Bà bầu ăn sầu riêng được không? Ăn thế nào cho đúng cách

Bạn đang xem bài viết: Bà bầu ăn sầu riêng được không? Ăn thế nào cho đúng cách tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bà bầu ăn sầu riêng được không là câu hỏi mà nhiều phụ nữ đang mang thai quan tâm. Bởi vì đây là một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích nhưng có tính nóng và độ ngọt cao nên nhiều mẹ bầu khá băn khoăn. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết nhé.

1Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Bầu ăn sầu riêng

Bà bầu ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây có hương vị rất đặc trưng. Loại trái cây này có giá trị dinh dưỡng cao hơn khi so với các loại trái cây vùng nhiệt đới khác. Về mặt dinh dưỡng, cứ 100g sầu riêng sẽ cung cấp cho cơ thể các chất như:

  • Vitamin A: 20 – 30 IU
  • Protein: 2,5g – 2,8g
  • Canxi: 7,6g – 9g
  • Sắt: 0,73mg – 1mg
  • Phốt pho: 37,8mg – 44mg
  • Acid ascorbic: 23,9mg – 25mg
  • Kali: 436mg
  • Thiamin: 0,2mg
  • Carbohydrate toàn phần: 30,4g – 34,1g
  • Chất xơ: 3,8g
  • Riboflavin: 0,2mg

Ngoài những giá trị dinh dưỡng trên, sầu riêng còn có thể ngăn ngừa và điều trị các chứng bệnh hiệu quả như:

  • Ngăn ngừa trầm cảm: sầu riêng chứa hàm lượng vitamin B6 rất cao, giúp kích thích cơ thể sản xuất nhiều serotonin tự nhiên có thể ngăn ngừa trầm cảm.
  • Tăng cường sức khỏe của răng và xương: Hàm lượng canxi, kali và vitamin B trong sầu riêng vô cùng phong phú, khiến sầu riêng trở thành một loại “siêu thực phẩm” giúp tăng cường sự dẻo dai và độ chắc khoẻ của răng và xương
  • Ngăn ngừa lão hoá: sầu riêng cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, giúp cơ thể sản sinh collagen, góp phần trẻ hoá và nhanh hồi phục những tổn thương trên da.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: trong sầu riêng có một lượng lớn chất xơ giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hoá và ngăn tình trạng táo bón. Song song đó, chất thiamin và niacin có trong sầu riêng giúp cảm thấy ngon miệng và kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
  • Giúp ổn định lượng đường trong máu: các thành phần dinh dưỡng như folate, sắt, đồng và axit folic trong sầu riêng giúp hỗ trợ và điều trị hiệu quả các căn bệnh về máu, giúp quản lý tốt mức đường huyết.
  • Giảm thiểu tình trạng cao huyết áp và bảo vệ tim mạch: sầu riêng chứa nhiều kali, giúp điều hoà lượng natri trong cơ thể, nhờ đó tình trạng cao huyết áp sẽ được ổn định, giúp cho trái tim khỏe mạnh.
  • Cải thiện triệu chứng đau nửa đầu: Sầu riêng chứa riboflavin là 1 loại vitamin thuộc nhóm B, có tác dụng giống như một loại thuốc giảm triệu chứng đau nửa đầu hiệu quả.
  • Hỗ trợ sức khoẻ sinh lý cho nam giới: ngoài những tác dụng nổi bật kể trên, sầu riêng còn được dùng như một vị thuốc giúp tăng cường sinh lực và cải thiện các chức năng sinh lý.

2Lợi ích của sầu riêng với sức khỏe bà bầu

Lợi ích của sầu riêng cho bà bầu

Lợi ích của sầu riêng cho bà bầu

Bà bầu ăn sầu riêng được không? Sầu riêng có tác dụng gì với bà bầu? Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu những lợi ích của sầu riêng với sức khỏe bà bầu dưới đây:

Sầu riêng giàu chất xơ – chống táo bón cho mẹ bầu

Trong giai đoạn thai kỳ, sự gia tăng hoocmon progesterone có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột và gây táo bón cho mẹ bầu. Trong sầu riêng chứa chất xơ giúp nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và chống táo bón hiệu quả.

Sầu riêng cung cấp folate cho bà bầu

Folate là chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Chất này đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành ống dây thần kinh, tế bào máu. Mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng folate cho cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Do đó, trong 100g sầu riêng chứa 36 mcg folate, đáp ứng phần nào nhu cầu cần thiết của mẹ bầu mỗi ngày.

Sầu riêng chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2 và B6)

Bà bầu ăn sầu riêng được không? Sầu riêng là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin nhóm B. Những loại vitamin này có thể làm giảm chứng đau nửa đầu, mệt mỏi, căng thẳng, hỗ trợ hoạt động của trí não… Đặc biệt, vitamin B6 trong sầu riêng có khả năng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén ở 3 tháng đầu rất hiệu quả.

Chất chống oxy hóa trong sầu riêng

Như đã đề cập, vitamin C có trong sầu riêng khá cao, nhờ đó giúp bảo vệ da, hạn chế tình trạng da bị sạm, thâm, nám trong 3 tháng đầu mang thai.

Ngoài ra thành phần có trong sầu riêng còn có khả năng chống lại các gốc tự do, nhờ đó giúp bảo vệ bà bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh như: viêm tuyến vú, viêm cổ tử cung…

Sầu riêng cung cấp mangan, magie và sắt

Bà bầu ăn sầu riêng được không? Sầu riêng là một nguồn cung cấp những khoáng chất như mangan, magie và sắt dồi dào. Những khoáng chất này cần thiết cho sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu.

Sầu riêng không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol

Sầu riêng không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa, cho nên rất tốt cho sức khỏe của tim mạch mẹ bầu.

Kali trong sầu riêng có lợi cho bà bầu

Kali là thành phần quan trọng giúp cấu tạo cơ bắp và tim thai. Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt kali sẽ có nguy cơ cao khiến thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh. Ngoài ra, thiếu kali kéo dài còn có thể khiến sảy thai.

Sầu riêng giúp cung cấp canxi cho bà bầu

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ nên ăn sầu riêng bởi trong 100g sầu riêng chứa 20mg canxi, mặc dù lượng canxi không đáp ứng đủ nhu cầu mỗi ngày của mẹ bầu (800mg/ngày). Canxi là khoáng chất quan trọng giúp phát triển răng và xương của thai nhi. Mẹ bầu nếu thiếu canxi có thể khiến con bị còi xương bẩm sinh.

Tăng cường sức đề kháng cho mẹ và thai nhi: sầu riêng giúp mẹ bầu tăng cường khả năng hấp thu vitamin C vào cơ thể. Vitamin C rất quan trọng đối với sức đề kháng của mẹ, hỗ trợ thai nhi hấp thụ được nhiều sắt và canxi hơn.

Như vậy, mẹ bầu 3 tháng có thể bổ sung sầu riêng vào thực đơn dinh dưỡng của mình để hỗ trợ cho sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.

3Bà bầu ăn sầu riêng được không?

Bà bầu ăn sầu riêng được không

Bà bầu ăn sầu riêng tốt cho sức khỏe

Nhiều người cho rằng không được ăn sầu riêng khi mang thai, bởi loại trái cây này tính nóng, gây đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa và thậm chí có hại cho thai nhi. Do đó, rất nhiều người băn khoăn bà bầu ăn sầu riêng được không? Tuy nhiên, như đã chia sẻ về những lợi ích của sầu riêng dành cho bà bầu thì thực tế cũng cho thấy chưa có bằng chứng khoa học khuyên mẹ bầu nên kiêng sầu riêng.

Tiêu thụ một lượng sầu riêng vừa phải còn có nhiều tác dụng tốt với bà bầu.

Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho mẹ bầu – ăn để mẹ khỏe, con mau lớn

4Lưu ý an toàn cho bà bầu khi ăn sầu riêng

Bà bầu ăn sầu riêng được không

Bà bầu phải luộc chín hạt sầu riêng trước khi ăn

Sầu riêng chứa hàm lượng đường và carbohydrate khá cao, trong 2 múi sầu riêng sẽ cung cấp khoảng 60 calo. Do đó, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều sầu riêng vì có thể làm tăng mức glucose trong máu, khiến cân nặng của thai nhi tăng một cách quá nhanh.

Bà bầu ăn sầu riêng được không? Dưới đây là một số lưu ý khi bà bầu ăn sầu riêng:

  • Mẹ bầu tránh ăn sầu riêng trong những trường hợp sau: bị thừa cân, mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, có tiền sử gia đình bị tiểu đường, đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trước đó.
  • Chỉ nên ăn sầu riêng khoảng 100g – 150g/ngày, không ăn liên tục nhiều ngày.
  • Mẹ bầu ở 3 tháng đầu có thể ăn phần thịt và cả hạt sầu riêng. Tuy nhiên, hạt sầu riêng cần phải được luộc chín trước khi ăn. Nguyên do là vì hạt sầu riêng sống có chứa cyclopropane – chất gây bệnh ung thư, khi phần hạt nấu chín, chất độc này sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
  • Mẹ bầu hạn chế ăn sầu riêng trong 3 tháng cuối nhằm tránh tình trạng táo bón. Ở giai đoạn này, tử cung to lên làm áp lực lên phần ruột dưới, đại tràng sẽ hấp thụ nhiều nước hơn. Sầu riêng chứa nhiều hợp chất cellulose có tính hút nước sẽ dẫn đến tình trạng táo bón nghiêm trọng.
  • Sầu riêng có tính nóng, do đó mẹ bầu cần tránh kết hợp cùng với những loại trái cây có tính nóng khác như: nhãn, vải, xoài… Ngược lại mẹ bầu có thể kết hợp sầu riêng với một vài loại quả mát như: dưa, bưởi, cam… nhằm giúp trung hòa và giảm bớt tính nóng của sầu riêng.

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để biết liệu bà bầu ăn sầu riêng được không và những lưu ý khi ăn cho phù hợp.

5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin để trả lời cho câu hỏi: bà bầu ăn sầu riêng được không? Mẹ bầu đã có thể yên tâm thêm loại trái cây với hương vị đặc biệt này vào thực đơn ăn uống của mình. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm sữa cho bà bầu đến từ các thương hiệu uy tín như: sữa bầu Similac, sữa bầu Enfa, sữa bầu Wakodo,…

Ngọc Hà tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Anh Thư

Xem thêm:

  • Những kiêng cữ dành cho bà bầu theo kinh nghiệm dân gian
  • Gợi ý món ăn vặt cho bà bầu
  • Nước dừa có thật sự tốt cho bà bầu không?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bà bầu ăn sầu riêng được không? Ăn thế nào cho đúng cách của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *