Marie Curie: Từ “bê bối tình ái” rúng động nước Pháp tới đột phá vang danh giới khoa học

Marie Curie: Từ “bê bối tình ái” rúng động nước Pháp tới đột phá vang danh giới khoa học

Marie Curie là một nhà khoa học, vật lý và hóa học vĩ đại. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ. Marie còn là phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, người đầu tiên và là phụ nữ duy nhất vinh dự giành được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau – vật lý và hóa học. Ảnh hưởng của bà đối với giới khoa học là vô cùng lớn.

Marie Curie là một nhà khoa học, vật lý và hóa học vĩ đại trong lịch sử hiện đại. Bà là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tính phóng xạ và cũng là người phụ nữ duy nhất đạt giải Nobel trên hai lĩnh vực Vật Lý và Hóa học. Ảnh hưởng của bà đối với giới khoa học là vô cùng lớn. Tuy nhiên ít ai biết, trước khi được vinh danh trong giới khoa học, bà từng xém mất đi cơ hội ngàn vàng này vì mối tình bí mật với học sinh của mình.

Marie Curie: Từ “bê bối tình ái” rúng động nước Pháp tới đột phá vang danh giới khoa học

Thời thơ ấu đầy khó khăn

Marie Curie, tên ban đầu là Marya Sklodowska, sinh ngày 7 tháng 11 năm 1867 tại Cracovie, một thị trấn nhỏ gần thủ đô Varsovie, Ba Lan. Bà là người con gái út trong gia đình có 5 người con với bố mẹ đều là giáo viên. Sự xuất hiện của bà cũng là lúc gia đình đón nhận tin không lành, mẹ bà mắc bệnh nan y ho lao. Dẫu yêu thương con cái nhưng bà Sklodowska chưa từng dám ôm hôn chúng.

Ngay từ thời thơ ấu, Marya đã được đánh giá là một đứa trẻ sáng dạ. Bi kịch chỉ xảy đến khi mẹ bà qua đời vì lao phổi. Khi ấy, bà chỉ mới 11 tuổi. Trước đó, khi bà lên 10, người chị thân yêu Zosia cũng qua đời cho bệnh truyền nhiễm mà bạn cùng lớp lây. Để lại gia đình 4 người con: anh trai Joseph, còn 3 chị em Hela, Bronia và bà.

Marie Curie và gia đình

Hành trình cắp sách đầy gian khổ

Dù thành tích của bà Marie Curie luôn ở top đầu của trường thế nhưng chỉ điều đó không đủ để mở ra cánh cửa vào đại học Warsaw, một ngôi trường đại học dành cho… nam sinh. Không từ bỏ, bà tiếp tục “học chui” ở một trường đại học nơi có các lớp bí mật dưới lòng đất.

Cũng như chị gái Bronya của mình, Marie cũng từng mơ ước được du học tuy nhiên học phí lại là trở ngại lớn nhất của họ. Bà sau đó đã đi nhiều công việc khác nhau để hỗ trợ chị gái mình đi học y khoa như gia sư, giáo viên dạy trẻ, cái nghề mà bà không mấy “mặn mà”.

Năm 1891, Marie cất bước tới Paris tráng lệ, theo học đại học Sorbonne. Trong quãng thời gian ở Pháp, vì muốn tên mình dễ đọc, bà đã đặt lại tên mình thành Marie Skolodowki. Chính vì những ngày tháng nghiên cứu không ngừng nghỉ và chế độ ăn không lành mạnh, bà thường xuyên gặp các vấn đề sức khỏe.

Sau hai năm, bà nhận bằng thạc sỹ vật lý và tiếp tục chương trình đào tạo về hóa học. Đây cũng là lúc bà quen biết với một nhà khoa học người Pháp Pierre Curie, người sau này trở thành vị hôn phu của bà. Sau kết hôn, bà đổi tên theo họ chồng thành Marie Curie. Năm 1897, con gái đầu lòng của họ, Irène ra đời.

Ghi tên mình vào lịch sử nhân loại khi là người phụ nữ đầu tiên dành tận hai giải Nobel cao quý ở hai lĩnh vực khác nhau

Năm 1903, tên tuổi bà đi vào lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên nhận giải Noel trong lĩnh vực Vật lý. Một năm sau đó, đứa con thứ hai của họ chào đời. Năm 1906, vị hôn phu của bà, ông Pierre Curie, đã mất trong vụ tai nạn do va chạm với xe ngựa. Nén đau thương khi mất đi người thân nhất của mình, bà tiếp tục lao mình vào những nghiên cứu và thí nghiệm. Đó có lẽ là quãng thời gian tăm tối nhất của bà.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Paul Langevin, một học sinh cũ và kém bà 5 tuổi đã thay đổi cuộc đời bà một lần nữa. Paul Langevin đã giúp đỡ Marie rất nhiều trong cả cuộc sống và công việc. Và tự lúc nào, bà đã yêu Langevin.

Thế nhưng, trớ trêu thay thay Paul Langevin là người đàn ông đã có gia đình và vợ ông chỉ là một người phụ nữ thấp kém. Bà thường xuyên cãi vả chồng mình vì ông chả đem về cho gia đình chút lợi lộc gì mà chỉ chăm chăm lo cho bản thân và cả công việc của mình. Sự bất đồng leo thang và Paul Langevin dần căm ghét vợ mình rất nhiều. Cùng lúc đó, ông đã lao vào lưới tình với Marie, cũng là một nhà khoa học giống ông.

Cuối cùng cả hai đã bước vào mối quan hệ và tìm cách cho Paul Langevin ly hôn. Tuy nhiên, vợ ông kịch liệt phản đối và một số chuyện không lường trước đã diễn ra. Vợ của Paul Langevin đã phát hiện lá thư của Marie với chồng mình và công bố cho giới báo chí. Trước tin tức không thể nóng hổi hơn, giới báo chí dĩ nhiên không thể bỏ lỡ con mồi béo bở này và Marie liền trở thành tâm điểm cho sự chỉ trích của dư luận đương thời. Họ gọi bà là “Polish s.l.u.t” (từ mang nghĩa nguyền rủa nặng nề) và yêu cầu bà xéo khỏi nước Pháp.

Cũng trong 8 năm sau cái chết của vị hôn phu cũ, bà đã tìm ra hai nguyên tố mới là Polonium và Radium và trở thành ứng cử viên cho danh diệu Nobel cao quý. Mặc dù phía hội đồng tổ chức đã từng muốn hủy bỏ đề cử tuy nhiên với sự giúp đỡ của nhiều người, Marie Curie đã được đề cử và trở thành người chiến thắng cho danh hiệu Nobel trong lĩnh vực Hóa học. Nguyên tố Polonium được bà đặt dựa trên tên của chính mảnh đất Poland (Ba Lan) nơi mình sinh ra.

Trong khoảng thời gian này, Marie Curie đã có cơ hội hợp tác cùng những bộ óc hàng đầu thế giới như Albert Einstein và Max Planck trong Hội nghị Solvay về Vật Lý, đem tới nhiều đột phá trong nghiên cứu.

Sau khi thế chiến thế giới lần thứ nhất nổ ra từ năm 1914, chẳng ai còn bận tâm về scandal. Marie quyết định liền ra chiến tuyến để chữa trị cho binh lính bằng tia X. Dù cống hiến nhân đạo rất nhiều thế nhưng chính quyền Pháp không trao cho bà bất cứ một sự công nhận nào. Năm 1921 và năm 1929, bà đến Hoa Kỳ để gây quỹ cho nghiên cứu radium và thành lập một viện nghiên cứu radium ở Warsaw.

Ngày 4 tháng 7 năm 1934, bà qua đời tại bệnh viện Sancellemoz do bệnh hoại huyết (leukemia) vì khoảng thời gian dài tiếp xúc với phóng xạ từ Radium mặc cho sự cứu chữa tích cực nhưng không thành từ đội ngũ bác sĩ.

Câu chuyện phi thường còn tiếp diễn về sau

Sau sự ra đi của mẹ mình, con gái của bà, Irène Joliot-Curie tiếp nối sự nghiệp còn dở dang của bà Marie Curie và không lâu sau cũng được vinh dự nhận giải Nobel hóa học vào năm 1935.

Hình ảnh cuốn sổ tay của Marie Curie

Quan tài của bà (nơi có lớp chì dày 2,5cm nhằm ngăn phóng xạ thoát ra) được đặt lên quan tài của ông Pierre theo như nguyện vọng của mình là dù đã chết hay còn sống cũng kề bên nhau. Năm 1995, tro xương của bà cùng chồng được đem vào điện Penthéon ở Paris, là nơi an nghỉ của các bậc vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.

Hiện tại người ta vẫn còn lưu trữ một số đồ vật sinh thời của bà như cuốn sổ tay – thứ được bảo vệ kĩ càng ở Pháp. Tuy nhiên, nó đã bị nhiễm phóng xạ radium 226 với chu kỳ bán rã lên tới 1600 năm. Du khách có nhu cầu tham quan buộc phải thực hiện một số thủ tục đặc biệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *