Nhiều người rất hay nhầm lẫn củ sắn và củ sắn dây, có phải hai loại này là một. Hôm nay, hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nhé.
Trên thực tế thì củ sắn và củ sắn dây là hai loại hoàn toàn khác nhau. Đối với củ sắn là loại củ có thân phình to tròn, còn củ sắn dây thì có dạng hình thon dài. Tuy nhiên, vì cái tên gần như giống nhau nên rất nhiều người nhầm lẫn giữa chúng.
Củ sắn và củ sắn dây có phải là một không?
Củ sắn và củ sắn dây là hai loại hoàn toàn khác nhau mặc dù tên của chúng có đôi phần hơi tương đồng. Củ sắn có thân tròn và có nhiều nước, trong khi củ sắn dây có thân dài và nhiều tinh bột hơn. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và công dụng hết sức tốt cho sức khoẻ, trị một số bệnh và thanh nhiệt.
Củ sắn là gì?
Củ sắn còn được gọi là củ đậu, thuộc một loài dây leo thân thảo sống lâu năm, phần củ là những đoạn rễ phình to ra mà thành. Chúng có thể dài đến 2m và nặng đến 20kg. Vỏ củ bên ngoài có màu vàng và mỏng, bên trong là phần ruột có màu trắng, mọng nước.
Lợi ích của củ sắn
Củ sắn có vị ngọt và thường được ăn sống hoặc chấm muối,…Bên cạnh đó, củ sắn có nhiều công dụng ngoài việc trở thành các món xào, nguyên liệu cho một số món ăn thì theo Đông Y củ sắn còn có nhiều công dụng khác như trị nám, giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, củ sắn có chứa nhiều phốt pho và kali, rất tốt cho xương và răng của cơ thể. Chất xơ trong củ sắn còn giúp trị táo bón hiệu quả, vì thế chúng rất tốt cho hệ dạ dày.
>>Xem thêm: Cách trị táo bón cho trẻ với mè đen, mẹ nên biết!
Củ sắn dây là gì?
Sắn dây là một loài dây leo thuộc họ Đậu, được trồng nhiều ở Việt Nam để làm thức ăn và làm thuốc. Củ sắn dây được đào lên, bỏ lớp cát ngoài. Lớp vỏ có màu nâu, phần thịt bên trong có màu trắng và có vị ngọt. Thường thì củ sắn dây được thu hoạch vào mùa đông, xuân, lúc này củ sắn dây có nhiều thịt và ngon nhất năm.
Lợi ích của củ sắn dây
Hầu hết các bộ phận của sắn dây đều được làm thuốc chữa bệnh nhưng theo Đông Y cho rằng bộ phận tốt nhất là củ sắn dây. Củ sắn dây cắt lát, phơi khô dùng để điều trị các bệnh như đau đầu, nôn mửa, trị tàn nhang, trị say nắng, nắng nóng, giải nhiệt. Sắn dây có vị ngọt, tính mát nên có công dụng nữa như trị chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ và ù tai.
Các bài thuốc từ sắn dây
Trị cảm, nôn, đau đầu ở trẻ bằng sắn dây
Chuẩn bị: 30g sắn dây, 50g gạo tẻ, gừng, mật ong
Cách làm: Giã nát sắn dây ra, cho thêm 2 chén nước, nấu sôi đến đến khi còn 1 chén, bỏ bã. Lần lượt thêm vào nồi gạo tẻ, gừng và mật ong, nấu thành cháo. Sử dụng trong 3 đến 5 ngày.
>>Xem thêm: Thực hư chuyện dùng bột sắn dây để trị viêm tai giữa cho trẻ
Giải rượu bằng bột sắn dây
Chuẩn bị: 30g 30g sắn dây, 4g hoàng liên, 30g hoạt thạch, 15g cam thảo
Cách làm: Tán các nguyên liệu trên thành bột, thêm nước, vo viên. Mỗi lần bạn dùng 3g và cũng có thể trực tiếp pha các bột trên với nước để uống.
Giải khát bằng bột sắn dây
Chuẩn bị: 30g sắn dây (củ sắn dây bạn thái ra, tán vụn, phơi khô, bảo quản trong lọ kín), đường
Cách làm: Cho sắn dây vào túi vải, cho vào nước nóng để hãm 20 phút. Bạn uống như nước trà hoặc cũng có thể hòa bột sắn dây với nước chín, nguội và thêm đường để uống.
>>Xem thêm: Nên uống bột sắn dây thời điểm nào thì tốt?
Điều hòa cơ thể, tăng vòng 1 bằng bột sắn dây
Chuẩn bị: Bột sắn dây, đường
Cách làm: Pha bột sắn dây với nước ấm và thêm đường để uống. Vào những ngày vừa sau kinh nguyệt, bạn uống 2 lần/ngày vào sáng và tối còn những ngày khác, uống 1 lần/ngày.
Làm mờ tàn nhang bằng sắn dây
Chuẩn bị: Nửa chén nước ép cà chua, 1 muỗng sắn dây.
Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào tô, trộn đều. Sau bước tẩy tế bào chết, xoa hỗn hợp trên lên da, mát-xa nhẹ. Khi hỗn hợp khô thì rửa sạch với nước ấm.
Chữa say nắng, say nóng bằng sắn dây tươi
Chuẩn bị: 40g sắn dây tươi, muối
Cách làm: Rửa sạch sắn dây, cắt ra, giã nhừ, lấy nước. Thêm vào nước sắn dây một ít muối, khuấy tan cho người say nắng, say nóng uống.
>>Xem thêm: Cách chống say nắng không phải ai cũng biết
Trị mụn bằng bột sắn dây
Chuẩn bị: bột sắn dây, bột đậu xanh, đường
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu trên với nước ấm, ngày uống 2 ly. Nếu không quen mùi sắn dây sống thì bạn nấu chín bột sắn dây với đường, kết hợp uống nước củ sắn dây tươi nấu với đậu xanh.
>>Xem thêm: Công dụng của bột sắn dây đối với da
Tham khảo: Tìm hiểu về củ sắn, tác dụng và cách chế biến
Củ sắn và củ sắn dây đem lại nhiều lợi ích cho con người. Các bà nội trợ tham khảo để có thể phân biệt được chúng, ngoài ra hiểu và biết được công dụng cũng là một phần để chăm sóc tốt cho cả gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH