5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – 5 tuổi tại nhà an toàn, sạch nhất

5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – 5 tuổi tại nhà an toàn, sạch nhất

Bạn đang xem bài viết: 5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – 5 tuổi tại nhà an toàn, sạch nhất tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Để giúp các trẻ sơ sinh được ăn uống ngon hơn và tránh được các bệnh về răng miệng, việc rơ lưỡi cho trẻ rất quan trọng. Vậy cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh làm sao cho đúng và an toàn? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nhé!

1 Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Bạn nên rơ lưỡi cho trẻ vì trong miệng tích tụ rất nhiều vi khuẩn, vệ sinh lưỡi sạch sẽ giúp hạn chế được các bệnh nhiễm trùng, nấm lưỡi và các vấn đề nha khoa. Rơ lưỡi còn giúp làm sạch các cặn sữa, cặn thức ăn bám trên lưỡi tránh cho trẻ bị trắng lưỡi, tưa lưỡi gây nên tình trạng khó chịu, quấy khóc và lười bú.

Ngoài ra, việc rơ lưỡi cho trẻ sẽ bảo vệ răng miệng và giúp việc mọc răng của trẻ tốt hơn, cảm nhận được hương vị tốt, kích thích trẻ ăn ngon và nhiều hơn. Ngoài ra, bạn sẽ giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho tới lớn một cách dễ dàng.5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – 5 tuổi tại nhà an toàn, sạch nhất

Rơ lưỡi giúp lưỡi sạch, tránh tưa lưỡi, trắng lưỡi

2 Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là tốt nhất?

  • Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Trẻ bú sữa mẹ qua ti thì không cần phải rơ lưỡi cho trẻ hằng ngày. Vì khi bú sữa lưỡi của trẻ chạm sát vào ti của mẹ nên sẽ hạn chế việc đọng lại cặn sữa trên lưỡi. Có thể rơ lưỡi cho trẻ từ 2 – 3 ngày/lần.
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ kết hợp với sữa ngoài: Với sự kết hợp này thì các mẹ nên vệ sinh lưỡi cho trẻ mỗi ngày 1 lần. Các mẹ tráng miệng cho trẻ sau mỗi lần bú sữa với 1 – 2 thìa nước ấm.
  • Đối với trẻ bú ngoài hoàn toàn: Dùng sữa bột cho bé sẽ làm cho lưỡi dễ bị đóng cặn hơn. Vì vậy, các mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ 2 lần 1 ngày và tráng miệng cho trẻ với 1 – 2 thìa nước ấm sau mỗi lần bú sữa.
Khi nào nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi 2 lần/ngày nếu trẻ bú sữa công thức

3 Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn, loại bỏ các mảng bám, cặn sữa và phòng ngừa các bệnh về răng miệng rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước muối dành riêng cho trẻ sơ sinh nồng độ 0.9% để rơ lưỡi và vệ sinh miệng cho trẻ. Sản phẩm có bán tại các quầy thuốc và có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh an toàn.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Nước muối sinh lý nồng độ 0/9%.
  • Băng gạc hoặc khăn sữa.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần sử dụng băng gạc, thấm dung dịch nước muối sinh lý ướt miếng gạc và quấn vào tay vệ sinh miệng, nướu và lưỡi cho bé dễ dàng. Đối với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bạn nên vệ sinh 2 – 3 ngày/lần.

Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

4 Cách rơ lưỡi cho trẻ từ 1 – 5 tuổi

4.1. Rơ lưỡi bằng mật ong

Mật ong có tính chất kháng khuẩn, giúp hạn chế bệnh tưa lưỡi hiệu quả, vì vậy không ít người sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, trong mật ong có chứa các bào tử Clostridium botulinum có thể khiến trẻ bị tê liệt, khó thở, ngộ độc thần kinh… vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi và đảm bảo mật ong có nguồn gốc rõ ràng.

Dụng cụ thực hiện:

  • Mật ong nguyên chất.
  • Băng gạc rơ lưỡi.

Cách thực hiện:

  • Rửa tay bằng cồn y tế, dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng rửa tay.
  • Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ hoặc quấn gạc quanh ngón tay thuận thật chặt.
  • Nhúng tay vào mật ong sao cho mật ngấm 1/2 chiều dài gạc.
  • Cho tay vào miệng bé và tiến hành rơ lưỡi. Massage nhẹ nhàng phần nướu theo hình xoáy ốc để loại bỏ mảng bám, sau đó đưa tay nhẹ nhàng rơ 2 bên má và vòm họng, cuối cùng làm sạch bề mặt lưỡi từ ngoài nào trong theo 1 chiều.
Lưu ý: Trong quá trình rơ lưỡi không đưa tay quá sâu, thực hiện nhẹ nhàng và luôn vuốt ve vỗ về bé.
Mật ong ruồi nguyên chất Xuân Nguyên 160 ml

Mật ong ruồi nguyên chất Xuân Nguyên 160 ml

4.2. Rơ lưỡi cho bằng rau ngót

Trong rau ngót có chứa thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch răng miệng hiệu quả. Sử dụng rau ngót để rơ lưỡi áp dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi vì rau ngót có thể gây kích thích đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… không phù hợp với trẻ sơ sinh vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt.

Dụng cụ thực hiện:

  • Một nắm rau ngót.
  • Băng gạc rơ lưỡi.
  • Muối.
  • Máy xay sinh tố hoặc cối giã.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá rau ngót và rửa tay bằng cồn y tế hoặc xà phòng rửa tay.
  • Đun sôi với nước muối sau đó cho vào rau ngót rồi đem xay nhuyễn và lọc lấy nước.
  • Thấm nước rau ngót vào gạc rơ lưỡi và tiến hành nhẹ nhàng rơ lưỡi. Làm sạch theo trình tự nướu, 2 bên má, vòm học và cuối cùng là lưỡi từ ngoài vào trong theo 1 chiều.
Rơ lưỡi bằng lá rau ngót

Rơ lưỡi bằng lá rau ngót cho trẻ trên 5 tháng tuổi

4.3. Rơ lưỡi bằng lá hẹ

Lá hẹ cũng thường được sử dụng để rơ lưỡi cho bé vì đặc tính diệt khuẩn, chống nấm lưỡi hiệu quả. Đặc biệt, lá hẹ có khả năng tiêu viêm, giảm sưng, nhờ vậy sẽ giúp trẻ giảm sưng, không bị sốt khi mọc răng. Chỉ dùng cách này cho bé trên 1 tuổi nhé!

Dụng cụ thực hiện:

  • Một nắm lá hẹ.
  • Băng gạc rơ lưỡi.
  • Muối.
  • Máy xay sinh tố hoặc cối giã.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ và rửa tay bằng cồn y tế hoặc xà phòng rửa tay.
  • Xay nhuyễn lá hẹ cùng nước ấm (khoảng 40 – 50 độ C) rồi lọc lấy nước bỏ phần bã.
  • Thấm nước rau ngót vào gạc rơ lưỡi và tiến hành nhẹ nhàng rơ lưỡi. Làm sạch theo trình tự nướu, 2 bên má, vòm học và cuối cùng là lưỡi từ ngoài vào trong theo 1 chiều.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

4.4. Rơ lưỡi cho trẻ bằng dung dịch Denicol

Dung dịch Denicol là sản phẩm chữa Natri borat hoàn toàn an toàn cho sức khỏe bé. Sản phẩm này thường được bác sĩ chỉ định dùng điều trị: nấm miệng, viêm lợi, lở miệng và sưng lợi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu nuốt dung dịch này sẽ làm trẻ bị tiêu chảy nên cách này chỉ áp dụng cho bé trên 1 tuổi.

Dung cụ thực hiện:

  • Dung dich Denicol.
  • Gạc rơ lưỡi.

Cách thực hiện:

  • Rửa tay bằng cồn y tế hoặc xà phòng rửa tay.
  • Thấm ướt gạc rơ lưỡi với dung dịch Denicol.
  • Tiến hành nhẹ nhàng rơ lưỡi. Làm sạch theo trình tự nướu, 2 bên má, vòm học và cuối cùng là lưỡi từ ngoài vào trong theo 1 chiều.
  • Nhổ nước bọt ra ngoài và súc miệng lại với nước sạch.
rơ lưỡi bằng denicol

5 Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

  • Tần suất rơ lưỡi cho trẻ phù thuộc vào trẻ bú sữa mẹ hay dùng sữa ngoài, bạn có thể rơ lưỡi cho trẻ khoảng 2 – 3 ngày/lần đối với bú mẹ và bú sữa ngoài thì 1 – 2 lần/ngày.
  • Khi rơ lưỡi bạn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay mình, các dụng cụ rơ lưỡi phải được làm sạch hoặc dùng loại tiệt trùng.
  • Bạn không nên sử dụng khăn vải hoặc khăn sữa để rơ lưỡi cho trẻ, tốt nhất nên dùng miếng gạc chuyên dụng.
bé rơ lưỡi
  • Không nên sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc dùng kem đánh răng có chứa chất fluoride vì trẻ nuốt vào có thể gây ngộ độc. Các nguyên liệu tự nhiên dùng để rơ lưỡi cho trẻ phải đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
  • Trong quá trình rơ lưỡi, nếu trẻ khóc bạn hãy dừng lại để trò chuyện, pha trò hoặc kích thích bằng đồ chơi cho trẻ vui vẻ, thả lỏng, không nên ép trẻ sẽ làm trẻ sợ hãi mỗi lần bạn vệ sinh răng miệng.
  • Bạn cũng không nên rơ lưỡi khi trẻ đã bú no, sẽ dễ làm trẻ bị nôn trớ, sau khi rơ lưỡi khoảng 20 phút sau hẳn cho trẻ bú sữa để các dung dịch dùng rơ lưỡi được phát huy hiệu quả.
Đảm bảo dụng tay và cụ rơ lưỡi phải sạch sẽ, tiệt trùng

Đảm bảo dụng tay và cụ rơ lưỡi phải sạch sẽ, tiệt trùng

6 Vài câu hỏi liên quan đến rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt?

Bạn có thể rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đối với trẻ trên 1 tuổi bạn có thể dùng mật ong, rau ngót, lá hẹ hay dung dịch Denicol để rơ lưỡi.

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn có cần rơ lưỡi không?

Có vì trong quá trình bú tuy ma sát sẽ giúp lưỡi được làm sạch nhưng sẽ không sạch hoàn toàn vậy nên mẹ cần rơ lưỡi cho con 2 – 3 ngày/lần.

Nên rơ lưỡi cho bé đến khi nào?

Đối với bắ từ 0 – 12 tháng mẹ nên rơ cho con bằng nước muối sinh lí 1 – 2 lần/ngày. ! tuổi trở lên mẹ có thể giảm tần suất nầy và có thể rơ đến khi bé 5 tuổi để tạo thói quen làm sạch lưỡi cho trẻ. Sau 5 tuổi mẹ có thể cho con dùng bàn chải lưỡi để làm sạch nhé!

Làm thế nào để rơ lưỡi cho bé sạch?

Khi rơ lưỡi bạn cần làm sạch theo trình tự nướu, 2 bên má, vòm học và cuối cùng là lưỡi từ ngoài vào trong theo 1 chiều bằng dung dịch rơ. Nhớ bảo trẻ nhả dung dịch rơ ra ngoài để tránh bé bị tiêu chảy.

Có nên rơ lưỡi hàng ngày cho bé?

Nên, đối với trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng mẹ cần rơ lưỡi thường xuyên hằng ngày để bé không bị tưa lưỡi, nấm lưỡi,… Những vấn đề này sẽ làm b é không cảm nhận được hương vị và trở nên biếng ăn.

Câu hỏi rơ lưỡi
Xem thêm:

  • Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và các cách rơ lưỡi an toàn, hiệu quả
  • Cách chọn bàn chải đánh răng phù hợp và chất lượng cho trẻ
  • Nên dùng giấy khô hay giấy ướt cho trẻ sơ sinh để tiện dụng và an toàn?

Hy vọng với bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, giúp giải quyết những băn khoăn của các mẹ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh – 5 tuổi tại nhà an toàn, sạch nhất của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *