Trong bài viết hôm nay, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ hướng dẫn quy trình thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp.
Quy trình thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ bao gồm những thủ tục nào và cách thức tiến hành ra sao? Đồng thời để tìm hiểu rõ hơn về tài sản cố định và mốc thời gian quy định việc thanh lý tài sản cố định thì cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết sau nhé!
Tài sản cố định là gì?
Căn cứ vào điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC, dựa vào cơ sở pháp lý thì tài sản cố định có các loại sau:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
- Tài sản vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
Theo điều 35, thông tư 200, tài sản cố định là những tư liệu lao động là tài sản hữu hình và thỏa mãn đồng thời những điều kiện sau theo quy định của pháp luật:
-
Việc sử dụng tài sản chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
-
Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
-
Nguyên giá của tài sản phải được xác định chính xác theo quy định của pháp luật và phải có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, một khái niệm có liên quan là tài sản cố định hữu hình độc lập. Tài sản cố định hữu hình độc lập là trường hợp trong một hệ thống bao gồm nhiều tài sản riêng lẻ có liên kết với nhau mà trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác với các bộ phận còn lại, nếu thiếu một trong các bộ phận đó mà hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó mà tùy vào yêu cầu sử dụng và quản lý mà mỗi bộ phận đó phải được quản lý riêng, đồng thời thỏa mãn cả ba điều kiện trên theo quy định của pháp luật thì bộ phận đó được gọi là tài sản cố định hữu hình độc lập.
Khi nào cần thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp?
Thời điểm mà doanh nghiệp có thể thanh lý tài sản cố định là:
-
Tài sản cố định đã hư hỏng và không thể tiếp tục sử dụng được.
-
Tài sản cố định đã lạc hậu về mặt công nghệ và kỹ thuật, không còn đáp ứng được các yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Khi doanh nghiệp nhượng bán, giải thể hoặc sáp nhập.
Quy trình thanh lý tài sản cố định
Doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý và thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định khi có tài sản cố định cần phải thanh lý. Theo quy định, hội đồng thanh lý có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh lý tài sản cố định theo thủ tục và trình tự được quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý tài sản cố định cụ thể theo quy trình các bước như sau:
Bước 1 Lập đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định
Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định được quy định theo mẫu số 2 -TSCĐ (theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC). Đơn đề nghị cần được trình lên lãnh đạo công ty phê duyệt theo kết quả kiểm kê tài sản và quá trình theo dõi, sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp, bộ phận hay phòng ban, nơi có tài sản cố định cần thanh lý. Lưu ý là trong đơn đề nghị cần phải ghi rõ ràng danh mục tài sản cố định cần thanh lý.
Bước 2 Quyết định thanh lý tài sản cố định
Đại diện doanh nghiệp là cá nhân sẽ là người ra quyết định thanh lý tài sản cố định.
Bước 3 Thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định
Hội đồng thanh lý tài sản cố định được thành lập có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng thủ tục và trình tự được quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập biên bản thanh lý tài sản cố định. Theo đó, hội đồng thanh lý tài sản gồm :
-
Thủ trưởng đơn vị: Là chủ tịch hội đồng.
-
Kế toán trưởng: Là người kế toán tài sản.
-
Trưởng hoặc phó bộ phận cơ sở vật chất: Là cán bộ phụ trách tài sản.
-
Đại diện đơn vị đứng ra trực tiếp quản lý tài sản cần thanh lý.
-
Cán bộ có kiến thức và hiểu biết về đặc điểm kỹ thuật cũng như tính năng của tài sản cần thanh lý.
-
Có thể có đại diện đoàn thể: Công đoàn, thanh tra nhân dân.
Bước 4 Thanh lý tài sản cố định
Hội đồng thanh lý tài sản cố định trình lên cá nhân đứng đầu doanh nghiệp về hình thức xử lý tài sản cố định là hủy tài sản hoặc bán tài sản tùy theo đặc điểm và điều kiện của tài sản cố định.
Bước 5 Lập biên bản thanh lý tài sản cố định
Sau khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ lập biên bản thanh lý tài sản cố định.
Theo quy định, đối với các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng có giá trị lớn do nhà nước dùng nguồn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng và giao quyền quản lý, khai thác, sử dụng cho các tổ chức kinh tế thì khi thanh lý phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đồng ý bằng văn bản, đồng thời được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là quy trình thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp mà bạn nên biết. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hình dung rõ hơn về tài sản cố định và quy trình thanh lý tài sản cố định. Hãy ghé truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để xem thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH