Cờ tướng từ xưa đã trở thành một bộ môn trí tuế nổi tiếng của Việt Nam. Trò chơi ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngày nay cờ tướng đã được công nhận là môn thể theo trí tuệ. Cách chơi cờ tướng có khó không, phải làm thế nào mới chơi được bộ môn cờ này. Muốn biết cách chơi loại cờ này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ chỉ cho bạn luật cũng như cách di chuyển của các quân cờ trong bài dưới đây.
Giới thiệu về trò chơi cờ tướng
Cờ tướng (còn gọi là tượng kỳ hay tướng kỳ) là một trong những loại cờ nổi tiếng trên thế giới và được công nhận là môn thể theo trí tuệ. Cách chơi cờ tương đối đơn giản nhưng lại có sự biến hóa khôn lường giống như cách bày binh bố trận của các tướng quân thời xưa.
Bàn chơi cờ tướng
Một bàn cờ tướng bao gồm hai phần sân được ngăn cách bởi một khoảng trống gọi là sông. Mỗi phần sân đều bao gồm 9 đường kẻ dọc và 5 đường kẻ ngang chồng lên nhau tạo thành 32 ô vuông. Tính theo các dòng ngang, theo thứ tự từ dưới lên trên, các đường kẻ ngang lần lượt là tuyến đáy, tuyến áp đáy, tuyến pháp, tuyến tốt và tuyến hà.
Tại điểm chính giữa của tuyến áp đáy, có hai đường chéo nối ra bốn điểm cách đó một ô. Khu vực có đường chéo này gọi là cung. Đây là khu vực đặc biệt của tướng và sĩ.
Nguyên tắc di chuyển các quân trong Cờ tướng
Mỗi quân cờ tướng đều có cách di chuyển khác nhau theo hàng ngang, dọc hoặc chéo. Nguyên tắc di chuyển của từng quân chi tiết như sau:
- Tướng: Tướng chỉ được di chuyển trong cung. Tướng có thể đi lên, đi xuống và đi ngang nhưng không được đi chéo. Mỗi nước, tướng chỉ có thể được di chuyển một ô.
- Sĩ: Quân sĩ chỉ có thể di chuyển trong cung. Quân này chỉ có thể di chuyển theo đường chéo theo hướng tiến hoặc lùi với đơn vị là một ô cho mỗi lượt.
- Tượng: Tượng có thể di chuyển đường chéo với đơn vị là 2 ô cho mỗi lượt. Tuy nhiên, tượng sẽ bị chặn nếu có một quân bất kì nằm trên trung điểm của đường chéo, trung điểm này gọi là mắt tượng. Đặc biệt, tượng không thể đi qua nửa bàn cờ của đối phương.
- Mã: Quân mã đi theo nguyên tắc kết hợp. Với mỗi nước đi, quân mã sẽ đi hai bước, ngang hoặc dọc một ô rồi đi chéo qua một ô. Nếu có một quân bất kỳ chặn bước thứ nhất thì quân mã sẽ không được đi đường đó.
- Xe: Xe được đi ngang và dọc, không giới hạn số lượng ô cho mỗi lượt đi.
- Pháo: Pháo có cách di chuyển giống với xe. Tuy nhiên, pháo chỉ có thể ăn quân khi có một quân khác nằm giữa đường thẳng nối liền pháo và quân cần ăn.
- Tốt: Tốt chỉ có thể đi một ô. Khi còn ở bên sân mình, tốt chỉ có thể đi tới. Khi đã qua sân đối phương, tốt sẽ có thêm khả năng di chuyển ngang nhưng vẫn chỉ là một ô.
Cách chơi cờ tướng cho người mới bắt đầu
Hiện nay có rất nhiều cách chơi cờ tướng từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó, có những cách đòi hỏi người chơi phải có trí tuệ cao cùng trí nhớ siêu phàm.
- Cách chơi đầu tiên cũng là cách chơi cờ cơ bản, phổ thông nhất. Với cách chơi này, chỉ cần chuẩn bị một bàn cờ và đủ tất cả quân cờ là chơi được.
- Cách chơi thứ hai là cờ người. Bàn cờ sẽ được vẽ trên mặt đất hoặc sàn, còn quân cờ là do con người chiếm vị trí thay vì mô hình. Cách chơi này được đưa vào lễ hội của nhiều nơi và còn được đưa vào các bộ phim kiếm hiệp, tiên hiệp.
- Cách chơi thứ ba là cờ tướng. Bàn cờ sẽ không có bất kỳ quân cờ di chuyển nào. Người chơi cần phải tự ghi nhớ vị trí quân cờ và nước đi của đối thủ. Cách chơi cờ tướng được đánh giá là cách chơi khó nhất.
Bên cạnh 3 cách này, còn có hơn 5 cách chơi tướng kỳ khác nữa. Tuy nhiên khi nói đến cờ tướng, 3 cách trên là phổ biến nhất.
Luật chơi cờ tướng
Để chơi cờ tướng 2 người, bạn cần nắm được luật cơ bản của trò chơi này:
- Ăn quân: Nếu bạn có thể di chuyển quân của mình (theo đúng nguyên tắc đi của quân đó) để thế chỗ quân đối phương thì bạn đã ăn được quân của đối thủ. Quân bị ăn phải bị loại.
- Chiếu tướng: Quân của bạn di chuyển đến vị trí có thể ăn được tướng của đối phương trong lượt kế tiếp gọi là chiếu tướng. Đối phương buộc phải che chắn cho quân tướng dù có phải để bạn ăn quân khác.
- Không để hai tướng đối mặt: Nếu hai tướng nằm trên một đường thẳng mà không có quân nào che chắn thì không được.
- Chiếu bí: Nếu đối phương không thể di chuyển quân cờ để bảo vệ tướng không bị ăn trong nước tiếp theo thì được xem là bị chiếu bí. Khi đó, bạn sẽ chiến thắng.
Ván cờ tướng kết thúc khi nào?
Đối với các ván chơi thông thường và không tuân theo luật thi đấu một cách nghiêm ngặt thì ván cờ kết thúc khi một trong hai bên bị chiếu bí. Chiếu bí là nước đi khiến quân tướng của đối phương không thể được che chắn hay chạy thoát.
Còn trong các giải đấu chuyên nghiệp, các kỳ thủ đều tôn trọng các quy định do các hiệp hội đặt ra. Ở các cuộc thi chính thức, ván cờ có thể kết thúc khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
- Khi có chiếu bí
- Trọng tài xét thấy hai bên đều không thể nào thắng.
- Sau 30 nước kể từ khi quân tốt qua sông và đi một nước hoặc có quân bị bắt.
- Một trong hai bên phạm luật cấm.
- Một bên nhận thua.
- Số nước đi của cả ván đạt 300.
- Một bên cố tình đi lại nước cũ sau khi đã bị trọng tài nhắc nhở.
- Một bên cố tình chiếu mãi mà không chịu thay đổi nước đi.
- Một bên tới trễ giờ đấu.
- Kỳ thủ quên ghi biên bản 3 lần dù đã hoàn thành 4 nước đi.
Vì được xem là một trong những bộ môn thể thao trí tuệ được nhiều người yêu thích nên cờ tướng hiện nay đang được phổ biến từ đời thực cho đến trong game. Để trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp, bạn không những cần nắm rõ luật và quy tắc chơi mà còn phải luyện tập rất nhiều. Nếu muốn biết thêm những trò chơi như cờ tướng thì truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ gợi ý đến bạn trong các bài viết khác.
bắt