9 chấn thương thường gặp ở trẻ và cách xử lý chúng

Những chấn thương thường gặp ở trẻ nếu không được xử lý nhanh chóng và đúng cách có khả năng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe.

Trong sinh hoạt hàng ngày trẻ rất dễ gặp phải một số chấn thương như trầy tay, bong gân, dằm đâm vào da,.. Đây tuy là những chấn thương không quá nghiêm trọng, song rất cần được xử lý kịp thời để giúp đảm bảo sức khỏe về lâu dài của trẻ nhỏ.

Trẻ bị dằm đâm

Trẻ bị dằm đâmTrẻ bị dằm đâm

Với bản tính hiếu động, thích khám phá, trẻ nhỏ thường hay sờ và chạm vào mọi thứ xung quanh chúng nhìn thấy. Và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mắc dằm vào da ở trẻ.

Để xử lý những mảnh dằm nhỏ ghim vào da trước tiên bố mẹ cần chuẩn bị kim nhỏ, cồn và nhíp. Dùng cồn khử trùng kim rồi khảy nhẹ vào vị trí trẻ bị dằm đâm, sau đó dùng nhíp gắp mảnh dằm ra. Sử dụng băng dính cũng là một cách hiệu quả cho việc lấy dằm. Sau khi lấy được dằm khỏi tay bé cần bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh để tránh gây nhiễm trùng.

Bị cắt, xước hoặc bầm tím da

Bị cắt, xước hoặc bầm tím daBị cắt, xước hoặc bầm tím da

Trẻ nhỏ thường gặp nhiều chấn thương nhỏ như vết xước, vết cắt hoặc bầm tím ở tay, chân do thích chơi đùa, chạy nhảy với cơ thể vẫn chưa thực sự quá vững vàng trong việc di chuyển.

Khi trẻ gặp phải vết cắt, vết xước gây chảy máu bố mẹ cần làm sạch miệng vết thương bằng nước sạch rồi bôi thuốc mỡ và dán băng cá nhân. Tuy nhiên, nếu vết thương to và sâu nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được băng bó kịp thời.

Bố mẹ có thể làm dịu vết bầm tím trên da bằng cách chườm lạnh hoặc xoa dầu. Tình trạng vết bầm không biến mất ngược lại gây đau đớn và sưng tấy nặng hơn thì nhất định phải đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Trật khớp, bong gân

Trật khớp, bong gânTrật khớp, bong gân

Đa phần trẻ nhỏ đều yêu thích các bộ môn thể thao, đặc biệt là các bé trai, bé gái năng động, cá tính. Việc tham gia thể thao giúp rèn luyện sức khỏe song cũng tồn tại một vài nguy cơ gây chấn thương ở trẻ, nhất là gây ra tình trạng trật khớp, bong gân.

Bước đầu tiên khi trẻ gặp phải tình trạng trật khớp, bong gân chính là chườm lạnh, tiếp đến nhanh chóng quấn băng cố định rồi nâng cao nơi bị thương để giúp giảm đau. Bố mẹ có thể tham khảo các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen. Nếu vị trí vết thương không giảm đau và trẻ không thể cử động hay di chuyển thì cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Các vấn đề liên quan đến lưng và vai

Các vấn đề liên quan đến lưng và vaiCác vấn đề liên quan đến lưng và vai

Các chuyên gia thuộc Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên cho trẻ sử dụng các loại túi đeo hai dây, ba lô và trọng lượng trẻ đeo trên vai không vượt quá 10 – 20% trọng lượng cơ thể, nhằm tránh tình trạng đau vùng vai lưng và cổ cũng như nhiều vấn đề về sai lệch tư thế ở trẻ.

Gãy răng

Gãy răngGãy răng

Một vài tình huống té ngã mạnh ở trẻ thường gây ra gãy, sứt mẻ răng và tỷ lệ gặp phải chấn thương về răng này ở trẻ em lên đến gần 50%.

Nếu trẻ bị gãy, sứt mẻ hoặc răng lung lay, nhạy cảm một cách bất chợt thì cần được nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ. Trong tình huống trẻ bị gãy răng sữa bố mẹ không cần đặt răng trở lại nướu, tuy nhiên nếu trẻ gãy răng vĩnh viễn thì cần rửa sạch răng rồi giữ nguyên chúng ở nướu và tìm gặp bác sĩ nhanh nhất có thể nhé!

Chấn thương ở đầu

Chấn thương ở đầuChấn thương ở đầu

Trong các hoạt động thường ngày và nhất là tham gia thể thao là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương đầu ở trẻ. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có từ 1 – 2 triệu trẻ em gặp phải các chấn thương đầu khi tham gia những hoạt động liên quan đến thể thao, giải trí. Một số ít tình trạng chấn thương đầu còn xuất phát từ nguyên nhân trẻ bị đánh vào đầu.

Các triệu chứng nhẹ khi bị chấn thương đầu thường là đau nhức ở vị trí tổn thương, sưng hoặc ửng đỏ và sẽ hết trong vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bất tỉnh, choáng váng, đau đầu dữ dội và xuất hiện tình trạng giảm thị lực, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện.

Gãy xương

Gãy xươngGãy xương

Trẻ thường bị gãy xương do va chạm mạnh, té ngã. Khi bị gãy xương, vị trí xương gãy sẽ nhanh chóng xuất hiện tình trạng sưng to, đau nhức, biến dạng và mất khả năng cử động hoặc di chuyển. Bố mẹ nên giữ trẻ ở yên một tư thế, tránh động chạm đến vị trí xương gãy và nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa trẻ đi bệnh viện và điều trị kịp thời.

Tình trạng khuỷu tay cô giữ trẻ (Nursemaid’s Elbow)

Tình trạng khuỷu tay cô giữ trẻTình trạng khuỷu tay cô giữ trẻ

Khuỷu tay cô giữ trẻ hay bán trật chỏm xương quay là tình trạng lệch khuỷu tay thường thấy ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi cánh tay của trẻ bị kéo hoặc vung lên quá đà, khi này trẻ nhỏ sẽ giữ yên và không cử động tay của mình.

Nếu nghi ngờ trẻ gặp phải tình trạng khuỷu tay cô giữ trẻ hay còn gọi là trật chỏm xương vai bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được nắn khuỷu tay lại vị trí ban đầu.

Bệnh Sever

Bệnh SeverBệnh Sever

Bệnh Sever là một dạng chấn thương gót chân khá phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi trẻ bị viêm vô khuẩn xương sụn gót chân. Bệnh được phát hiện phổ biến ở trẻ từ 9 – 13 tuổi và có đặc điểm chung là tham gia những môn thể thao yêu cầu chạy nhiều như bóng đá, bóng rổ, thể dục dụng cụ,.. Ở độ tuổi này, các mảng tăng trưởng ở gót chân dễ bị viêm và gây đau đớn cho trẻ.

Bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi một thời gian, chườm lạnh và để chân được giữ yên khi trẻ gặp phải tình trạng này. Khi trẻ trưởng thành (thường từ 13 tuổi trở lên) những mảng tăng trưởng cũng sẽ theo đó trưởng thành và tình trạng này sẽ dần biến mất, vậy nên bạn không cần quá lo ngại đâu nhé!

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những chấn thương thường gặp ở trẻ cùng cách xử lý chúng. Đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để thường xuyên cập nhật thông tin hữu ích cho cuộc sống nhé!

Nguồn bài viết: Chuyên trang sức khỏe Vinmec

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *