Ngày nay, xỏ khuyên ti dường như đã trở thành xu hướng nghệ thuật khá độc đáo, được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Đặc biệt, vẻ đẹp quyến rũ đến từ những chiếc khuyên nhỏ lấp lánh trước ngực đem lại sức hút không thể cưỡng, khiến cho các chàng trai và cô gái đều mê mẫn.
Cùng INVERT tham khảo ngay những cách xỏ khuyên ti đơn giản, chi tiết thông qua bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Sức hút của mốt chơi xỏ khuyên trên toàn Thế Giới
Xỏ khuyên ti (nipple piercing) là một dạng phương pháp làm đẹp được cả nam và nữ ưa chuộng bởi sự táo bạo và ấn tượng mạnh. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ thường tìm đến thú chơi này với mong muốn mình trở nên khác biệt, hấp dẫn, tự tin hơn về mặt ngoại hình.
Đối với những đất nước có nền văn hoá cởi mở, xu hướng xỏ khuyên nhũ hoa rất được “chào đón”. Những ngôi đình đám như Rihanna, Christina Aguilera, Kendall Jenner và Bella Hadid,…hay thậm chí là những người trẻ châu Âu, châu Mỹ đều thừa nhận độ hot của nghệ thuật làm đẹp này.
Ngược lại, với các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, do khác biệt văn hoá nên vẫn còn cái nhìn dè chừng với nghệ thuật làm đẹp nổi loạn này. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay đã không còn quá khắt khe nên bạn hoàn toàn có thể thử thách bản thân để tôn lên vẻ đẹp cá tính riêng mình.
Tác dụng của việc xỏ khuyên ti
Hiện nay, xỏ khuyên ti đang trở thành xu hướng được nhiều người hướng đến. Đặc biệt, bạn cũng có thể tham khảo những lợi ích mà việc xỏ khuyên ti mang lại trước khi đưa ra quyết định thực hiện nghệ thuật làm đẹp này.
– Đối với nam: Nâng tầm cá tính, khiến bầu ngực trở nên quyến rũ hơn. Thích hợp cho những bạn nam theo đuổi phong cách cool ngầu, phá cách.
– Đối với nữ: Khiến đôi gò bồng đào trở nên sexy, gợi tình hơn. Tăng độ nhạy cảm, tăng ma sát, kích cỡ cho núm vú. Đề phòng, ngăn chặn tình trạng núm vú tụt vào trong, đối với những núm vú nhỏ.
Nên xỏ khuyên ti loại nào?
Khi xỏ khuyên ti, bạn có thể lựa chọn 3 mẫu khuyên chính là:
- Khuyên thẳng đầu bi
- Khuyên chữ U
- Khuyên vòng
Tuỳ vào kích thước núm vú và giai đoạn sau xỏ khuyên mà bạn có thể lựa chọn khuyên ti cho phù hợp. Trường hợp đối với những bạn mới lần đầu xỏ khuyên ti, khuyên thẳng đầu bi sẽ là lựa chọn tốt nhất. Bởi vì loại khuyên này sẽ tránh được những va chạm, ảnh hưởng đến lỗ xỏ khi bạn thực hiện những vận động mạnh như tập gym, tập thể thao,…Sau khi lỗ xỏ lành hẳn, bạn hoàn toàn có thể thay đổi loại khuyên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn xỏ khuyên theo bất kỳ phương nào như phương ngang, phương đứng, 1 hay nhiều khuyên để tạo sự khác biệt. Lưu ý, phải đợi khi vết xỏ đầu tiên lành hẳn, bạn mới thực hiện xỏ khuyên ti lần tiếp theo.
Về chất liệu khuyên, vì đầu ti là vùng nhạy cảm nên bạn hãy chọn những loại khuyên làm từ thép y tế, vàng, bạc hoặc titan để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe, tránh kích ứng. Nên nhớ, tránh chọn những khuyên xỏ có chứa hàm lượng Niken cao vì dễ gây dị ứng, dẫn đến nhiễm trùng da.
Hướng dẫn xỏ khuyên ti chi tiết
Để có thể xỏ khuyên ti thành công, bạn cần nắm được những thông tin sau:
1. Lên kế hoạch xỏ khuyên ti
Bước 1: Tìm một tiệm xăm/xỏ khuyên uy tín trong khu vực.
Điều quan trọng trước tiên bạn cần thực hiện chính là tìm một tiệm xỏ khuyên chuyên nghiệp, đảm bảo vệ sinh để thực hiện dịch vụ này. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy và lựa chọn những tiệm xỏ khuyên ti ưng ý, theo đề xuất của Google. Tuy nhiên, khi thực hiện cách này, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Điểm qua thư viện ảnh của tiệm, ảnh xỏ khuyên ti của những khách hàng trước.
- Xem nhận xét, đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
Bước 2: Ghé thăm tiệm trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.
Nếu có thời gian, trước khi lên lịch hẹn, bạn có thể trực tiếp ghé thăm tiệm xỏ khuyên mà mình đã lựa chọn. Chỉ như vậy, bạn mới đánh giá được mức độ an toàn, sạch sẽ và chuyên nghiệp của cơ sở đó. Cụ thể:
- Làm quen với nhân viên tại cơ sở đó: Nhờ họ tư vấn, tìm hiểu về thời gian kinh nghiệm của các nhân viên để quyết định xem bạn có nên tiếp tục thực hiện dịch vụ này tại đây không.
- Hỏi xem bạn có thể quan sát quá trình chuẩn bị và thực hiện việc xỏ khuyên ti tại cơ sở hay không. Điển hình như việc các kỹ thuật viên có rửa tay trước khi mang bao tay hay không?
- Tất cả các thiết bị, kim, dụng cụ cần được cất giữ trong bao bì tiệt trùng riêng và chỉ được mở ra trước sự chứng kiến của bạn.
Nếu bạn cảm thấy tin tưởng và đảm bảo cơ sở sắp tiếp nhận dịch vụ của bạn là sạch sẽ, có nhiều kinh nghiệm cũng như thực hiện đúng quy trình an toàn của ngành y tế thì bạn hoàn toàn có thể lên lịch hẹn.
Bước 3: Cân nhắc những mặt lợi và hại khi xỏ khuyên ti.
Việc cân nhắc những lợi ích trước khi quyết định xỏ khuyên ti cũng là điều hết sức quan trọng. Bạn hãy nghĩ xem, đây có phải là thứ bạn muốn trong nhiều năm tới. Hoặc việc xỏ khuyên này có ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ bạn đang có hay không. Đừng nên xem nhẹ quyết định này.
- Lợi ích: Tăng độ hấp dẫn và nhạy cảm của núm vú (hay ma sát). Ngoài ra, cách làm này còn tăng kích thước của núm vú nhỏ và ngăn chặn núm vú bị tụt.
- Bất lợi: Gây đau đôi chút và cần tới 1 năm để hoàn thành. Trong quá trình thực hiện, bạn phải đảm bảo chế độ vệ sinh nghiêm ngặt, tránh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tổn thương thần kinh và sẹo có thể xảy ra, gây tác động xấu đến lượng sữa mẹ cung cấp cho em bé. Đặc biệt, khuyên núm vú nếu không được tháo ra có thể khiến trẻ khó bú và có nguy cơ bị hóc.
Bước 4: Quyết định xem có nên xỏ khuyên 2 núm vú cùng lúc không.
Bạn có thể xỏ cả 2 khuyên ti cùng 1 lúc với lý do là để tăng kích thích núm vú. Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, việc làm này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cũng như quá trình lành vết thương sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn nếu thực hiện xỏ 2 núm vú 1 lúc.
Đặc biệt, giá xỏ khuyên 2 núm vú cùng lúc thường sẽ rẻ hơn là thực hiện trong 2 buổi khác nhau.
Bước 5: Quyết định xỏ khuyên hình tròn hay hình đòn tạ.
Thông thường, khuyên ti thường sẽ có 2 dạng là khuyên hình tròn và khuyên hình tạ. Theo đó, khuyên hình tròn thì sẽ phổ biến hơn nhưng ngược lại khuyên hình tạ lại phù hợp với những bạn chơi môn thể thao tiếp xúc bởi nó khó bị giật ra hơn. Tuỳ theo hình dạng và kích thước núm vú mà bạn cũng có thể nhờ kỹ thuật viên tư vấn trước khi ra quyết định cuối cùng.
- Có thể xỏ khuyên núm vú theo phương ngang, sau đó đến phương đứng hoặc xỏ khuyên nhiều lần cho 1 núm vú. Nhưng nên nhớ, lỗ xỏ đầu tiên cần phải lành hoàn toàn trước khi xỏ các lỗ tiếp theo.
- Nên chọn khuyên tròn hạt cườm bằng thép y tế hoặc khuyên đòn tạ bằng thép y tế để đảm bảo an toàn. Không nên sử dụng đồ trang sức chứa hàm lượng niken cao, vì chúng có thể gây ra nhiễm trùng và dị ứng.
Bước 6: Chuẩn bị tinh thần chịu đau.
Tuỳ thuộc vào khả năng chịu đau của từng người mà bạn có thể chuẩn bị tinh thần từ trước. Hầu hết, mọi người thường mô tả cảm giác này giống như bị véo hay cắn mạnh. Đặc biệt, núm vú sẽ cảm thấy rất nóng.
- Thời gian xỏ khuyên ti rất nhanh, cảm giác đau chỉ kéo dài vài giây.
- Sau đó núm vú sẽ cảm thấy ấm và đau khi sờ, nhưng không gây đau nhiều.
2. Chăm sóc lỗ xỏ khuyên
Bước 1: Tháo băng và vệ sinh lỗ xỏ.
Trong thời gian chờ vết thương lành, điều quan trọng nhất bạn cần làm chính là giữ vệ sinh vị trí xỏ khuyên. Sau 4-5 tiếng sau khi xỏ, bạn nên vệ sinh lần đầu. Khi đó, hãy nhẹ nhàng tháo băng khỏi núm vú. Sau đó, chụm bàn tay đỡ bên dưới vết thương và nhúng nó vào nước trong 3-4 phút, để nước rửa sạch vết máu khô.
- Bạn có thể thực hiện dưới vòi sen hay trong bồn tắm. Tuy nhiên, nếu dùng bồn tắm, bạn phải xối nước sạch rửa vết thương trước khi bước ra.
- Dùng tăm bông tẩm nước để lau sạch nhẹ nhàng khi còn máu khô dính trên núm vú.
- Đừng nên dùng bất kì dung dịch rửa nào trong lần vệ sinh đầu tiên, mà chỉ nên dùng nước.
Bước 2: Vệ sinh vết thương một lần mỗi ngày trong bốn tuần đầu.
Sau lần vệ sinh đầu tiên, mỗi ngày bạn nên vệ sinh vết thương 1 lần bằng dung dịch vệ sinh kháng khuẩn nhẹ. Hoặc tốt nhất bạn nên vệ sinh núm vú dưới vòi sen. Cụ thể bạn tắm rửa như thường lệ, rồi mới vệ sinh chỗ khuyên ti cuối cùng. Cách vệ sinh như sau:
- Đầu tiên, làm ướt vết thương khoảng vài phút, tiến hành nhỏ 1 hay 2 giọt dung dịch vệ sinh vào tay và chà 2 tay để tạo bọt.
- Sau đó, bạn thoa dung dịch vệ sinh vào núm vú và đưa dung dịch vào lỗ xỏ bằng cách xoay nhẹ khuyên tròn hay trượt qua lại khuyên hình đòn tạ.
- Kế đến, để dung dịch vệ sinh trên núm vú khoảng 1-2 phút trước khi xối nước rửa sạch. Tiếp đó, lau khô người bằng khăn tắm và sử dụng khăn giấy chấm nhẹ lên vết thương cho khô. Bởi khăn tắm có thể chứa vi khuẩn và làm cho vết thương nhiễm trùng.
- Sau 4 tuần đầu, bạn có thể giảm tần suất vệ sinh xuống một lần mỗi 2-3 ngày trong 4 tháng tiếp theo. Đặc biệt, điều này quan trọng vì việc vệ sinh quá nhiều có thể khiến vết thương khô và bị kích ứng.
Bước 3: Làm ướt vết thương bằng nước muối để thúc đẩy quá trình lành.
Bạn cũng có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng nước muối 1-2 lần mỗi ngày. Cách làm như sau:
- Đầu tiên, bạn hòa tan nửa thìa cà phê muối biển trong nước sôi (gần nửa cốc). Tuyệt đối không dùng muối ăn vì có chứa I-ốt gây kích ứng và cản trở thời gian lành.
- Sau khi để nước nguội bớt, bạn rót nước muối vào 1 cái cốc sạch.
- Kế đến, tiến hành ép chặt cốc quanh núm vú để vết thương bị nhúng vào nước muối. Giữ yên cốc trong 10-15 phút, sau đó xối nước rửa sạch và thấm khô bằng khăn giấy.
- Dung dịch nước muối tại nhà thuốc cũng được dùng cho mục đích tương tự.
- Lặp lại quá trình này 1-2 lần mỗi ngày, càng thường xuyên thì vết thương lành càng nhanh.
Bước 4: Bảo vệ vết thương vào ban đêm.
Vào ban đêm, vết thương nên được che chắn tránh bị chèn ép bởi quần áo bó sát, chăn gối. Theo đó, nữ giới có thể mặc áo ngực (hay áo ngực thể thao) khi đi ngủ còn đối với nam giới có thể dùng 1 miếng băng keo y tế để bảo vệ. Cụ thể:
- Nam giới nên dùng băng keo y tế để vết thương vào ban đêm. Thời gian còn lại nên để thông thoáng để vết thương lành nhanh hơn.
- Phụ nữ nên tránh mặc áo ngực vải ren khi mới xỏ khuyên ti, vì khuyên tròn hay khuyên hình tạ đòn có thể bị mắc vào ren. Theo đó, áo ngực thông thường, áo ngực đệm hay áo ngực thể thao là các lựa chọn an toàn hơn.
Bước 5: Biết sản phẩm nào nên tránh.
Đối với chỗ xỏ khuyên mới, tránh sử dụng các sản phẩm có thành phần gây kích ứng hoặc có tác động xấu đến quá trình lành vết thương. Cụ thể:
- Cồn lau rửa hay rượu đã metyl hóa: Đây là những chất làm se rất mạnh và không nên dùng trên lỗ xỏ khuyên núm vú vốn nhạy cảm.
- Nước ô-xy già hay sản phẩm chứa i-ốt: Sản phẩm này sẽ ngăn cản mô sẹo hình thành và kéo dài quá trình lành da.
- Kem kháng khuẩn và gel: Không nên sử dụng kem Neosporin hay Bacitracin vì dễ khiến vết thương ẩm ướt và cản trở quá trình phục hồi.
- Tránh thoa các sản phẩm như dầu làm rám da, tinh dầu cho trẻ em hay tinh dầu cây trà trên núm vú, bởi chúng dễ khiến da bị kích ứng.
Bước 6: Đừng sờ hay vân vê núm vú.
Trong thời gian chờ vết thương lành, tránh sờ hay vân vê núm vú tối đa. Bởi vi khuẩn trên tay bạn có thể xâm nhập vào vết thương và gây ra nhiễm trùng. Nếu buộc phải chạm vào vết thương, hãy rửa sạch tay bằng xà phòng kháng khuẩn hay đeo găng tay.
- Tránh vặn hay xoay khuyên tròn trong những tháng đầu tiên, trừ những lúc vệ sinh. Bởi vặn khuyên sẽ làm kích ứng vết thương và cản trở quá trình lành.
- Cẩn thận khi chơi thể thao hay vận động mạnh, vì khuyên có thể bị giật bung khỏi lỗ nếu bị va chạm.
- Che núm vú bằng băng keo y tế để bảo vệ khuyên khi chơi thể thao. Tuy nhiên, sau đó bạn phải tháo băng keo ra ngay và rửa sạch vết thương hoàn toàn.
- Đừng tháo khuyên khỏi lỗ đến khi vết thường đã lành hoàn toàn.
Bước 7: Học cách xử lý nhiễm trùng.
Đến 90% số trường hợp nhiễm trùng là do vệ sinh kém hoặc cách vệ sinh bất cẩn. Do đó, trong quá trình chăm sóc vết thương, bạn cần hết sức cẩn thận. Nhưng nếu như bạn gặp phải những triệu chứng như đau núm vú, ửng đỏ, sưng, chảy máu hay mủ từ vết thương, nhiều khả năng vết thương đã bị nhiễm trùng.
- Trường hợp nhiễm trùng nhẹ: Có thể xử lý hết trong vòng 24 giờ bằng cách vệ sinh toàn diện vết thương với dung dịch kháng khuẩn và dùng nước sạch xối rửa.
- Trường hợp nhiễm trùng nặng: Không hết trong vòng 24 giờ, bạn nên đi gặp bác sĩ để kê thuốc kháng sinh nhằm điều trị nhiễm trùng hiệu quả hơn.
- Không nên tháo khuyên ra khi xử lý nhiễm trùng (dù một số bác sĩ khuyên bạn như vậy) vì điều này có thể khiến vi khuẩn kẹt lại trong núm vú và vết thương sẽ bị áp-xe.
- Nếu bạn bị sốt hay ớn lạnh do nhiễm trùng, hãy đi khám bệnh ngay lập tức. Đây là hội chứng sốc nhiễm độc có thể đã xảy ra, rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Bước 8: Thời gian để vết thương lành là 6-10 tuần.
Thông thường, các lỗ xỏ khuyên ti thường lành sau 6-10 tuần trong trường hợp vết thương được chăm sóc đúng cách và không có biến chứng gì. Tuy nhiên, núm vú cũng sẽ bị đau khi sờ trong vài ngày đầu, có điều tình trạng này sẽ cải thiện ít nhiều sau đó.
Lưu ý, mỗi người sẽ có thời gian lành vết thương khác nhau nhưng thời gian lành ban đầu kéo dài chưa tới 3 tháng. Và vết thương có thể cần hơn một năm để lành hoàn toàn và để mô sẹo hình thành. Nên đừng quá lo lắng nhé!
Những lưu ý sau khi xỏ khuyên để tránh nhiễm trùng
Sau khi xỏ khuyên ti, để núm vú mau chóng phục hồi, bạn cũng có thể tham khảo những cách chăm sóc đầu ti đúng cách sau:
- Vệ sinh lần đầu sau khoảng 4 – 5 tiếng xỏ khuyên. Nhẹ nhàng tháo bỏ lớp băng khỏi vùng núm vú. Sau đó dùng tay đã vệ sinh đỡ phần bên dưới vết thương. Tiến hành ngâm nó trong nước sạch từ 3 – 4 phút.
- Trường hợp vẫn còn máu khô dính trên núm vú. Bạn hãy dùng tăm bông đã tẩm nước nhẹ nhàng lau sạch.
- Tránh sử dụng dung dịch trong lần vệ sinh đầu tiên, bạn chỉ nên sử dụng nước sạch.
- Kế đến, vệ sinh vết thương 1 lần/1 ngày trong 4 tuần đầu tiên. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước sạch hay dung dịch vệ sinh có tính kháng khuẩn nhẹ.
- Kết thúc 4 tuần, bạn có thể giảm tần suất vệ sinh 2, 3 ngày 1 lần để vết thương nhanh lành hơn, đặc biệt là tránh nhiễm trùng.
- Bảo vệ vết thương vào ban đêm, tránh va chạm bởi quần áo và chăn gối. Nữ giới có thể bảo vệ vết thương bằng cách sử dụng áo lót (áo ngực thể thao) còn đối với nam giới thì dùng băng keo y tế.
Một số câu hỏi thường gặp khi xỏ khuyên ti
1. Có nên xỏ khuyên ti không?
Việc xỏ khuyên ti đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, điển hình như tạo được điểm nhấn mạnh mẽ, táo bạo. Tuy nhiên, cách làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, nếu đã quyết định thực hiện nghệ thuật làm đẹp này, bạn nên tìm đến những tiệm xỏ khuyên ti uy tín, đảm bảo vệ sinh và thực hiện đúng quy trình chăm sóc để nhanh hồi phục.
Bên cạnh đó, đối với những chị em có kế hoạch sinh em bé, thì nên lập kế hoạch rõ ràng trước khi quyết định xỏ khuyên ti để không ảnh hưởng nhiều đến việc cho con bú.
2. Xỏ khuyên ti có đau không?
Đầu ti là vùng da nhạy cảm nên việc xỏ khuyên ti cũng sẽ nhói hơn so với xỏ khuyên tai. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng nếu bạn không phải là người giỏi chịu đau.
Ngoài ra, tay nghề thợ cũng là một trong những yếu tố quyết định đến độ đẹp và an toàn cho lỗ xỏ của bạn. Đặc biệt, những thợ xỏ lành nghề, chuyên môn cao cũng sẽ biết cách giúp bạn thả lỏng tinh thần và thực hiện thao tác nhanh chóng, chuẩn xác giúp bạn bớt đau hơn khi xỏ khuyên. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn cần tìm đến các địa chỉ xỏ khuyên uy tín để sở hữu một lỗ xỏ khỏe mạnh và xinh đẹp.
Trên đây là một số thông tin về việc xỏ khuyên ti mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết được một số thông tin về việc xỏ khuyên ti dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.