Công nghệ OLED ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực điện – điện tử. Trong số đó, màn hình OLED trên máy tính, tivi, và điện thoại đang dần phổ biến và thay thế các loại màn hình khác như LCD hay QLD. Vậy ưu và nhược điểm của loại màn hình này như thế nào? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá nhiều hơn về sản phẩm ngay bây giờ.
Màn hình OLED là gì?
Màn hình OLED (hay là Organic Light Emitting Diodes Screen) là một loại diot phát quang điện hữu cơ (LED). Diot này có lớp điện phát quang là một màng chất hữu cơ, có tác dụng phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua. Tận dụng cơ chế phát quang của diot (LED) để hiển thị ánh sáng.
Cấu tạo màn hình OLED
Màn hình OLED gồm có 4 thành phần với chức năng khác nhau, cụ thể:
- Anode: một khoảng trống ở dưới cùng, có tác dụng chứa điện tích dương khi dòng điện chạy qua màn hình.
- Cathode: một khoảng trống ở trên cùng, có tác dụng chứa điện tích âm khi có dòng điện xuất hiện. Bộ phận này có chức năng trái ngược với Anode.
- Lớp dẫn hữu cơ: là phần lớp dẫn ở giữa hai cực Anode và Cathode. Lớp này có hai phần chính, gồm lớp dẫn (được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo để vận chuyển “các lỗ điện tử” từ Anode) và lớp phát sáng (vận chuyển electron từ Cathode).
- Tấm nền: có chức năng chống đỡ các bộ phận nói trên và thường được làm từ nhựa hoặc thủy tinh.
Ưu điểm và nhược điểm của màn hình OLED
So với một số sản phẩm sử dụng công nghệ LCD, AMOLED thì công nghệ OLED có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy xem các ưu nhược điểm sau đây để đưa ra quyết định có nên lựa chọn sản phẩm công nghệ này hay không?
Ưu điểm nổi trội nhất của màn hình OLED
Cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, có độ tương phản và ánh sáng cao. Nhờ đó, màn hình này mang lại mức độ màu đen sâu hơn, trung thực hơn và có tỷ lệ tương phản cao hơn. Đặc biệt, màu sắc của điểm ảnh trong không bị thay đổi, ngay cả khi góc nhìn đạt đến 90% so với bình thường.
Cấu trúc nhẹ và linh hoạt hơn: do không sử dụng các đèn nền để phát quang mà phát quang trực tiếp từ diot LED. Việc loại bỏ đèn nền giúp màn hình nhẹ hơn khi không có các chất nền không cần thiết. Bên cạnh đó, màn hình này được chế tạo từ nhựa dẻo nên có khả năng chống vỡ tốt hơn (so với màn hình bằng thủy tinh LCD).
Cho thời gian phản hồi nhanh hơn: Theo hãng LG, thời gian phản hồi của màn hình OLED nhanh hơn tới 1000 lần so với LCD. Nhờ đó, bạn sẽ có cảm giác xem chân thực hơn trên màn hình này.
Tiết kiệm năng lượng: Với cơ chế tự động phát quang dựa trên diot phát quang hữu cơ, cho hiệu quả điện năng cao hơn một số màn hình khác.
Nhược điểm khi sử dụng màn hình OLED
Tuổi thọ của màn hình OLED được quyết định bởi tuổi thọ của vật liệu hữu cơ. Theo một báo cáo kỹ thuật năm 2008, các loại Tivi OLED xanh lam có tuổi thọ khoảng 14.000 giờ với độ sáng giảm một nửa (sau khi sử dụng 5 năm và trung bình 8 giờ/ngày).
Con số tuổi thọ này thấp hơn nhiều so với các màn hình thông thường với công nghệ LCD hay LED. Bên cạnh đó, tuổi thọ của màn hình còn giảm sâu hơn trong điều kiện ẩm thấp.
So sánh màn hình OLED, LCD, và AMOLED
Để làm rõ hơn sự khác biệt của OLED với các loại màn hình khác trong cùng điều kiện môi trường. Mời bạn tham khảo bảng so sánh sau đây:
Thiết bị sử dụng màn hình OLED phổ biến hiện nay
Với những lợi ích mang lại, OLED được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhất là ngành điện – điện tử. Theo đó, có hàng loạt màn hình máy tính, tivi, điện thoại, và laptop đang sử dụng màn hình này.
Màn hình máy tính OLED và laptop OLED
Hai hãng nổi bật nhất chuyên sản xuất màn hình máy tính OLED là Samsung và LG. Các hãng này có nhiều dòng màn hình với kích thước và giá cả khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng trình hiển thị cho PC, các hãng còn có những dòng laptop được ứng dụng công nghệ OLED. Các sản phẩm này được ưa chuộng bởi nhiều người tiêu dùng vì cho chất lượng hiển thị tốt.
Màn hình OLED trên Android và iPhone
Bên cạnh máy tính, điện thoại cũng là một trong những thiết bị được ứng dụng công nghệ OLED nhiều nhất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy màn hình OLED điện thoại, điển hình là các điện thoại Samsung. Cụ thể, màn hình này đã có trên các dòng như S8 Plus, Note 8 và Galaxy S8.
Bên cạnh đó, Apple cũng bắt đầu áp dụng công nghệ OLED cho các dòng sản phẩm iPhone, điển hình là iPhone X. Ngoài ra, còn có các hãng như Huawei, Xiaomi, Lenovo, … cũng có những sản phẩm với công nghệ màn hình này.
Màn hình tivi OLED lớn từ LG và Sony
Màn hình OLED tương thích với tivi tốt nhất vì cho phổ màu rộng và màu sắc chân thực. Có không ít tivi sở hữu màn hình này. Nhưng LG và Sony là hai hãng có nhiều tivi ứng dụng công nghệ OLED nhất.
Đối với hãng LG, bạn có thể tìm thấy các dòng tivi OLED như Tivi LG OLED 55 inch Evo 55C2PSA, Tivi LG OLED Gaming 4K 42 inch 42C2PSA và Smart Tivi OLED LG 4K 97 inch 97G2PSA.
Đối với hãng Sony, bạn có thể tham khảo các dòng tivi OLED như Google Tivi OLED Sony 4K 55 inch XR-55A80K, Google Tivi OLED Sony 4K 48 inch XR-48A90K và Android Tivi OLED Sony 4K 55 inch KD-55A8H.
Để tham khảo giá các sản phẩm OLED, bạn có thể ghé xem trang web của CellphoneS. Lưu ý, giá cả của các sản phẩm sẽ tùy thuộc vào kích cỡ, hãng sản xuất và nhiều yếu tố khác.
Tóm lại, bài viết này mang đến cho bạn những thông tin cần biết về màn hình OLED. Bạn sẽ biết được ưu và nhược điểm và các thiết bị được ứng dụng công nghệ này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn màn hình tivi, điện thoại hoặc tivi.