Tân Hiệp Phát là công ty gì? Tiểu sử Trần Quí Thanh

Tân Hiệp Phát là công ty gì? Tiểu sử Trần Quí Thanh

Sau hàng loạt vụ bê bối, thì mới đây nhất, vụ việc Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh cùng con gái bị bắt, đã khiến cho từ khoá “Tân Hiệp Phát” một lần nữa được dấy lên. Vậy Tân hiệp phát là công ty gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.

Thương hiệu công ty Tân Hiệp Phát
Thương hiệu công ty Tân Hiệp Phát

Giới thiệu công ty Tân Hiệp Phát

1. Lịch sử hình thành Tân Hiệp Phát

Năm 1994, Tân Hiệp Phát được thành lập với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành. Đến năm 1995, công ty tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, bằng cách thêm một xưởng sản xuất sữa đậu nành đóng chai dung tích 220ml. Sau đó 1 năm, là năm 1996, công ty đã mở rộng dây chuyền sản xuất và cho ra đời sản phẩm bia tươi Flash, được bán trên thị trường.

Năm 1999, xưởng nước giải khát Bến Thành đã đổi tên thành Nhà máy nước giải khát Bến Thành. Đồng thời, tiến hành mở rộng sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi và bia tươi Flash.

Năm 2000, Bia Bến Thành trở thành đơn vị ngành bia đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận ISO 9001-2000. Do cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) chứng nhận vào ngày 23/3/2000.

Với mong muốn trở thành tập đoàn hàng đầu trong ngành thức uống và thực phẩm tại Châu Á, Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất, cập nhật kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Hiện nay, công ty tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất và dây chuyền hiện đại nhất trên toàn thế giới. Đáng chú ý là dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic và dây chuyền sử dụng công nghệ tiên tiến đến từ Châu Âu và Nhật Bản.

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã liên tục nhận được danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn. Đồng thời vinh danh là Thương Hiệu Quốc Gia và nhận được nhiều giải thưởng có giá trị khác. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty được đánh giá cao và tin dùng rộng rãi nhờ sự cam kết đảm bảo công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường.

    • Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

 

    • Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015

 

    • Hệ thống Quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo tiêu chuẩn HACCP

 

2. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát

Thương hiệu Number 1

    • Nước tăng lực Number 1 (2001)

 

    • Nước đóng chai Number 1

 

    • Sữa đậu nành Number 1 Soya

 

    • Nước uống vận động Number 1 Active chanh muối

 

    • Nước tăng lực Number 1 (Chanh, Dâu)

 

Thương hiệu Không Độ

    • Trà xanh Không Độ (2006)

 

    • Trà sữa Không Độ Machiato

 

Thương hiệu Dr.Thanh

    • Trà thanh nhiệt Dr. Thanh

 

Sản phẩm Trà xanh Không Độ
Sản phẩm Trà xanh Không Độ
Sản phẩm Trà thanh nhiệt Dr. Thanh
Sản phẩm Trà thanh nhiệt Dr. Thanh

3. Nguyện vọng

“Đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam bằng cách xây dựng Tập đoàn có Thương hiệu Quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế”.

4. Tầm nhìn

Trở thành tập đoàn hàng đầu ở Châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.

5. Sứ mệnh

Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.

6. Giá trị cốt lõi

    • Thỏa mãn khách hàng

 

    • Chất lượng chuẩn quốc tế

 

    • Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội

 

    • Không gì là không thể

 

    • Làm chủ trong công việc

 

    • Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai

 

    • Chính trực

 

7. Thành tựu đạt được

    • Huân chương lao động hạng 3.

 

    • Thương hiệu quốc gia 2010.

 

    • Thương hiệu quốc gia 2012.

 

    • Thương hiệu quốc gia 2014.

 

    • Thương hiệu vì cộng đồng 2015.

 

    • Thương hiệu quốc gia 2016.

 

    • Top 10 tăng trưởng nhanh Fast 500.

 

    • Top 100 sản phẩm dịch vụ được tin dùng năm 2012 do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam – Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn

 

    • Năm 2018: Top 10 doanh nghiệp đồ uống uy tín năm 2018 do Vietnam Report công bố. Thương hiệu quốc gia 2018.

 

    • Năm 2019: Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2018 (TQM – Malcolm Baldrige). Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2019 – Best companies to work for in Asia (chapter in Vietnam).

 

    • Năm 2020: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 – Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) do Vietnam Report công bố. Thương hiệu quốc gia 2020.

 

Ông Trần Quí Thanh là ai?

Ông Trần Quí Thanh được biết đến là Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Về tiểu sử cuộc đời, ông sinh năm 1953, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, chuyên ngành kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Sau khi ra trường, ông tiếp tục học tập tại Southern California University (Mỹ) và nhận được bằng Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh.

Với tính cách ham học hỏi, trong một lần phỏng vấn ông chia sẻ: “Mỗi ngày tôi dành 16 giờ với hàng chồng sách trên bàn để tự tìm tòi và hoàn thiện kiến thức trang bị cho bản thân”.

Với xuất thân từ kỷ sư cơ khí, chắc hẳn ai cũng nghĩ ông sẽ làm việc liên quan đến ngành này. Nhưng không, ông bất ngờ rẽ hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng công ty thực phẩm Trung ương.

Năm 1994, ông và vợ bà Phạm Thị Nụ thành lập một phân xưởng sản xuất nước giải khát, đây là bước đầu tiên để thành lập nên Tân Hiệp Phát. Ban đầu, doanh nghiệp sản xuất bia chai, bia hơi, bia tươi và sữa đậu nành. Sau đó, vào năm 2001, Tân Hiệp Phát tung ra sản phẩm nước tăng lực Number 1, trở thành sản phẩm chủ lực của công ty.

Sau gần 20 năm thành lập, ông Thanh đã dẫn dắt Tân Hiệp Phát thành tập đoàn nước giải khát mang thương hiệu Việt Nam có doanh thu không kém cạnh Pepsi.

Vào năm 2018, kênh truyền hình Channel NewsAsia đã phát sóng chương trình The Successors đã tiết lộ rằng Tân Hiệp Phát đã thu hút khoảng 4.000 nhân viên và đạt doanh thu khoảng 500 triệu USD hàng năm. Công ty đang hướng đến mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD trong vài năm tới và ông Trần Quí Thanh – chủ tịch của Tân Hiệp Phát đặt mục tiêu đưa doanh thu lên tới 3 tỷ USD vào năm 2030.

Ngoài ra, ông Trần Quí Thanh không chỉ là người sáng lập và điều hành Tân Hiệp Phát, mà còn có những vai trò khác trong lĩnh vực bất động sản. Vào tháng 6 năm 2017, ông tham gia Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn và sở hữu 478.482 cổ phiếu của công ty này.

Đến năm 2018, ông Thanh lần đầu tiên tiết lộ rằng ông đang hướng đầu tư thêm vào lĩnh vực bất động sản. Cùng năm, ông trở thành thành viên của ban chấp hành Câu lạc bộ Bất động sản TPHCM và đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch.

Ông Trần Quí Thanh trong phóng sự của Channel NewsAsia
Ông Trần Quí Thanh trong phóng sự của Channel NewsAsia

Việc làm ăn Tân Hiệp Phát trước khi ông Trần Quí Thanh bị bắt

1. Doanh nghiệp tỷ USD lừng lẫy

Mới đây nhất, ngày 10/4 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái của ông là bà Trần Uyên Phương và bà Trần Ngọc Bích thuộc ông ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Hiện ông Thanh và bà Phương đang bị tạm giam.

Tính đến thời điểm hiện tại, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Trong quá khứ, Tân Hiệp Phát luôn gắn liền với tên tuổi của ông Trần Quí Thanh – một doanh nhân can đảm dám sử dụng hình ảnh của mình làm thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, ông không sở hữu hay kiểm soát bất kỳ chức vụ nào trong công ty.

Gần đây, ông Trần Quí Thanh đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Song hành với ông là Riddle David Charles (73 tuổi, quốc tịch Anh) giữ chức Phó Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật và bà Trần Ngọc Bích đảm nhận vị trí Giám đốc.

Theo thống kê ngày 9/9/2022, công ty Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ là 1.706 tỷ đồng, với ba cổ đông chính: bà Phạm Thị Nụ sở hữu 54,49% vốn điều lệ, bà Trần Uyên Phương sở hữu 29,38% vốn điều lệ, và bà Trần Ngọc Bích sở hữu 16,12% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến ngày 22/9/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm xuống còn 276 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Thanh không thay đổi.

Trần Quốc Dũng – con trai duy nhất của gia đình ông Thanh, không tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình mà thành lập công ty riêng, chuyên kinh doanh về collagen.

Bên cạnh nhà máy sản xuất chính đặt tại Bình Dương, nhiều sản phẩm đồ uống tại công ty còn được sản xuất tại các công ty con Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Những công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh sở hữu trực tiếp thay vì do Công ty Tân Hiệp Phát góp vốn.

Vào năm 2014, Tân Hiệp Phát đạt doanh thu khoảng 7.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 930 tỷ đồng và lãi sau thuế 730 tỷ đồng. Trong năm 2019, nhà máy chính của Tân Hiệp Phát tại Bình Dương đã có doanh thu 5.850 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.554 tỷ đồng. Vào ngày 31/12/2019, công ty chỉ có quy mô vốn chủ sở hữu là 648 tỷ đồng, trong đó, nguồn lợi nhuận giữ lại chiếm phần lớn, với hơn 472 tỷ đồng.

Năm 2019, Bloomberg đưa tin rằng, ông Trần Quý Thanh đang tìm kiếm một đối tác chiến lược để đầu tư 3 tỷ USD vào Tân Hiệp Phát, với mục tiêu biến công ty thành một thương hiệu như Red Bull trong khu vực. Đối tác mới sẽ không chỉ đóng góp vốn mà còn cần phải có kinh nghiệm trong ngành hoặc hệ thống phân phối. Tại thời điểm này, Tân Hiệp Phát đã kỳ vọng tăng doanh thu lên 1 tỷ USD trong vòng 5 năm tới và đạt giá trị 5 tỷ USD.

Gần đây, Tân Hiệp Phát hiện đang triển khai kế hoạch mới, trong bối cảnh đã đầu tư 500 triệu USD cho 3 nhà máy và dự định sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD cho giai đoạn tiếp theo.

Theo Forbes đã đưa tin rằng Tân Hiệp Phát từ chối đề nghị hợp tác trị giá 2,5 tỷ USD từ CocaCola. Lý do được cho là hai bên có tầm nhìn khác nhau. Ngoài ra, trong chương trình truyền hình mang tên “The Successors” – Tìm kiếm người kế nghiệp, bà Trần Uyên Phương – Phó Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã được dự đoán là “người kế nghiệp” của công ty này. Khi đó, ông Trần Quí Thanh đã đề ra mục tiêu cho người kế nhiệm của mình là đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2030.

Ký kết lễ bàn giao
Ký kết lễ bàn giao

2. Bước ngoặc mới khi lấn sân sang bất động sản

Nhờ vào số vốn từ mảng đồ uống, gia tộc Trần Quí Thanh đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản với một chiến lược đầy táo bạo. Trong tháng 3/2018, nhận thấy cơ hội trong lĩnh vực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14. Công ty Tân Hiệp Phát đã thành lập Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC.

Công ty VNAMC có trụ sở chính tại địa chỉ số 194 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TPHCM). Vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, được chia đều cho bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương. Theo đó, bà Trần Ngọc Bích đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc tại công ty này.

Nhờ sở hữu lượng tiền mặt lớn, công ty đã sẵn sàng tham gia vào các thương vụ xử lý nợ xấu của các ngân hàng và thu được các tài sản bảo đảm, chủ yếu là các bất động sản. Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược và khả năng tài chính mạnh mẽ của Tân Hiệp Phát trong việc khai thác các cơ hội mới.

Vào tháng 6/2018, ông Trần Quí Thanh xuất hiện với vai trò mới là thành viên Ban chấp hành Câu lạc bộ Bất động sản TPHCM. Đồng thời, thể hiện ý định sẽ sử dụng nguồn tiền dồi dào của mình để hỗ trợ các thành viên khác trong trường hợp thiếu vốn cho các dự án.

Sau khi thành lập VNAMC, năm 2019 gia đình ông Trần Quí Thanh đã tiếp tục thành lập hơn 10 công ty trong lĩnh vực bất động sản, với tổng vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các công ty này đều đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế.

Khác với các đối thủ, Tân Hiệp Phát tập trung vào các khu đất Nhà nước hoặc ngân hàng mang ra đấu giá để mua và tích lũy quỹ đất. Với chiến lược này, Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều lô đất vàng tại Đà Nẵng, TPHCM và Vũng Tàu.

Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động VNAMC, bà Trần Ngọc Bích đã chi ra hơn trăm tỷ đồng để tham gia đấu giá các khu đất có vị trí đắc địa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhưng kể từ đó, gia tộc Trần Quí Thanh liên tục gặp rắc rối trong nhiều vụ đấu giá đất, mua bán đất đai tại TPHCM và Đồng Nai.

Hình ảnh công an khám xét trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát

Sau khi thông báo về việc khởi tố ba cha con ông Trần Quí Thanh, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã tiến hành khám xét trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát suốt nhiều giờ, với sự hỗ trợ của Công an tỉnh Bình Dương.

Đơn vị chủ trì điều tra là Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã phối hợp với các đơn vị liên quan khám xét 9 địa điểm của ba cha con ông Thanh, bao gồm chỗ ở và nơi làm việc. Trong đó, trụ sở trên quốc lộ 13 là trụ sở chính của Công ty Tân Hiệp Phát, một công ty tư nhân thuộc sở hữu của gia đình ông Trần Quí Thanh.

Các bị can khi bị khởi tố (từ trái qua): Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích - Ảnh: Bộ Công an
Các bị can khi bị khởi tố (từ trái qua): Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích

Kể từ chiều 10/4/2023, nhiều xe biển xanh của Bộ Công an (bao gồm cảnh sát cơ động và cán bộ điều tra) cùng với sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông, cơ động và lực lượng hỗ trợ địa phương đã xuất hiện tại trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Tiến hành khám xét trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát trên quốc lộ 13, TP Thuận An, Bình Dương ngày 10/4.
Tiến hành khám xét trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát trên quốc lộ 13, TP Thuận An, Bình Dương ngày 10/4.
Phương tiện của Bộ Công an và Công an tỉnh Bình Dương hỗ trợ khám xét
Phương tiện của Bộ Công an và Công an tỉnh Bình Dương hỗ trợ khám xét
Cảnh sát địa phương hỗ trợ phân luồng giao thông tại thời điểm khám xét
Cảnh sát địa phương hỗ trợ phân luồng giao thông tại thời điểm khám xét
Xe thùng, xe tải của lực lượng chức năng chờ sẵn gần khu vực khám xét
Xe thùng, xe tải của lực lượng chức năng chờ sẵn gần khu vực khám xét
Sự phối hợp của công an địa phương trong khám xét
Sự phối hợp của công an địa phương trong khám xét
Sự phối hợp của nhiều lực lượng nên khu vực
Sự phối hợp của nhiều lực lượng nên khu vực
Công nhân mặc đồng phục của Công ty Tân Hiệp Phát vẫn được đi qua cổng công ty trong quá trình lực lượng chức năng khám xét
Công nhân mặc đồng phục của Công ty Tân Hiệp Phát vẫn được đi qua cổng công ty trong quá trình lực lượng chức năng khám xét

Qua những thông tin ở trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc Tân hiệp phát là công ty gì. Sự việc đang còn giải quyết theo điều tra của bộ công an, mọi thông tin mới nhất sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật. Mời các bạn cùng đón xem.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *