Bảng nguyên tử khối đầy đủ & Cách ghi nhớ siêu nhanh

Bảng nguyên tử khối đầy đủ & Cách ghi nhớ siêu nhanh

Bảng nguyên tử khối là một trong những kiến thức Hoá học quan trọng trong chương trình trung học cơ sở, đặc biệt là đối với các bạn học sinh lớp 8. Vậy bảng nguyên tử khối là gì và làm sao để thuộc nhanh bảng nguyên tử khối?

Cùng INVERT tham khảo ngay bài viết sau để nắm được một số kiến thức về bảng nguyên khối bạn nhé!

Mục lục bài viết [Ẩn]

Định nghĩa nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học

1. Nguyên tử khối là gì?

Nguyên tử khối (ma) là khối lượng của một nguyên tử, có đơn vị là khối lượng nguyên tử (u) hoặc khối lượng một nguyên tử carbon-12 (đvC). Theo đó, 1 đơn vị carbon thì bằng 1⁄12 khối lượng một nguyên tử carbon-12, ở trạng thái nghỉ.

Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của nguyên tử nguyên tố và bằng tổng khối lượng notron, proton và electron. Tuy nhiên, Proton và nơ tron đều có khối lượng xấp xỉ 1u còn electron có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều, khoảng 0,00055u. Vậy nên, có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân.

Nguyên tử khối có phải số khối không? Số khối (kí hiệu A) là tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử. Được tính theo công thức A = Z + N với Z là số proton, N là số neutron.

Mà nguyên tử khối là khối lượng tương đối của một nguyên tử, còn số khối thì là số hạt trong hạt nhân nguyên tử. Do đó, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

2. Đơn vị của nguyên tử khối

Đơn vị khối lượng nguyên tử (Dalton) là một đơn vị đo khối lượng trong hóa học và vật lý. Dùng để đo khối lượng của các nguyên tử và phân tử và được quy ước bằng 1/12 khối lượng nguyên tử carbon đồng vị 12.

Trên thực tế, nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gram thì số trị vô cùng nhỏ.

Ví dụ: Khối lượng nguyên tử Cacbon (C) là 1,9926.10-23 g. Tại Việt Nam, người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử được gọi là đơn vị cacbon viết tắt là đvC.

Lưu ý:

  • Hidro là nguyên tử nhẹ nhất.
  • Nguyên tử khác có khối lượng bằng bao nhiêu đơn vị cacbon thì nặng bằng bấy nhiêu lần nguyên tử hidro.
  • Giữa hai nguyên tử cacbon và oxi thì nguyên tử cacbon nhẹ hơn (12/16=3/4 lần).
  • Chúng ta có thể bỏ bớt chữ đvC sau số trị nguyên tử khối.

Bên cạnh đó, hệ Đo lường Quốc tế Sl còn quy ước 1 đvC = 1/NAg = 1/(1000 NA) kg với NA là hằng số Avogadro.

  • 1 đvC = 1.66 x 10-30 tấn
  • 1 đvC = 1.66 x 10-29 tạ
  • 1 đvC = 1.66 x 10-28 yến
  • 1 đvC = 1.66 x 10-27 kg
  • 1 đvC = 1.66 x 10-26 hg
  • 1 đvC = 1.66 x 10-25 dag
  • 1 đvC = 1.66 x 10-24 g
  • 1 đvC = 1.66 x 10-21 mg

3. Nguyên tử khối trung bình

Hầu hết các nguyên tố hóa học đều tồn tại dưới dạng hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử xác định. Chính vì thế, nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị sẽ là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ % số nguyên tử tương ứng.

Ví dụ: Nguyên tố X có 2 đồng vị A và B. Kí hiệu A,B lần lượt là nguyên tử khối của 2 đồng vị, tỉ lệ % số nguyên tử tương ứng là a và b. Khi đó nguyên tử khối trung bình (Atb) nguyên tố X là:

Atb = (a.A + b.B)/100

Lưu ý: Đối với những phép toán không cần độ chính xác cao, có thể coi nguyên tử khối bằng số khối.

Bảng nguyên tử khối và hoá trị chi tiết nhất

Nhằm giúp các bạn thuận tiện trong quá trình tra cứu và tổng hợp kiến thức. Dưới đây là bảng nguyên tử khối chi tiết của các nguyên tố hóa học:




































































Số proton Tên Nguyên tố Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị
1 Hiđro H 1 I
2 Heli He 4
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 III
6 Cacbon C 12 IV, II
7 Nitơ N 14 II, III, IV…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
17 Clo Cl 35,5 I,…
18 Argon Ar 39,9
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
24 Crom Cr 52 II, III
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I…
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thuỷ ngân Hg 201 I, II
82 Chì Pb 207 II, IV
83 Bitmut Bi 208,9804
84 Poloni Po 209
85 Astatin At 210
86 Radon Rn 222
87 Franxi Fr 223
88 Radi Ra 226
89 Actini Ac 227
90 Thori Th 232,03806
91 Protactini Pa 231,03588
92 Urani U 238,02891
93 Neptuni Np 237,0482
94 Plutoni Pu 244
95 Americi Am 243
96 Curi Cm 247
97 Berkeli Bk 247
98 Californi Cf 251
99 Einsteini Es 252
100 Fermi Fm 257
101 Mendelevi Md 258
102 Nobeli No 259
103 Lawrenci Lr 262
104 Rutherfordi Rf 267
105 Dubni Db 268
106 Seaborgi Sg [269]
107 Bohri Bh [270]
108 Hassi Hs [269]
109 Meitneri Mt [278]
110 Darmstadti Ds [281]
111 Roentgeni Rg [281]
112 Copernixi Cn [285]
113 Nihoni Nh [286]
114 Flerovi Fl [289]
115 Moscovi Mc [288]
116 Livermori Lv [293]
117 Tennessine Ts [294]
118 Oganesson Og [294]

Bên cạnh bảng nguyên tử khối của các nguyên tố ở trên, bạn hãy ghi nhớ thêm khối lượng của một số nhóm axit, gốc axit phổ biến dưới đây:























STT

Tên nhóm

CTHH

Nguyên tử khối

1

Hidroxit

-OH

17

2

Clorua

-Cl

35.5

3

Bromua

-Br

80

4

Iotdua

-I

127

5

Nitrit

-NO2

46

6

Nitrat

-NO3

62

7

Sunfua

=S

32

8

Sunfit

=SO3

80

9

Sunfat

=SO4

96

10

Cacbonat

=CO3

60

11

Photphit

≡PO3

79

12

Photphat

≡PO4

95

13

Hidrophotphat

=HPO4

96

14

Dihidrophotphat

-H2PO4

97

15

Hidrophotphit

=HPO3

80

16

Dihidrophotphit

-H2PO3

81

17

Hidro Sunfat

-HSO4

97

18

Hidrosunfit

-HSO3

81

19

Hidrosunfua

-HS

33

20

Hidrocacbonat

-HCO3

61

21

Silicat

=SiO3

76

Cách tính khối lượng thực của nguyên tử

Bởi vì khối lượng của các nguyên tử được tính bằng gram là quá nhỏ nên không thể dễ dàng tính toán. Do đó, người ta đã quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C để làm đơn vị nguyên tử (đvC).

Trên thực tế, bạn cũng có thể tính khối lượng thực (h) của nguyên tử theo đơn vị gram. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần nắm rõ 1đvC = 1,6605.10-27 kg =1,6605.10-24 g
  • Bước 2: Sau đó, tiến hành tra cứu bảng nguyên tử khối của những nguyên tố hóa học. Ví dụ như nguyên tố A có nguyên tử khối là a, tức A = a.
  • Bước 3: Khi đó, khối lượng thực của nguyên tử A là: mA = a . 0,166 .10-23 g. Còn khối lượng thực của nguyên tử A là: mA = a . 0,166 .10-23 g

Ví dụ: Cho 16g oxy. Xác định nguyên tử oxy có trong 16g oxy và tính khối lượng nguyên tử đó.

Giải: Áp dụng công thức tính nguyên tử khối, ta có:

Số nguyên tử = Khối lượng tính bằng g/Khối lượng tính bằng g của 1 nguyên tử

=> Số nguyên tử trong 16g oxi được xác định là: 16 / (16.1,6605.10-24) = 6,02.10-23

1mol oxi có khối lượng 16g = 16(đvC) thì 1 nguyên tử oxi sẽ có khối lượng là 16.1,6605.10 -24 g

Mẹo ghi nhớ bảng nguyên tử khối đơn giản, nhanh chóng

Bởi vì có đến hơn 100 nguyên tố hoá học nên việc ghi nhớ bảng nguyên tử khối chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế, bạn nên ưu tiên học thuộc những nguyên tố phổ biến trước sau đó mở rộng những nguyên tố ít gặp hơn. Một số mẹo để ghi nhớ bảng nguyên tử khối hóa học đơn giản bạn có thể áp dụng.

1. Thường xuyên làm nhiều bài tập hoá học

Làm nhiều bài tập hoá học được đánh giá là cách ghi nhớ và lưu trữ kiến thức về nguyên tử khối lâu bền. Do đó, bạn hãy cố gắng làm nhiều bài tập thường xuyên, thậm chí là làm đi làm lại nhiều lần.

Ngoài ra, Hoá học cũng là một môn rất đa dạng về bài tập. Thông thường, mỗi bài tập Hóa sẽ cho sẵn thông tin về nguyên tử khối. Nhờ đó, trong quá trình làm bài bạn vừa có thể ôn tập được kiến thức, vừa có cơ hội cho trí não rèn luyện khả năng ghi nhớ.

2. Học qua bài ca nguyên tử khối

Học qua bài ca nguyên tử khối cũng là một cách ghi nhớ được nhiều thầy cô giới thiệu cho học sinh của mình. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này chính là rút ngắn thời gian học một cách đáng kể, mang lại hiệu quả cao và góp phần khiến môn Hóa thêm thú vị. Từ đó, các bạn học sinh cũng có thêm cảm hứng, động lực học Hóa hơn.

Một số bài thơ nguyên tử khối được lưu truyền nhiều nhất qua các thế hệ học sinh:

Bài thơ nguyên tử khối số 1

Hidro số 1 bạn ơi

Liti số 7 nhớ ngay dễ dàng

Cacbon thì nhớ 12

Nito 14 bạn thời chớ quên

Oxy 16 trăng lên

Flo 19 vấn vương riêng sầu

Bài thơ nguyên tử khối số 2

“Hidro là 1

12 cột Cacbon

Nitơ 14 tròn

Oxi trăng 16

Natri hay láu táu

Nhảy tót lên 23

Khiến Magie gần nhà

Ngậm ngùi nhận 24

27 nhôm la lớn

Lưu huỳnh giành 32

Khác người thật là tài

Clo 35 rưỡi

Kali thích 39

Canxi tiếp 40

55 Mangan cười

Sắt đây rồi 56

64 đồng nổi cáu

Vì kém kẽm 65

80 brom nằm

Xa bạc 108

Bari thì chán ngán

137 ích chi

Kém người ta còn gì

Thuỷ ngân 201

Còn lại chì một cột

207 thật to

Heli thì buồn so

Mình đây được có 4

Liti thật khiêm tốn

Số 7 là được rồi

Số 9 Beri ngồi

Trêu bạn Bo 11

19 đây chết ngột

Flo đang than phiền

Neon thì cười hiền

Tớ 20 tròn chẵn

Silic người đứng đắn

Nhân 28 đẹp ko

Photpho đỏ hồng hồng

Nhận 31 cuối tháng

Agon cười trong sáng

39,9 đây

Kết thúc bài ca này

Crom 52 đấy”

Bài thơ nguyên tử khối số 3

“Hai ba Natri (Na=23)

Nhớ ghi cho rõ

Kali chẳng khó

Ba chín dễ dàng (K=39)

Khi nhắc đến Vàng

Một trăm chín bảy (Au=197)

Oxi gây cháy

Chỉ mười sáu thôi (O=16)

Còn Bạc dễ rồi

Một trăm lẻ tám (Ag =108)

Sắt màu trắng xám

Năm sáu có gì (Fe=56)

Nghĩ tới Beri

Nhớ ngay là chín (Be=9)

Gấp ba lần chín

Là của anh Nhôm (Al=27)

Còn của Crôm

Là năm hai đó (Cr=52)

Của Đồng đã rõ

Là sáu mươi tư (Cu =64)

Photpho không dư

Là ba mươi mốt (P=31)

Hai trăm lẻ một

Là của Thủy Ngân (Hg=201)

Chẳng phải ngại ngần

Nitơ mười bốn (N=14)

Hai lần mười bốn

Silic phi kim (Si=28)

Can xi dễ tìm

Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặn

Con số năm lăm (Mn=55)

Ba lăm phẩy năm

Clo chất khí (Cl=35.5)

Phải nhớ cho kỹ

Kẽm là sáu lăm (Zn=65)

Lưu huỳnh chơi khăm

Ba hai đã rõ (S=32)

Chẳng có gì khó

Cacbon mười hai (C=12)

Bari hơi dài

Một trăm ba bảy (Ba=137)

Phát nổ khi cháy

Cẩn thận vẫn hơn

Khối lượng giản đơn

Hiđrô là một (H=1)

Còn cậu Iốt

Ai hỏi nói ngay

Một trăm hai bảy (I=127)

Nếu hai lẻ bảy

Lại của anh Chì (Pb =207)

Brôm nhớ ghi

Tám mươi đã tỏ (Br = 80)

Nhưng vẫn còn đó

Magiê hai tư (Mg=24)

Chẳng phải chần chừ

Flo mười chín (F=19).

(Nguồn: Sưu tầm Internet)”

Bài thơ nguyên tử khối số 4

“Hiđro số 1 khởi đi

Liti số 7 ngại gì chí trai

Cacbon bến nước 12

Nitơ 14 tuổi ngày hoa niên

Oxi 16 khuôn viên

Flo 19 lòng riêng vương sầu

Natri 23 xuân đầu

Magie 24 mong cầu mai sau

Nhôm thời 27 chí cao

Silic 28 lòng nào lại quên

Photpho 31 lập nên

32 nguyên tử khối tên Lưu huỳnh

Clo 35,5 tự mình

Kali 39 nhục vinh chẳng màn

Canxi 40 thẳng hàng

52 Crom chuỗi ngày tàn phải lo

Mangan song ngũ (55) so đo

Sắt thời 56

Coban 59 cồng kềnh

Kẽm đồng 60 lập nền có dư

Đồng 63,6

Kẽm 65,4

Brom 80 chín thư riêng phần

Stronti 88 đồng cân

Bạc 108 tăng lần số sai

Catmi một bách mười hai(112)

Thiếc trăm mười chín(119) một mai cuộc đời

Iot 127 chẳng rời

Bari 137 sức thời bao lâm

Bạch kim 195

Vàng 197 tiếng tăng chẳng vừa

Thủy ngân 2 bách phẩy 0 thừa (200,0)

Chì 2 linh 7 (207) chẳng ưa lửa hồng

Rađi 226 mong

Bismut 2 trăm linh 9 cứ trông cậy mình (209)

Bài thơ nguyên tử phân minh

Lòng này đã quyết tự tin học hàn”

Một số dạng bài tập cơ bản ứng dụng bảng nguyên tử khối hóa học

Với tính ứng dụng cao, bảng nguyên tố hoá học được vận dụng trong hầu hết những bài tập Hoá học, đặc biệt là Hoá vô cơ. Dưới đây là 2 trong số những dạng bài cơ bản dùng bảng nguyên tử khối để giải quyết nhanh gọn:

1. Tìm nguyên tố trong hợp chất

Đây là dạng bài đầu tiên cũng như được xem là thông dụng nhất khi bạn lần đầu tiên làm quen với môn Hoá. Do đó, đề bài thông thường sẽ cho sẵn công thức và phân tử khối của một số hợp chất. Tuy nhiên, sẽ để khuyết 1 nguyên tố trong hợp chất đó (thường ký hiệu nguyên tố này là A hoặc X).

Khi đó, nhiệm vụ của bạn là áp dụng phép tính phù hợp đề tìm ra khối lượng của nguyên tố đang cần tìm. Sau đó, theo trí nhớ về bảng nguyên tử khối, suy ra nguyên tố ấy là gì.

Ví dụ: Hợp chất của kim loại A kết hợp với axit (H2SO4) tạo ra muối có công thức là (ASO4). Tổng phân tử khối của hợp chất này là 160 đvC. Xác định nguyên tố A.

Giải: Trên bảng nguyên tử khối ta thấy:

  • Nguyên tử khối của S là: 32
  • Nguyên tử khối của oxy là: 16

Theo công thức hợp chất ta có A + 32 + 16 x 4 = 160

=> A = 64. Mà 64 là nguyên tử khối của Đồng. Vậy nguyên tố cần tìm là Cu.

2. Tìm nguyên tố khi biết nguyên tử khối

Dạng bài “Tìm nguyên tố khi biết nguyên tử khối” thường có phần đơn giản hơn dạng 1 và hay xuất hiện trong các câu hỏi trắc nghiệm.

Cụ thể, với dạng bài này, đề bài thường cho sẵn dữ kiện về khối lượng của nguyên tố A. Sau đó, yêu cầu xác định nguyên tố A đó là gì? Những dữ liệu phổ biến nhất là so sánh chúng hơn/kém như thế nào với một nguyên tố khác.

Vậy nên đối với những dạng bài này, đòi hỏi các bạn học sinh phải thuộc lòng bảng nguyên tử khối hóa học để có thể liên kết chúng lại với nhau. Từ đó mới có thể tính toán thật nhanh để đưa ra đáp án nguyên tố cần tìm.

Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng, dành nhiều thời gian rèn luyện môn Hóa. Đặc biệt, hãy kết hợp giải bài tập sách giáo khoa môn Hóa 8 sẽ giúp các bạn cải thiện năng lực nhanh nhất.

Bài tập củng cố về nguyên tử khối

Những bài tập về nguyên tử khối được INVERT tổng hợp dưới đây sẽ giúp cho các bạn học sinh củng cố kiến thức vừa học, nắm chắc bài hơn. Đồng thời, còn tạo nền tảng kiến thức tốt để các bạn có thể học lý thuyết nhanh chóng trong các bài tiếp theo.

Bài 1: Hãy so sánh xem nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử cacbon?

Bài 2: Nguyên tử X nặng gấp 4 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào?

Bài 3: Biết nguyên tử nhôm có 13 proton, 14 nơtron. Khối lượng tính bằng gam của một nguyên tử nhôm là

A. 5,32.10-23g.

B. 6,02.10-23g.

C. 4,48.10-23g.

D. 3,99.10-23g.

Bài 4: Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là

A. Lưu huỳnh.

B. Sắt.

C. Nitơ.

D. Can xi.

Bài 5: Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là

A. 8,553. 10-23 g.

B. 2,6605. 10-23 g.

C. 0,16605. 10-23 g.

D. 18,56. 10-23 g.

Bài 6: Biết nguyên tử nitơ gồm có 7 proton, 7 nơtron và 7 electron. Khối lượng của toàn nguyên tử nitơ là

A. 14 gam.

B. 21 gam.

C. 2,34. 10-23 gam.

D. 2,34. 10-27 gam.

Bài 7: Khối lượng tương đối của một phân tử H2O là

A. 18 đvC.

B. 18 gam.

C.34 đvC.

D. 18kg.

Bài 8: Hai nguyên tử Mg nặng gấp mấy lần nguyên tử O?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Bài 9: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là

A. 1 và 0.

B. 1 và 2.

C. 1 và 3.

D. 3 và 0.

Bài 10: Trường hợp nào đưới đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?

A. proton, m = 0,00055u, q = 1+.

B. nơtron, m = 1,0086u, q = 0.

C. electron, m = 1,0073u, q =1-.

D. proton, m = 1,0073u, q = 1-.

Trên đây là một số kiến thức về bảng nguyên tử khối mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết được bảng nguyên tử khối và vận dụng để tính dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chúc các bạn đạt được điểm số cao.

999+ tài khoản Chat GPT miễn phí, Acc OpenAI Free 100% đăng nhập thành công


Tags:
bảng nguyên tử khối lớp 8nguyên tử khối cunguyên tử khối s

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *