Bạn đang xem bài viết: Vì sao bé uống sữa bị nôn trớ? Những dấu hiệu mẹ cần lưu ý tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Tình trạng bé uống sữa bị nôn trớ rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ, vì trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và yếu ớt. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xem ngay bài viết để giúp mẹ hiểu thêm nguyên nhân và cách trị nôn trớ kịp thời cho bé nhé!
1 Nguyên nhân bé bị nôn khi uống sữa
Nôn trớ ở trẻ được chia thành nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý. Để có thể xử lý kịp thời hiện tượng nôn trớ khi xảy ra ở trẻ các mẹ cần biết chính xác nguyên nhân.
1.1 Nôn trớ sinh lý
Nôn trớ sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, do khi mới chào đời dạ dày bé vẫn còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín, thể tích dạ dày nhỏ. Bên cạnh nguyên nhân từ cơ thể bé thì nôn trớ sinh lý còn có thể do những tác động bên ngoài như:
- Bé bú quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ. Vì hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này chưa hoàn thiện nên hậu quả của việc cho con bú lượng lớn sữa trong một lần sẽ dễ khiến bé nôn trớ, thức ăn trào ngược từ dạ dày qua miệng khi bú xong.
- Để bé nằm ngay sau khi bú sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nôn trớ. Nên khi bú xong cần để trẻ ở tư thế cao đầu trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê hơi cao đầu, không đùa giỡn quá nhiều với bé.
- Tư thế ngủ sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở bé. Vì khi mẹ cho trẻ ngủ sai tư thế sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Nên các mẹ cần lưu ý khi con ngủ nâng đầu lên cao góc 30 độ, ở độ cao này sẽ giúp thức ăn trong dạ dày không trào ngược lên khi nằm.
- Để bé nuốt nhiều không khí khi bú bình hay do ngậm ti giả làm tăng khả năng trào ngược, nôn trớ. Vì việc trẻ ngậm ti giả sẽ dễ dàng đưa lượng không khí vào dạ dày, nên khi cho bú bình mẹ cần để bữa ngập hết bầu vú, tránh tình trạng bé bú sâu và bú lượng lớn không khí vào dạ dày.
- Pha sữa không đúng cách sẽ làm cho ảnh hưởng đến dạ dày trẻ, vì nếu nhiệt độ nước không đủ để làm chín sữa khiến sữa khó tiêu, dạ dày bé làm việc vất vả hơn và không kịp thích ứng làm cho con khó chịu, nôn trớ.
- Sữa mới không “hợp” với bé sẽ khiến cho hệ tiêu hóa khó chịu và gặp rắc rối. Đồng thời xuất hiện nôn trớ khi ăn, còn kèm thêm các tình trạng khác như đi ngoài nhiều hay khó đi ngoài, xuất hiện các biểu hiện dị ứng.
1.2 Nôn dấu bệnh lý
Trẻ bị nôn ói khi uống sữa bột, sữa bột pha sẵn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như: tắc ruột, tắc hẹp môn vị dạ dày, trào ngược dạ dày, lồng ruột,… Ngoài ra, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh trung ương. Nếu nôn ói kèm với triệu chứng sốt cao thì có nguy cơ trẻ đã bị nhiễm trùng.
Bố mẹ rất khó để phân biệt tình trạng nôn trớ bình thường hay bệnh lý ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Dấu hiệu nôn dấu bệnh lý trào ngược dạ dày
2 Cha mẹ cần làm gì khi bé bị nôn?
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị nôn, khi thấy bé nôn cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng. Sau đó các mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe:
- Cho bé uống bù dung dịch bổ sung điện giải. Vì khi con nôn sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước, các mẹ nên bổ sung thêm nước ấm và cho trẻ sử dụng bù Oresol. Đặc biệt với các bé đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì mẹ cho bú nhiều hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn, cho bé ăn thành nhiều bữa và vuốt lưng cho bé sau khi ăn và phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết. Nên tập cho trẻ thói quen tập trung ăn uống, thời gian ăn tối đa chỉ nên trong khoảng 30 phút trở lại. Bởi việc ăn lâu có thể dẫn đến cảm giác biếng ăn ở trẻ.
- Hạn chế cho bé chạy nhảy, đùa nghịch ít nhất 20 phút sau ăn. Điều này giúp giải quyết một trong những nguyên nhân chính gây nôn trớ ở trẻ. Vì khi mới ăn xong trẻ vận động sẽ nuốt một lượng hơi vào dạ dày dẫn đến trào ngược bao tử.
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều. Vì khi bé ngủ, dạ dày và ruột sẽ ít bị kích thích khiến bé ít nôn hơn. Giữ cho bé ngủ ngon, bé sẽ nhanh chóng khỏe lại.
- Nếu sau khoảng 1 ngày tình trạng của bé ổn định thì các mẹ có thể cho bé ăn theo chế độ bình thường trở lại. Vì mới nôn xong trẻ cần nạp thêm các chất dinh dưỡng, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu như chuối, sữa chua.
- Hạn chế thức ăn đặc vì sẽ khiến bé bị khó tiêu sau khi nôn. Mẹ chỉ nên cho bé thức ăn đặc sau 6 tiếng cách lần nôn cuối cùng của bé. Tránh cho bé các loại thực phẩm cay, béo.
- Tuyệt đối không được cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng này kéo dài, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
Những lưu ý ba mẹ cần làm khi bé bị nôn trớ
3 Những dấu hiệu bệnh lý cần đưa bé gặp bác sĩ sớm
Nếu tình trạng nôn ói kéo dài trong nhiều ngày hoặc trẻ xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Có dấu hiệu mất tri giác, sốt cao, đau đầu, đau bụng quằn quại. Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này mẹ cần đưa con đến ngay bác sĩ và kiểm tra tình trạng nhận thức của bé và thực hiện sơ cứu để giảm đi cơn nôn trớ.
- Nôn ra máu hoặc mật. Là tình trạng trào ngược dịch dạ dày có lẫn máu, hoặc chỉ máu trào ra. Nôn ra máu có thể là một vấn đề đáng lo ngại ở trẻ. Chúng có mức độ từ nghiêm trọng đến nặng và nhẹ nên khi thấy dấu hiệu cần đưa đến trung tâm y tế nhanh chóng.
- Trẻ lơ mơ hoặc ở trạng thái kích thích. Là tình trạng trẻ ngủ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, nhưng không được tỉnh táo.
- Co giật. Là một giai đoạn các triệu chứng do hoạt động thần kinh đồng bộ quá mức hoặc trong não, dẫn đến mất nhận thức thoáng qua. Hầu hết thời gian, các cơn này kéo dài dưới 2 phút và phải mất một thời gian để trở lại bình thường. Có thể xảy ra mất kiểm soát bàng quang.
- Liên tục nôn trên 24 tiếng. Đây là hiện tượng xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai khi trẻ bắt đầu nhiễm bệnh về đường ruột.
- Mất nước do nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thức ăn. Đây là hiện tượng khi bé ăn phải thức ăn không đảm bảo và có các thành phần gây dị ứng với con.
Những dấu hiệu bệnh lý cần đưa bé gặp bác sĩ sớm
- Trẻ sơ sinh uống sữa lạnh nguy hiểm như thế nào?
- Cách sử dụng khăn hạ sốt Dr Papie nhanh khi trẻ bị bệnh mẹ nên biết
- Uống canxi với sữa được không? Uống canxi nên kiêng gì?
Để bé không còn bị nôn trớ khi uống sữa và đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ, các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu xuất hiện ở con khi ăn. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với avakids.com qua tổng đài 1900.866.874 (7h20 – 22h00) để được giải đáp và hỗ trợ mua hàng nhé!
1. https://www.babycentre.co.uk/a536689/vomiting-in-babies-whats-normal-and-whats-not
2. https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-non-tro-o-tre-va-cach-xu-tri-169221123222813679.htm
3. http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/gioi-thieu-mot-so-cach-xu-ly-non-tro-cho-tre.html
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vì sao bé uống sữa bị nôn trớ? Những dấu hiệu mẹ cần lưu ý của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.