Hiện nay, lĩnh vực ngân hàng tại nước ta đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ với nhiều tên tuổi mới xuất hiện. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam Theo Xếp Hạng mới nhất 2022 ngay dưới đây!
Đầu tháng 8 vừa qua, Forbes công bố danh sách Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2023, trong đó ngành ngân hàng có 7 đại diện là: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VIB, ACB, MB và TPBank…
Mục lục bài viết [Ẩn]
I. Top 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam Theo Xếp Hạng Mới 2022
Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022
Ngày 29/6/2022, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố danh sách Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022. Đây là hoạt động thường niên do Vietnam Report nghiên cứu và công bố từ năm 2012.
Theo đó, Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Vietcombank hiện nay được xác định là công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, ngân hàng này luôn giữ vững vị thế thuộc 10 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam.
Theo thống kê năm 2017, ngân hàng này đã đạt mức 889,724 tỷ đồng và tăng khoảng 38,7% cho với năm 2016. Và cho đến hiện tại, ngân hàng vẫn đang nắm vững vị thế là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam với quy mô rộng khắp cả nước, hàng trăm chi nhánh và hàng nghìn phòng giao dịch, khẳng định vị thế của một ngân hàng đời đầu không ngừng đổi mới và phát triển.
2. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Với nỗ lực không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp nhiều chương trình vay vốn, tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn. Ngân hàng Vietinbank hiện nay đã trở thành một trong những ngân hàng phát triển thuộc top đầu tại Việt Nam.
Quy mô tăng trưởng nhanh chóng với hơn 150 chi nhánh, hơn 1000 phòng giao dịch trên cả nước.
3. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Mặc dù là một cái tên mới trên thị trường nhưng những năm gần đây, cái tên Techcombank đã được đông đảo người dân biết đến bởi dịch vụ chuyên nghiệp cùng nhiều ưu đãi và chính sách hấp dẫn.
Trong năm 2017, Techcombank đã đạt mức tăng trưởng gấp đôi so với năm trước, tỷ suất nợ xấu chỉ dừng lại ở mức 1,61%.
Trong nhiều năm liền, Techcombank vẫn nằm trong top 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Quy mô tăng trưởng của Techcombank cũng vô cùng nhanh chóng. Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng đã có hơn 300 trụ sở và phòng giao dịch,, hơn 1200 máy ATM và hơn 7000 nhân viên làm việc tại hệ thống ngân hàng trên cả nước.
4. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
Với nền tảng có sẵn từ các lĩnh vực kinh doanh đa dạng ngành nghề, ngân hàng MB Bank mặc dù là một ngân hàng non trẻ nhưng đã đạt được nhiều thành tựu, vươn lên trở thành ngân hàng thuộc top đầu trên thị trường. Tổng tài sản của ngân hàng MB tính đến năm 2017 đã lên đến hơn 300 nghìn tỷ đồng và cho đến hiện nay, con số này đã được tăng lên rất nhiều.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng MB Bank đã có khoảng 480 cây ATM và 200 điểm thanh toán giao dịch cùng 100 trụ trở trên cả nước. Trong đó có 3 trụ sở quốc tế đặt tại Lào, Campuchia và Nga.
5. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận và chú trọng tăng trưởng chất lượng hoạt động.
Hiện tại, Ngân hàng có 2 công ty con, trong đó Ngân hàng sở hữu 51% vốn tại Công ty Tài chính TNHH VPBank SMBC hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB AMC) hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, mức thu nhập năm 2018 tăng đến 42% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, VPBank đã vươn lên trở thành ngân hàng lớn thuộc top đầu tại thị trường Việt Nam.
Hiện nay, ngân hàng đã có khoảng 200 trụ sở và phòng giao dịch trên toàn quốc với hơn 24 nghìn nhân viên cấp dưới.
6. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và hơn 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.
Được phát triển từ năm 1993, cho đến hiện nay, ngân hàng TMCP Á Châu đã phát triển nhanh chóng và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng ACB đang có hơn 200 trụ sở và phòng giao dịch trên toàn quốc với hơn 1000 máy ATM.
Hiện nay, ACB có 384 CN/PGD không gian giao dịch hiện đại; 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
BIDV đang trong một hành trình phát triển mới với nhiều tín hiệu lạc quan, khởi sắc. Nếu như năm 2021 là năm BIDV “Ra đường băng” thì năm 2022 với hành trang là nội lực mạnh mẽ, nguồn lực dồi dào và tâm thế tích cực, chủ động, BIDV sẽ nỗ lực cao độ để “Cất cánh”, đưa Ngân hàng bước vào giai đoạn phát triển trường tồn, thịnh vượng sau 65 năm hình thành và phát triển.
Xét về tính liên kết, BIDV hiện đang là ngân hàng có tốc độ liên kết kinh doanh nhanh chóng, không chỉ hoạt động trong nước mà còn liên kết kinh doanh với nhiều đối tác quốc tế đến từ các cuộc gia như Campuchia, Lào, Myanmar… thúc đẩy phát triển trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, BIDV đang có đến gần 200 trụ sở và hơn 800 phòng giao dịch trên cả nước, gần 2000 cây ATM cùng hơn 25 nghìn nhân viên cấp dưới. Đây cũng là ngân hàng có quy mô lớn, có mặt ở hầu hết các tỉnh tại Việt Nam.
8. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.
9. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB), là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Sau 26 năm hoạt động, VIB đã đạt được những bước phát triển vượt bậc.
VIB được thành lập ngày 18/9/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.
Đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 348.000 tỷ đồng.
VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.
10. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Cho đến thời điểm hiện tại, Agribank chính là ngân hàng nhà nước có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Với tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, số lượng người sử dụng đông đảo và có mặt tại tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam, Agribank hiện đang đạt mức tăng trưởng nhanh chóng qua mỗi năm, trở thành ngân hàng phát triển thuộc top đầu tại nước ta.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngân hàng Agribank đã có hơn 2300 trụ sở cùng phòng giao dịch trên cả nước, hơn 40 nghìn nhân viên cấp dưới và hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đem đến cho khách hàng đa dạng trải nghiệm vay vốn và gửi tiền.
Top 10 Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân uy tín năm 2022
Top 10 Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân uy tín năm 2022 bao gồm: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB); Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB); Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB); Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB).
Theo như công bố có thể thấy có 5 ngân hàng TMCP nằm trong cả 2 danh sách.
1. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Ngân hàng Techcombank có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ( Mã cổ phiếu Ngân hàng Techcombank là: TCB). Là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được thành lập 27 tháng 9 năm 1993 tại 24 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội bởi một nhóm các trí thức làm việc tại Châu Âu và Liên Xô, với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng.
Trong suốt các năm từ năm 1993 đến 1998, Ngân hàng Techcombank đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới với 2 chi nhánh tại 2 tỉnh thành lớn nhất cả nước là tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cùng một trụ sở chính tại 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.
Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc mang đến trải nghiệm công nghệ số thông qua dịch vụ giao dịch ATM không cần thẻ đến 2,8 triệu khách hàng. Techcombank cũng là một trong những thành viên của 5 Hiệp hội và tổ chức lớn nhất toàn cầu đó là : Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân Hàng Châu Á, Tổ chức thẻ Quốc tế Master Card…
2. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận và chú trọng tăng trưởng chất lượng hoạt động.
Hiện tại, Ngân hàng có 2 công ty con, trong đó Ngân hàng sở hữu 51% vốn tại Công ty Tài chính TNHH VPBank SMBC hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng và sở hữu 100% vốn tại Công ty TNHH Quản lý tài sản Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB AMC) hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản.
3. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và hơn 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng.
Hiện nay, ACB có 384 CN/PGD không gian giao dịch hiện đại; 11.000 máy ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc.
4. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank luôn nỗ lực mang đến các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, xây dựng trên nền tảng thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của khách hàng. Lấy công nghệ số và đổi mới sáng tạo làm trụ cột phát triển, TPBank luôn tiên phong trong các xu hướng sản phẩm – dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang bản sắc riêng đậm nét, khẳng định vị thế Ngân hàng số Số 1 tại Việt Nam.
5. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB), là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Sau 26 năm hoạt động, VIB đã đạt được những bước phát triển vượt bậc.
VIB được thành lập ngày 18/9/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân viên.
Đến ngày 30/06/2022, vốn điều lệ VIB đạt hơn 21.076 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 28.250 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 348.000 tỷ đồng.
VIB hiện có hơn 11.000 cán bộ nhân viên làm việc tại 174 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.
6. Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank)
Là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm qua, HDBank phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển của mình. Để duy trì sự ổn định và thành công, bên cạnh kim chỉ nam hoạt động an toàn, hiệu quả, HDBank cũng đặt ra cho mình những trách nhiệm cụ thể hướng tới mục tiêu “phát triển bền vững”.
7. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Sacombank là một trong số những ngân hàng hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam. Hiện nay, Sacombank cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thị trường với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng qua mỗi năm.
Hiện nay, ngân hàng Sacombank đã có gần 600 trụ sở và phòng giao dịch trên cả nước với hơn 18.000 nhân viên cấp dưới.
8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB)
Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng SHB đã có hơn 25 năm hoạt động và quy mô phát triển trên cả nước. Đây cũng là một ngân hàng đang trên đà phát triển với đa dạng loại hình dịch vụ cùng các chương trình vay ưu đãi hấp dẫn.
Cụ thể, hiện nay SHB đã có hơn 300 chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc, khẳng định uy tín và sức ảnh hưởng trên thị trường.
9. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua hơn 26 năm hoạt động và phát triển, OCB hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành.
OCB đã từng bước vươn lên nhóm ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam theo 3 tiêu chí: tốc độ tăng trưởng, an toàn và hiệu quả.
Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần. Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.
10. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Ngày 12/07/1991: MSB được thành lập tại Hải Phòng, mang tên “Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” với tên gọi tắt là “Maritime Bank” – trở thành NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TIÊN của Việt Nam
Năm 2015: Với sự phát triển & mở rộng quy mô, MSB chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội
Ngày 12/08/2015: MSB nhận sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDBank), gia tăng quy mô & khẳng định vị thế trên thị trường tài chính. MSB bước vào TOP 5 Ngân hàng TMCP xét về mạng lưới & vốn điều lệ với Tổng tài sản hơn 104.000 tỷ đồng & hơn 270 chi nhánh/ PDG trên khắp cả nước.
Giai đoạn 2017 – 2018: MSB liên tục nhận những giải thưởng Quốc tế danh giá, trong đó phải kể tới Giải thưởng “Ngân hàng TMCP tốt nhất 2017” do Global Finance bình chọn & “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất 2018” do Asian Banking and Finance bình chọn.
Ngày 14/01/2019: MSB chính thức đổi nhận diện thương hiệu từ Maritime Bank thành MSB – đánh dấu một sự chuyển mình bứt phá trong giai đoạn phát triển chiến lược 2019 – 2023.
Hy vọng qua những thông tin nêu trên, bạn đọc đã cập nhật được những thông tin liên quan đến các ngân hàng lớn nhất Việt Nam, từ đó có thể cân nhắc lựa chọn ngân hàng phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các ngân hàng được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về ngân hàng trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 6 năm 2022.
Lễ công bố Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 sẽ được tổ chức vào tháng 8/2022 tại TP. Hồ Chí Minh.