Cách sơ cứu khi bị đột quỵ nuốt lưỡi và những sai lầm cần tránh

Đột quỵ là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cùng xem ngay cách sơ cứu khi bị đột quỵ nuốt lưỡi và những sai lầm cần tránh.

Bệnh đột quỵ là một loại bệnh có thể xảy ra vô cùng bất ngờ, và hậu quả mà nó để lại thì vô cùng nghiêm trọng.

Do đó mà nếu biết cách sơ cứu cho người bị đột quỵ nuốt lưỡi thì có thể giúp họ giảm thiểu được các di chứng về sau. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xem ngay cách sơ cứu cũng như những sai lầm cần tránh trong bài viết bên dưới.

Đối tượng nào có nguy cơ đột quỵ nuốt lưỡi?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ nuốt lưỡi. Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ nuốt lưỡi như: Gia đình có người có tiền sử đột quỵ, mắc các bệnh về tim mạch, bị cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, gan nhiễm mỡ,…

Bên cạnh đó thì những người ít vận động, có lối sống thiếu lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích cũng có nguy cơ đột quỵ cao. Đây là tình trạng rất nguy hiểm vì theo khảo sát, chỉ 50% bệnh nhân có thể sống sót sau đột quỵ và chỉ 10% trong số đó có thể hoàn toàn bình phục.

Người sống không lành mạnh có nguy cơ đột quỵ caoNgười sống không lành mạnh có nguy cơ đột quỵ cao

Nguy cơ bị biến chứng sau đột quỵ là rất cao. Vì vậy mà ai trong chúng ta cũng nên duy trì cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Dấu hiệu người bị đột quỵ nuốt lưỡi

Đột quỵ nuốt lưỡi là tình trạng người bệnh bị tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là khi có sự va đập mạnh, lên cơn co giật cao, sốt cao hoặc sau hôn mê.

Những dấu hiệu thường đi kèm với tình trạng đột quỵ nuốt lưỡi đó là hơi thở dồn dập hoặc ngừng hô hấp, sùi bọt mép, cơ thể co giật, mất tri giác, tăng tiết dịch đờm, trợn ngược mắt,…

Dấu hiệu người bị đột quỵ nuốt lưỡiDấu hiệu người bị đột quỵ nuốt lưỡi

Nếu người bị đột quỵ nuốt lưỡi không được sơ cứu nhanh chóng và chính xác khi phát bệnh thì nguy cơ để lại di chứng và thậm chí xảy ra tử vong là vô cùng cao.

Cách sơ cứu người đột quỵ nuốt lưỡi

Theo bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng, phòng khám MD Kis Pediatric, Texas, USA, điều đầu tiên cần làm khi gặp người đang bị lên cơn co giật là giữ bình tĩnh. Nếu không thể giữ bình tĩnh thì bạn có thể đưa ra những phán đoán sai hoặc chậm trễ việc sơ cứu cho người bệnh.

Tiếp đó, bạn hãy để một không gian lớn cho nạn nhân hít thở, đồng thời duy trì khoảng cách an toàn để tránh bệnh nhân co giật quá mạnh sẽ gây hại đến mọi người xung quanh. Đồng thời hãy liên hệ ngay cho 115 để đơn vị y tế có thể đến hiện trường sớm nhất có thể.

Giữ bình tĩnh và liên hệ ngay với 115Giữ bình tĩnh và liên hệ ngay với 115

Trong khi đợi nhân viên y tế đến thì bạn hãy tiến hành sơ cứu theo các bước sau đây:

  • Tiến hành nới lỏng quần áo bệnh nhân để họ hô hấp dễ dàng hơn.
  • Kê đầu người bệnh trên vật mềm như gối, khăn để tránh khi co giật người bệnh bị đập não vào vật cứng dẫn đến xuất huyết não.
  • Khi người bệnh đã dừng co giật, bạn hãy hỗ trợ người bệnh nằm nghiêng một góc 45 độ để dịch đờm trong cổ họng bệnh nhân chảy ra, tránh gây tắc đường thở và dẫn đến suy hô hấp.
  • Theo dõi tình trạng, lắng nghe nhịp thở của bệnh nhân liên tục. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng hô hấp thì tiến hành kích tim ngay lập tức bằng cách dùng 2 tay ấn mạnh vào vùng gần tim. Nên ép lồng ngực với độ sâu khoảng 5cm và tốc độ vào khoảng 100 – 120 lần/phút.
  • Nếu người bệnh vẫn còn ý thức thì hãy trấn an và nói chuyện với họ liên tục, để tránh bệnh nhân rơi vào hôn mê thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn. Hãy cố gắng kéo dài thời gian tỉnh táo của bệnh nhân hết mức có thể cho đến khi nhân viên y tế đến.

Cách sơ cứu người đột quỵ nuốt lưỡiCách sơ cứu người đột quỵ nuốt lưỡi

Sai lầm cần tránh khi xử lý người bị đột quỵ nuốt lưỡi

Nhiều người nghĩ rằng khi bệnh nhân đột quỵ co giật và nuốt lưỡi thì nên đưa đồ vật gì đó vào miệng để bệnh nhân không bị nuốt lưỡi, cắn lưỡi.

Nhưng thực ra điều này là hoàn toàn sai. Việc đưa vật thể vào miệng bệnh nhân lúc này có thể khiến họ gặp nguy hiểm, bởi lúc này lưỡi của nạn nhân đã tụt vào trong, lưỡi không hề bị răng cắn trúng.

Ths. BS Dương Văn Tâm – Bệnh viện Châm cứu Trung ương cũng khuyến cáo, việc quan trọng nhất cần tránh khi sơ cứu người bị co giật, hôn mê là không tự ý cho tay, vật hoặc đồ ăn vào miệng người bệnh. Đây là hành động có thể gây hại cho cả bệnh nhân và người sơ cứu.

Sai lầm cần tránh khi xử lý người bị đột quỵ nuốt lưỡiSai lầm cần tránh khi xử lý người bị đột quỵ nuốt lưỡi

Bên cạnh đó thì theo bác sĩ Nhi khoa Trương Hoàng Hưng, phòng khám MD Kis Pediatric, Texas, USA, việc cố gắng chèn vật hay ngón tay vào giữa hàm răng người đang co giật để họ không cắn lưỡi là vô ích.

Ngược lại việc này còn khiến họ có thể bị rách niêm mạc miệng, gãy răng, gây hít sặc vào phổi, suy hô hấp. Về phía người sơ cứu nếu đưa tay vào miệng bệnh nhân thì có thể bị chấn thương ngón tay gây nguy hiểm.

Trên đây là cách sơ cứu khi bị đột quỵ nuốt lưỡi và những sai lầm cần tránh mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Nguồn: Nhà thuốc Long Châu

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *