Giò xào hay giò thủ là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong dịp Tết. Cùng tham khảo bài viết này để biết cách làm món giò thủ ngay tại nhà nhé!
Giò thủ được làm từ các nguyên liệu như tai heo, lưỡi heo, thịt thủ (thịt đầu). Nhờ có hương vị thơm ngon và độ dai giòn tự nhiên nên mâm cơm ngày Tết không thể thiếu món ăn này. Năm nay hãy thử cùng mình tự tay thực hiện món ăn ngon miệng này đãi cả nhà yêu nhé!
Cách làm giò thủ (giò xào)
Chuẩn bị
60 phútChế biến
60 phútDành cho
4-5 người
Nguyên liệu làm giò thủ
-
500g tai heo
-
500g lưỡi heo
-
300g thịt đầu (thịt thủ)
-
100g nấm hương
-
50g mộc nhĩ
-
Tỏi băm nhuyễn
-
Gia vị ướp thịt: 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường
-
Lá chuối
Mẹo hay
Tai heo to thường là heo già, có sụn cứng. Còn nếu muốn tìm tai heo giòn ngon, bạn nên chọn những chiếc tai heo có kích thước vừa đủ.
Bạn nên chọn những chiếc lưỡi heo có màu đỏ tươi, phần gần họng có màu trắng đồng nhất. Chọn lưỡi heo sạch, có mùi đặc trưng, không có mùi hôi hoặc các mùi khác.
Chọn loại nấm hương có cánh tai to và dày, ăn giòn, ngon. Không nên chọn loại nấm thô ráp, vì loại này chỉ cần ngâm vào nước ấm là nấm sẽ mềm ra.
Muốn chọn được nấm đông cô ngon, bạn nên chọn loại có cánh, ly khít, màu hơi ngả nâu, không được nâu sẫm vì có thể là nấm độc.
Hướng dẫn cách làm giò thủ
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.
Tai heo, lưỡi heo và thịt đầu khi mua về bạn đem rửa thật sạch rồi chần qua nước sôi có pha chút giấm và muối để khử mùi hôi sau đó đem đi cạo hết lông. Đặc biệt phần lưỡi phải loại bỏ hết phần màng trắng trên bề mặt lưỡi.
Sau khi chần xong thì vớt ra xả nước lạnh và để ráo.
Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, cắt bỏ phần chân rồi rửa thật sạch.
Thái mỏng tất cả các nguyên liệu trên, nhất là phần tai heo phải thái thật mỏng nếu không sẽ rất cứng không ăn được.
Bước 2 Ướp thịt
Ướp thịt với 1 muỗng canh hạt nêm, 1 canh muỗng nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, tỏi băm và 1 muỗng cà phê tiêu trong vòng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 3 Xào thịt
Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, khi dầu ăn nóng thì cho thịt đã ướp vào xào ở lửa lớn, đảo đều tay để tránh thịt bị cháy.
Nêm nếm lại cho vừa ăn. Khi thấy thịt đã săn lại thì cho nấm hương và mộc nhĩ vào xào chung. Lúc này giảm nhỏ lửa lại và vẫn tiếp tục xào cho đến khi thịt ra nhớt và có cháy nhẹ ở cạnh.
Bước 4 Gói giò thủ
Bạn có thể gói giò thủ theo 3 cách sau:
Gói giò thủ bằng lá chuối:
Cho thịt vào lá chuối đã trải sẵn, phải làm lúc còn nóng để giò dính chặt. Gói và dùng dây chuối hoặc dây nilon để cố định.
Sau khi gói xong thì cho vào tủ lạnh trong khoảng 8 tiếng là món ăn đã hoàn thành.
Gói giò thủ bằng khuôn ép kim loại
Bạn cho toàn bộ phần nguyên liệu để làm giò thủ vào khuôn ép, sau đó dùng sức nén thậtchắc phần thịt. Bạn đợi hỗn hợp thịt nguội và cho cây giò thủ vào ngăn mát tủ lạnh từ 6-8 tiếng, khi thịt đông lại với nhau. Tiếp theo, bạn tháo phần thịt giò thủ khỏi khuôn và cất trong hộp kín hoặc bọc lại bằng túi nilon hay màng bọc thực phẩm để bảo quản.
Gói giò bằng chai nhựa
Bạn có thể dùng chai nhựa để ép giò thủ, giò xào nếu như không có khuông ép hoặc không biết cách gói bằng lá chuối nhé. Cách làm vô cùng dễ, lại tiện lợi nữa đấy.
Xem chi tiết cách làm tại: Tận dụng chai nhựa trong nhà để làm giò thủ
Bước 5 Thành phẩm
Giò thủ được nêm nếm đậm đà, giòn giòn lại béo. Màu sắc của giò thủ cũng rất bắt mắt, là sự đan xen giữa những sọc trắng đen của sụn tai và nấm mèo và màu trắng ngà của mỡ đông. Ăn một miếng đảm bảo thích mê!
Cách làm giò thủ trứng gà
Chế biến
20 phútChuẩn bị
20 phútDành cho
3-4 người
Nguyên liệu làm giò thủ trứng gà
- 1kg giò sống
- 8 quả trứng gà
- 5 quả trứng muối
- 3 quả trứng bắc thảo
- 1 củ cà rốt
- 250gr đậu ve
- 30gr nấm mèo
- Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, đường, muối, tiêu đen
Hướng dẫn cách làm giò thủ trứng gà
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Đậu ve sau khi mua về bạn tước bỏ xơ 2 bên rồi rửa sạch với nước. Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch và cắt thành dải.
Tiếp theo, chần cà rốt, đậu ve trong nước sôi khoảng 3 phút, vớt ra để nguội, thái hạt lựu.
Nấm mèo ngâm nước lạnh khoảng 5 phút cho nở ra rồi thái nhỏ.
Sau đó rửa sạch trứng bắc thảo và trứng muối. Trứng bắc thảo thì cắt thành múi cau. Chỉ lấy lòng đỏ trứng muối và nướng ở nhiệt độ 100°C trong 5 phút.
Tiếp theo, đánh 8 quả trứng và đem chiên cho trứng có độ dày vừa phải. Nhớ chọn chảo lớn để trứng có chu vi rộng và dễ cuộn.
Bước 2 Quết chả
Bạn trộn 1 kg giò sống, cà rốt, đậu ve cắt hạt lựu, nấm mèo xắt nhỏ, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê tiêu đen, 1/2 muỗng cà phê nước mắm, sau đó, quết mạnh cho đến khi hỗn hợp được trộn đều.
Sau đó cho hỗn hợp vào tủ lạnh 20 phút để gia vị thấm đều.
Bước 3 Cuộn và hấp chả
Sau khi để hỗn hợp nghỉ 20 phút, lấy hỗn hợp ra và cuộn lại thành cuộn.
Đầu tiên, trải màng bọc thực phẩm thành 3 lớp dài rồi đặt trứng chiên lên trên. Sau đó quết một lớp chả lên trứng chiên với độ dày khoảng 2 cm.
Tiếp theo cho trứng muối, trứng bắc thảo vào giữa rồi cuộn lại. Đảm bảo phải được quấn chặt để nó không bị dính.
Cuối cùng, hấp chả trong 30 phút. Sau 30 phút lấy ra để nguội.
Bước 4 Thành phẩm
Giò thủ trứng gà đậm đà, có độ giòn dai, ăn rất ngon miệng. Món ăn thích hợp để dùng kèm các loại dưa chua, bánh mì hoặc ăn với cơm nóng cũng rất ngon.
Lưu ý khi làm và cách bảo quản giò thủ
Lưu ý khi làm
Nếu bạn là người miền Bắc thì bạn không cần cho thêm đường khi làm giò, vì đặc trưng của ẩm thực Bắc thường không nêm đường vào món ăn.
Để món giò thủ, giò xào ngon có độ giòn vừa phải, bạn nên chọn tai heo cỡ vừa, đừng chọn loại tai heo già sẽ khiến giò thủ cứng.
Cách bảo quản giò thủ
Bạn chỉ nên bảo quản giò thủ, giò xào tối đa là khoảng 5 – 7 ngày trong tủ lạnh. Khi giò thủ xuất hiện nhớt bên ngoài thì lúc đó giò thủ đã thiu.
Tham khảo thêm: Tổng hợp 12 món ngon ngày Tết miền bắc dễ làm, ngon miệng
Cùng xem các cách nấu món ăn ngon khác tại chuyên mục Món ngon mỗi ngày.
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn