Bạn đang xem bài viết: Bác sĩ Nhi Khoa tư vấn: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Chàm sữa, còn có tên gọi khác là lác sữa, là hiện tượng viêm da mãn tính ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì để nhanh khỏi? Ba mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây với sự tư vấn chuyên môn từ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – khoa Nhi – Sơ sinh, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
1Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em
Tính đến nay, bệnh chàm sữa trẻ em vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, thống kê cho thấy, bệnh thường xuất hiện ở những em bé có cơ địa dị ứng.
Bên cạnh đó, nếu trẻ có ba mẹ mắc các bệnh như hen suyễn, mề đay, viêm da dị ứng, dị ứng thời tiết… thì tỉ lệ mắc bệnh chàm sữa cũng cao hơn bình thường.
Khi trẻ trên 1 tuổi, tình trạng chàm sữa sẽ giảm dần, sau đó biến mất.
Các yếu tố có liên quan đến việc gây ra bệnh chàm sữa bao gồm 2 yếu tố chính: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Trong đó, cơ địa dị ứng là do bẩm sinh, rất khó can thiệp.
Chất gây dị ứng có thể kể đến các yếu tố trong và ngoài cơ thể như: khói bụi, lông thú cưng, nấm mốc, rối loạn tiêu hóa, trẻ bị nhiễm khuẩn… Ngoài ra, có một số yếu tố gây ra mức độ chàm sữa trẻ em nghiêm trọng hơn bao gồm: Thay đổi thời tiết, các loại hóa chất tắm, gội, giặt xả, khói thuốc…
2Dấu hiệu nhận biết chàm sữa trẻ em
Độ tuổi trẻ em bị chàm sữa phổ biến là từ 6 tháng tuổi. Chàm sữa thường thấy ở hai bên má của trẻ, có thể lan xuống chân tay hoặc toàn thân.
Chàm sữa thường thấy ở hai bên má của trẻ
Các dấu hiệu bao gồm:
- Giai đoạn đầu, trẻ sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sau đó chuyển thành các mụn nước nhỏ màu đỏ. Các mụn nước này gây ra tình trạng nứt da, có rỉ nước, sau đó đóng thành vảy và bong tróc.
- Những vùng da bị chàm sữa của trẻ thường tạo cảm giác thô ráp khi sờ vào. Ở vùng này có các vảy nhỏ, khô và căng. Hiện tượng này thường thấy ở mặt và các vùng da như cổ, khuỷu tay, cổ tay, mu bàn tay, mắt cá chân, vùng da sau đầu gối.
- Một vài dấu hiệu khác cũng có thể thấy khi trẻ em bị chàm sữa là hiện tượng dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
- Khi bị chàm sữa, trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, ngủ kém do cảm thấy khó chịu.
- Trẻ thường bứt rứt và gãi liên tục ở các vùng da bị ngứa, làm mụn nước vỡ ra, thậm chí có thể gây chảy máu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, rất có thể trẻ sẽ bị nhiễm khuẩn ở các vùng da bị tổn thương đó, gây cản trở quá trình điều trị cũng như dễ để lại sẹo trên da của trẻ.
3Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?
Hầu như ba mẹ đều sẽ đặt câu hỏi bé bị chàm sữa bôi thuốc gì khi em bé có những biểu hiện dễ nhận thấy. Tuy nhiên, ba mẹ nên tìm hiểu và xác định rõ nguyên nhân gây xuất hiện các vết đỏ, mụn li ti trên da bé.
Bất cứ thuốc gì dùng cho trẻ, dù là ngoài da, cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc của những em bé khác để sử dụng cho con.
Bất cứ thuốc gì dùng cho trẻ cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ
Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chàm sữa trẻ em:
- Kem giữ ẩm: Khi bị chàm sữa, da của trẻ sẽ bị khô, ngứa rất khó chịu. Việc sử dụng kem giữ ẩm giúp làm dịu bớt những vấn đề này. Một số loại sản phẩm được khuyến cáo là an toàn cho trẻ như cetaphil, ceradan, physioge. Sau khi tắm cho trẻ, các mẹ có thể thoa một lớp kem giữ ẩm lên da trẻ.
- Kem bôi chứa corticoid: Các bác sĩ có thể sẽ kê thuốc chống viêm corticoid dạng bôi ngoài da trong trường hợp khẩn cấp, như hydrocortisol 1%, clobetasol butyrate 0.05%. Các mẹ lưu ý chỉ bôi 1 lớp thật mỏng lên vùng da bị tổn thương của trẻ, không bôi sang các vùng da xung quanh. Mỗi ngày chỉ bôi 1 – 2 lần.
- Sodermix Cream: Loại kiem này có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh. Sodermix có tác dụng ngăn chặn quá trình tăng sinh quá mức collagen gây ra sẹo, và hạn chế quá trình viêm ngứa do chàm sữa, vảy nến, tổ đỉa, viêm da cơ địa,…
4Phòng ngừa chàm sữa trẻ em như thế nào?
Cần duy trì cho bé bú sữa mẹ lâu nhất có thể (Ảnh: Freepik)
Để phòng ngừa chàm sữa em bé, ba mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, vấn đề vệ sinh thân thể của trẻ và chất lượng môi trường xung quanh. Cụ thể như sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Cần duy trì cho bé bú sữa mẹ lâu nhất có thể, chỉ nên bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên. Hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm lên men, trứng…
- Vấn đề vệ sinh thân thể: Ưu tiên sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho da em bé, không cho trẻ tắm quá lâu. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Lựa chọn trang phục phù hợp cho trẻ, nên cho trẻ mặc các loại quần áo dễ thấm hút mồ hôi và không gây bí tắc da. Không mặc cho trẻ những loại quần áo có chất liệu từ len hoặc sợi tổng hợp.
- Chất lượng môi trường xung quanh: Không đột ngột thay đổi nhiệt độ trong phòng. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là khu vực trẻ nằm ngủ. Nhà cửa nên khô thoáng, mát mẻ, độ ẩm vừa phải. Hạn chế cho trẻ đụng vào các loại thú cưng như mèo, chó.
- 5 Địa điểm tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh an toàn, đáng tin cậy. Ba mẹ cần lưu ngay
- Cách nhận biết bệnh sởi ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý
- Hướng xử trí khi trẻ bị thiếu máu. Ba mẹ không thể bỏ lỡ
5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng những thông tin này đã giải đáp được thắc mắc “Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?”. Để đảm bảo an toàn và có phương pháp điều trị chính xác, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và tư vấn.
Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguyệt Minh tổng hợp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bác sĩ Nhi Khoa tư vấn: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.