Bạn đang xem bài viết: Đến tháng nên ăn gì để ngày kinh nguyệt dễ chịu và thoải mái? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Kỳ kinh nguyệt thường mang đến sự khó chịu, đau mỏi và chán ăn. Để khắc phục điều đó, chị em nên có chế độ ăn uống như bổ sung sữa chua, sinh tố,… để giảm các triệu chứng đó. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu đến tháng nên ăn gì để hỗ trợ tốt cho ngày đèn đỏ qua bài viết dưới đây nhé!
1Vì sao cần chú trọng chế độ dinh dưỡng trong kỳ kinh nguyệt?
Trong những ngày hành kinh, chị em thường bị khó chịu, đau bụng kinh, đau mỏi lưng. Ngoài ra, nhiều người mắc các triệu chứng như chướng bụng, không muốn ăn uống nhiều và trở nên kén ăn hơn.
Việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp, giàu dinh dưỡng giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt do mất đi một lượng máu. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều rau, củ, quả có tác dụng chống viêm tốt. Theo đó, chị em nên bổ sung thêm các chất như:
- Chất sắt: Hạn chế tình trạng mệt mỏi của cơ thể nhờ kích thích sinh sản các tế bào máu mới.
- Vitamin: Hỗ trợ ổn định tâm trạng, giảm đầy hơi; vitamin C bổ sung năng lượng, vitamin E giảm đau bụng kinh,…
- Omega 3: Giúp cơ thể bớt mệt mỏi, khó chịu, hỗ trợ điều trị các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt
- Canxi: Giúp làm giãn cơ, phòng chuột rút, hỗ trợ giảm các cơn đau bụng kinh.
- Magie và kali: Giảm tình trạng phù nề, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong kỳ kinh nguyệt
2Con gái đến tháng nên ăn gì?
2.1 Trái cây và rau củ
Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt thường có cảm giác thèm đồ ngọt. Các loại trái cây ngọt và nhiều nước như lê, dưa hấu, táo,… giúp cải thiện cảm giác đó, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng và vi chất thiết yếu. Ngoài ra, ăn trái cây ngọt cũng cung cấp đủ đường cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt,… bổ sung sắt, magie rất tốt cho sức khỏe.
Trái cây ngọt cung cấp đường và dinh dưỡng đầy đủ
2.2 Gừng
Gừng giúp chống viêm, giúp làm dịu các cơn đau nhức, buồn nôn và nôn ói trong những ngày đèn đỏ. Mặc dù cải thiện tốt các triệu chứng kinh nguyệt nhưng chị em không nên sử dụng quá nhiều. Vì nếu dùng gừng quá 4g/ngày sẽ gây ợ nóng, đau bụng.
Gừng giúp giảm đau, giảm buồn nôn và nôn ói trong ngày đèn đỏ
2.3 Nghệ
Thành phần hoạt chất chính của nghệ là curcumin giúp chống viêm rất tốt. Những người thường xuyên sử dụng nghệ tươi, tinh bột nghệ trong chế độ ăn uống ít gặp các triệu chứng đau bụng, đau lưng, mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.
Tinh bột nghệ vàng Xuân Nguyên hũ 75g
2.4 Thịt gà
Thịt gà rất giàu sắt, protein giúp cải thiện sức khỏe tổng quát. Đồng thời, chị em hay thèm ăn trong chu kỳ kinh nguyệt nên ăn thịt gà để no lâu, giảm cảm giác muốn ăn nhiều của mình.
Thịt gà giúp no lâu và bổ sung nhiều sắt, protein
2.5 Cá
Ngoài sắt và protein giúp kiểm soát tình trạng giảm nồng độ sắt trong cơ thể, cá rất giàu omega 3. Axit béo này giúp giảm các cơn đau, giảm chứng trầm cảm, thay đổi tâm trạng thất thường xung quanh ngày đèn đỏ.
Ăn cá giúp giảm chứng thay đổi tâm trạng thất thường
2.6 Socola
100 g socola chứa tới 67% nhu cầu sắt và 58% nhu cầu magie hàng ngày của cơ thể. Trong đó, magie hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt.
Kẹo socola M&M’s hương sữa gói 100g
2.7 Dầu hạt lanh
Trong 15ml dầu hạt lanh chứa 7,195 mg omega 3, hỗ trợ làm giảm căng thẳng, trầm cảm trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, dầu hạt lanh làm dịu tình trạng táo bón, triệu chứng này tương đối phổ biến ở nhiều chị em trong ngày đèn đỏ.
Dầu hạt lanh có thể làm giảm tình trạng táo bón
2.8 Các loại đậu
Các loại đậu là thực phẩm giàu protein, có thể thay thế cho thịt và cá trong chế độ ăn chạy của nhiều người. Hơn nữa, đậu cũng giàu chất sắt giúp bổ sung tốt khoáng chất này cho chị em trong kỳ kinh nguyệt khi bị mất một lượng máu nhất định.
Các loại đậu bổ sung protein lành mạnh cho cơ thể
2.9 Sữa chua
Nhiều chị em có xu hướng bị nhiễm trùng nấm men trong hoặc sau ngày đèn đỏ. Sữa chua là thực phẩm bổ sung vi khuẩn có lợi trong âm đạo, chống tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa chua giàu magie và các dưỡng chất khác như canxi. Chị em nên sử dụng sữa chua thường xuyên, nhất là trong kỳ kinh nguyệt.
Lốc 4 hộp sữa chua có đường TH true YOGURT 100g
2.10 Vitamin và khoáng chất
Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt và trong thời kỳ kinh, cơ thể rất cần các vitamin và khoáng chất. Không chỉ giúp làm giảm cơn đau do co thắt tử cung mà còn giúp quá trình hành kinh suôn sẻ hơn. Ngoài ra, cần bổ sung đều đặn để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin khi đến kỳ.
Duy trì vitamin trong thời gian dài để tránh thiếu hụt
3Đến tháng nên uống gì?
Ngoài những thực phẩm bổ sinh dinh dưỡng, chị em có thể dùng một số loại đồ uống sau để làm dịu cơn đau bụng kinh:
- Trà bạc hà: Trà bạc hà có thể làm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy mỗi kỳ kinh nguyệt giảm bớt.
- Trà hoa cúc La Mã: Nhờ đặc tính chống viêm, trà hoa cúc La Mã giúp giảm đau và cải thiện tác động đến hệ thần kinh. Chị em hãy dùng 2 – 3 tách trà nóng vừa giữ ấm người, vừa giảm đau hiệu quả.
- Nước ép và các loại sinh tố: Hoa quả và rau xanh là những thực phẩm dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể những ngày này. Uống nước ép, sinh tố dễ hấp thụ và tăng dưỡng chất tốt hơn là ăn chúng.
- Uống nhiều nước lọc, nước ấm: Uống đủ 2 lít/ngày mang lại hiệu quả giảm nguy cơ bị chuột rút, đau đầu,… trong thời kỳ đèn đỏ.
Uống đủ nước và bổ sung sinh tố giúp giảm nguy cơ đau nhức, chuột rút
4Những thực phẩm cần tránh khi đến kỳ kinh nguyệt
Mọi loại thực phẩm có thể sử dụng ở mức độ vừa đủ nhưng cũng có những gia vị, thực phẩm sau nên tránh vì chúng khiến các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt trầm trọng hơn:
- Muối: Muối có tính giữ nước, việc tiêu thụ nhiều muối khiến chị em bị đầy hơi. Vì thế, cần giảm lượng muối và tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn có nhiều thành phần natri.
- Đường: Trong những ngày “rụng dâu”, chị em cảm thấy tâm trạng thất thường, lo lắng, chán nản thì cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể. Do ăn quá nhiều đường sẽ khiến tâm trạng xấu đi.
- Cà phê: Thành phần caffein gây giữ nước, đau đầu, đầy hơi và một số vấn đề tiêu hóa khác. Tuy nhiên, chị em cũng không nên cắt bỏ hoàn toàn cà phê vì có thể gây đau đầu.
- Rượu: Rượu khiến cơ thể mất nước, làm gia tăng triệu chứng đau đầu, đầy hơi hoặc tiêu chảy, buồn nôn. Vì thế, cần tránh uống rượu trong kỳ kinh nguyệt.
Nên hạn chế đường, muối, cà phê và rượu trong ngày đèn đỏ
- Thức ăn cay: Tránh dùng thức ăn cay vì dễ khiến dạ dày bị khó chịu, thậm chí gây tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày.
- Thịt đỏ: Prostaglandin là chất cơ thể phụ nữ tự sản xuất giúp tử cung co lại, hỗ trợ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, thịt đỏ chứa rất nhiều chất này, việc ăn nhiều thịt đỏ khiến lượng prostaglandin tăng cao, gây chuột rút.
- Thực phẩm không dung nạp tốt: Việc sử dụng những thực phẩm không dung nạp tốt sẽ gây tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
Thịt đỏ có thể gây ra triệu chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
5Lưu ý khi đến kỳ kinh nguyệt
Để giảm bớt các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, chị em nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như:
- Nên dùng thực phẩm khi còn ấm, ăn quá nhiều đồ ăn lạnh có thể gây lạnh bụng, buồn nôn.
- Ăn chín uống sôi giúp phòng tránh bị đầy bụng, tiêu chảy.
- Nên ăn vừa phải, ăn quá no trong kỳ kinh nguyệt dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
- Nên vận động nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh làm các cơn đau nặng hơn.
Vận động nhẹ nhàng và ăn uống lành mạnh trong kỳ kinh nguyệt
6Giải đáp thắc mắc xoay quanh ngày đèn đỏ nên ăn gì?
6.1 Có nên uống sữa chua trong kỳ kinh nguyệt?
Chị em có thể ăn sữa chua bình thường nhưng cần tránh ăn sữa chua quá lạnh. Do nhiệt độ quá lạnh làm ảnh hưởng dưỡng chất trong sữa chua cũng như làm lạnh bụng. Trong những ngày này, bổ sung sữa chua giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt và không làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Bổ sung sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa
6.2 Nên ăn gì để ngày đèn đỏ tăng vòng 1?
Ngày đầu tiên đến ngày thứ 3 của kỳ kinh nguyệt là thời gian lý tưởng để sử dụng những thực phẩm có hiệu quả tăng vòng một như cà rốt, khoai tây, đậu nành, quả khô,… Ngoài ra, canxi trong thực phẩm cũng giúp hỗ trợ vòng 1 do có thể kích thích việc bài tiết các hooc-môn trong cơ thể.
Bổ sung các thực phẩm như khoai tây, cà rốt,… tốt cho ngày kinh nguyệt
- Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo? Ăn sữa chua nếp cẩm có béo không?
- Sữa chua nha đam có tác dụng gì đối với sức khỏe và làm đẹp? Mẹ bầu và bé có ăn được không?
- Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua không? Có tốt không? Lưu ý khi dùng
Chế độ ăn uống trong kỳ kinh nguyệt rất quan trọng, chị em hãy ăn uống những thực phẩm lành mạnh và vận động nhẹ nhàng để ngày này dễ chịu hơn. Nhanh tay truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được tư vấn và đặt mua nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đến tháng nên ăn gì để ngày kinh nguyệt dễ chịu và thoải mái? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.