tiện ích trong quá trình sinh hoạt. Với thiết kế phá cách kết hợp với vật liệu kiên cố mang đến vẻ đẹp hiện đại và tinh tế cho ngôi nhà.

Nhà tiền chế 2 tầng
Mẫu nhà tiền chế đẹp 2 tầng

3. Nhà tiền chế 3 tầng

Nhà tiền chế 3 tầng với diện tích sử dụng lớn cùng khung thép vững chắc mang đến vẻ đẹp vững chãi, bề thế. Các phòng chức năng đầy đủ mà vẫn đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nhà tiền chế 3 tầng
Mẫu nhà tiền chế đẹp 3 tầng

4. Nhà tiền chế 1 mái 

Nhà tiền chế được thiết kế với một mái dốc hoặc máng xối 1 bên và bên còn lại sẽ cao hơn. Nhà tiền chế đẹp 1 mái mang đến sự trẻ trung, năng động và chi phí xây dựng hợp lý, phù hợp với mức kinh tế của nhiều gia đình trẻ.

Nhà tiền chế 1 mái
Mẫu nhà tiền chế đẹp 1 mái thơ mộng
Nhà tiền chế 1 mái
Mẫu nhà tiền chế đẹp 1 mái đơn giản

Tham khảo thêm: Chiêm ngưỡng top 13 mẫu nhà cấp 4 mái Nhật 3 phòng ngủ đẹp hút hồn

5. Nhà tiền chế 2 mái 

Mẫu nhà tiền chế 2 mái được thiết kế đầy đủ công năng không khác gì so với thì công nhà truyền thống. Ngôi nhà với diện tích rộng rãi, hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt thường ngày của gia đình.

Nhà tiền chế 2 mái 
Nhà tiền chế đẹp 2 mái kết hợp sân vườn
Nhà tiền chế 2 mái 
Nhà tiền chế đẹp 2 mái sang trọng

6. Nhà tiền chế mái Thái 

Mẫu tiền chế đẹp mái Thái được rất nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, trẻ trung mà vẫn đáp ứng đầy đủ tiện nghi cơ bản. Có thể kết hợp thêm sân vườn trồng cây cây hoa cỏ để tạo cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên.

Nhà tiền chế mái Thái 
Mẫu nhà tiền chế đẹp mái Thái
Nhà tiền chế mái Thái 
Mẫu nhà tiền chế đẹp mái Thái rộng rãi tiện nghi

7. Nhà tiền chế có gác lửng 

Mẫu nhà tiền chế có gác lửng này thường được ứng dụng với phong cách hiện đại và tân cổ điển. Không gian gác lửng giúp gia chủ gia tăng được diện tích sinh hoạt, rất phù hợp với nhà có mặt bằng hạn chế.

Nhà tiền chế có gác lửng 
Nhà tiền chế đẹp có gác lửng

8. Nhà tiền chế phong cách nông thôn

Nhà tiền chế với phong cách nông thôn thường có kiểu dáng truyền thống kết hợp với các yếu tố tự nhiên. Các ngôi nhà này thường có những cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên và view đẹp. Tại đây, gia chủ có thể ngắm nhìn sân vườn xanh mướt hoặc rừng cây hoặc bờ hồ trước nhà.

Nhà tiền chế phong cách nông thôn
Mẫu nhà tiền chế đẹp có phong cách vùng nông thôn

Tham khảo thêm: Các Mẫu Nhà Gỗ Cấp 4 Đẹp Và Lạ Bạn Không Nên Bỏ Qua

9. Nhà tiền chế cho quán cà phê

Nhà tiền chế dành cho quán cafe thường được thiết kế nhiều cửa sổ và cửa rao vào để tạo ra không gian mở. Vật liệu sử dụng cấu kiện thép hoặc bê tông nhẹ kết hợp với gỗ và đá, tạo nên cảm giác ấm cúng và thoải mái.

Nhà tiền chế cho quán cà phê
Mẫu nhà tiền chế đẹp dành cho quán cà phê

10. Nhà tiền chế phong cách tối giản

Mẫu nhà tiền chế phong cách này thường có thiết kế gọn gàng, ít chi tiết rườm ra và tối giản hóa cấu trúc. Những vật liệu thường được sử dụng đó là thép và bê tông nhẹ để tạo ra kiến trúc cơ bản và sáng tạo.

Nhà tiền chế phong cách tối giản
Nhà tiền chế đẹp với phong cách tối giản

11. Nhà tiền chế tôn giả gỗ 

Nhà tiền chế sử dụng tôn giả gỗ là công trình được sử dụng tôn để lợp mái cũng như dựng các vách xung quanh. Việc sử dụng tôn giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí xây dựng so với việc xây dựng nhà bê tông cốt thép truyền thống.

Nhà tiền chế tôn giả gỗ
Nhà tiền chế đẹp phong cách tôn giả gỗ
Nhà tiền chế tôn giả gỗ
Nhà tiền chế đẹp với phong cách tôn giả gỗ ấm cúng

12. Nhà tiền chế hình hộp độc lạ

Mẫu nhà tiền chế hình hộp độc lạ nổi bật cho thấy sự sáng tạo vô cùng độc đáo. Thiết kế này rất dễ khiến cho không gian bị tù túng và bí bách, do đó bạn có thể sử dụng nhiều cửa sổ hoặc kính để tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát.

Nhà tiền chế hình hộp độc lạ
Nhà tiền chế đẹp hình hộp độc lạ

13. Nhà tiền chế bằng kính hiện đại

Nhà tiền chế bằng kính hiện đại giúp bạn đón được nhiều ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và ngắm nhìn bầu trời lung linh vào ban đêm.

Nhà tiền chế bằng kính hiện đại
Nhà tiền chế đẹp chất liệu bằng kính hiện đại

Tham khảo thêm: Những mẫu nhà chữ L 2 tầng đẹp ở nông thôn đầy đủ tiện nghi 

 IV. Một số loại vật liệu xây nhà tiền chế

Một số loại vật liệu xây nhà tiền chế
Tham khảo một số loại vật liệu để xây xựng nhà tiền chế đẹp

Mẫu nhà tiền chế ngày một phổ biến không chỉ do sự tiện lợi cũng như khả năng linh hoạt cao mà mà còn bởi các loại vật liệu cơ bản đặc biệt được sử dụng trong quá trình xây dựng. Cùng tìm hiểu các vật liệu chính thường được sử dụng trong quá trình xây dựng nhà tiền chế sau đây:

1. Khung thép

Thép chính vật liệu chính và không thể thiếu trong bất cứ quá trình xây dựng nhà tiền chế nào. Tùy thuộc vào mỗi công trình và mục đích thi công mà ta có thể chọn lựa các loại thép với chất liệu khác nhau. Sau đó, kết cấu thép sẽ được gia công và sản xuất tại nhà máy rồi mới được đưa đến công trình để tiến hành lắp ghép.

Khung thép
Khung thép là kết cấu chính để xây dựng nhà tiền chế

2. Tấm làm sàn, tấm lót sàn chống thấp

Tấm làm sàn được làm từ vật liệu nhà tiền chế là tấm bê tông nhẹ có khả năng chịu lực và chịu ẩm cực tốt đặc biệt khi sử dụng để xây dựng nhà tiền chế.

Tấm bê tông có cấu trúc khe rỗng với cơ chế thở 2 chiều giúp thấm và thoát hơi nước linh hoạt, từ đó hình thành khả năng chống thấm vượt trội. Ngoài ra thành phần hóa học trong tấm xi măng vô cùng ổn định và vững chắc, nên có thể chịu lực có cường độ cao.

3. Tấm bao che

Tấm bao che dùng để lợp mái nhà tiền chế thường sử dụng tôn để che chắn. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại tôn với những tính năng và đặc tính riêng. Tuy nhiên, có 3 loại tôn được sử dụng phổ biến nhất là tôn cách nhiệt, cách âm và tôn lấy sáng.  Ngoài ra, tôn có được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau nên gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn tùy theo sở thích và nhu cầu sao cho phù hợp.

V. Lưu ý quan trọng khi thi công nhà tiền chế 

Lưu ý quan trọng khi thi công nhà tiền chế
Những lưu ý khi muốn xây dựng một căn nhà tiền chế đẹp

Khi tiến hành thi công xây dựng nhà tiền chế, cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây để có thể đảm bảo được kết quả công trình hiệu quả và an toàn:

1. Lựa chọn vật liệu chất lượng

Vật liệu chất lượng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ bền và an toàn của nhà tiền chế. Do đó phải chọn vật liệu có nguồn gốc uy tín, đáp ứng được đầy đủ về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

Lựa chọn vật liệu chất lượng
Chọn lựa nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kĩ thuật và an toàn

2. Thiết kế tối ưu và tuân thủ quy trình thi công

Một thiết kế tối ưu, hợp lý sẽ giúp tận dụng tối đa không gian và tiết kiệm cả về chi phí lẫn thời gian thi công. Ngoài ra, việc tuân thủ đúng quy trình thi công cũng là điều cực kỳ quan trọng. Các khâu chuẩn bị mặt bằng, lắp ghép vật liệu, hoàn thiện… đều phải được thực hiện đúng như kế hoạch và quy định đã đề ra.

3. Kiểm tra kỹ thuật

Cần tiến hành kiểm tra kỹ thuật trước khi hoàn thành để đảm bảo mọi chi tiết đã được hoàn thiện đúng cách và đạt tiêu chuẩn.

4. Quản lý dự án chặt chẽ

Cuối cùng, việc quản lý dự án là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo đúng tiến độ thi công, mọi nguồn lực và ngân sách được sử dụng một cách hiệu quả

Lời Kết:

Bài viết đã tổng hợp và gửi đến bạn những mẫu nhà tiền chế đẹp, hiện đại và chuẩn xu hướng mới nhất. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhà tiền chế cũng như lựa chọn được mẫu nhà tiền chế đẹp và phù hợp nhất. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác được cập nhật hàng ngày trên Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

Có thể bạn quan tâm: 

Nguyễn Trà My