Ảnh hưởng của hậu sản mòn – Mẹ cần lưu tâm

Bạn đang xem bài viết: Ảnh hưởng của hậu sản mòn – Mẹ cần lưu tâm tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hậu sản mòn là một căn bệnh xuất hiện sau khi phụ nữ sinh con. Giai đoạn đầu của bệnh không nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Cùng chuyên mục Góc chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về bệnh trong bài viết này nhé!

1Hậu sản mòn là gì?

Hậu sản mòn là hiện tượng phụ nữ sau sinh bị sụt cân dẫn đến gầy quá mức. Quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi, căng thẳng kèm theo không biết cách chăm sóc sau sinh và nghỉ ngơi khoa học là nguy cơ dẫn đến căn bệnh này.

2Nguyên nhân mẹ bầu bị hậu sản mòn

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể làm mẹ bị bệnh:

  • Cơ thể của người mẹ gần như cạn kiệt sức lực sau khi trải qua quá trình mang thai kéo dài suốt 9 tháng 10 ngày.
  • Bận rộn chăm sóc trẻ sơ sinh và ít quan tâm bản thân nên càng mệt mỏi và căng thẳng.
  • Người mẹ ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bản thân dẫn đến cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe.
  • Quan hệ sau sinh sớm khiến cho tử cung, vùng kín bị tổn thương dễ gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
  • Do áp lực về trách nhiệm phải hoàn thành công việc nên mẹ sau sinh ít có thời gian nghỉ ngơi mà phải làm việc quá sức.
  • Tình trạng thiếu ngủ liên tục xảy ra khi phải cho con bú đêm.
Hậu sản mòn khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi

Mẹ bị hậu sản mòn do phải chăm sóc con sau sinh liên tục

Có thể bạn quan tâm: Hậu sản sau sinh và 10 căn bệnh mẹ cần lưu ý

3Triệu chứng hậu sản mòn

Những dấu hiệu hậu sản mòn dễ nhận ra nhất gồm:

  • Cơ thể mẹ sẽ gầy gò, xanh xao dù được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Mẹ sụt cân nhanh sau sinh hoặc bị sụt cân chỉ sau vài tuần.
  • Ngoài ra, mẹ thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột nhưng lại không muốn ăn.
  • Còn hậu sản phù sẽ bao gồm những triệu chứng giống hậu sản mòn thông thường kèm theo các triệu chứng phức tạp như chân tay bị nổi phù, một số mẹ còn bị nổi phù ở vùng mặt.

4Ảnh hưởng của hậu sản mòn

Vậy căn bệnh hậu sản mòn có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ kết luận có nguy hiểm hay không.

Tình trạng cơ thể mệt mỏi, đau lưng, mỏi khớp, hay cáu gắt do thay đổi tâm lý và chưa quen với việc chăm sóc con cái thì mức độ nguy hiểm không cao. Nếu mẹ xuất hiện tình trạng như băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh thì đây là những biểu hiện báo hiệu mẹ đang ở tình trạng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Những ảnh hưởng của căn bệnh này đối với mẹ:

  • Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến người mẹ sau sinh và em bé. Bệnh tác động trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Khi cơ thể người mẹ bị thiếu chất thì nguồn sữa tiết ra sẽ không đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh.
  • Về lâu dài, hậu sản mòn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Cơ thể xuống cân nhanh khiến mẹ mất sức và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai tiếp theo của mẹ.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu mẹ ít sữa và cách kích sữa hiệu quả

5Chữa hậu sản mòn như thế nào?

Để chữa hậu sản mòn, mẹ có thể tham khảo và làm theo các gợi ý sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất gồm đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung vào cơ thể đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin cho cơ thể.
  • Ăn thêm các loại thực phẩm như cá, thịt bò, thịt gà, sườn, sữa để tăng chất lượng sữa cho con bú.
  • Vận động thường xuyên để cơ thể nhanh phục hồi, mẹ có thể bắt đầu với bài tập nhẹ như đi dạo.
  • Luôn chăm sóc và giữ gìn vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
  • Hãy suy nghĩ một cách tích cực và giữ cho tinh thần thoải mái.
Hậu sản mòn có thể chữa bằng cách bổ sung rau xanh

Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn

6Cách chữa hậu sản mòn hiệu quả

Sử dụng thuốc tây

Trên thực tế, trong Tây y không cho rằng hậu sản gầy mòn là một căn bệnh. Vì vậy, khi mẹ đến các bệnh viện sản phụ khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ bị suy nhược cơ thể. Phương pháp điều trị là tập trung vào giải quyết các triệu chứng, biểu hiện bên ngoài của bệnh.

Với tình trạng hậu sản mòn, các mẹ thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc bổ giúp nâng cao thể trạng hoặc thuốc chống viêm nhiễm nếu xảy ra viêm nhiễm phụ khoa. Một số loại thuốc thường kê cho mẹ bao gồm: Sắt, vitamin, canxi.

Hậu sản mòn có thể chữa bằng thuốc tây

Hậu sản mòn có thể chữa bằng thuốc tây

Sử dụng bài thuốc dân gian

Bài thuốc chữa bệnh với lá tre gai

Chuẩn bị:

  • Vài lá tre gai
  • Nồi nấu nước
  • 500ml nước

Các bước thực hiện:

  • Mẹ lấy một nắm lá tre gai, rửa sạch.
  • Bắc lên bếp một nồi nước rồi cho lá tre gai vào nấu sôi trong 5 phút.
  • Thuốc sôi mẹ tắt bếp để nguội rồi uống trong ngày.
Lá tre có thể dùng để chữa bệnh hậu sản mòn

Bệnh hậu sản mòn có thể chữa khỏi với lá tre gai

Bài thuốc chữa bệnh với lá mồng tơi

Chuẩn bị:

  • Lá mồng tơi, rễ mồng tơi và gừng
  • Siêu sắc thuốc
  • 500ml nước

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch phần cây và rễ của mồng tơi, sau đó để cho ráo nước rồi băm nhỏ cùng gừng già.
  • Tiếp theo mẹ rang lên phần thuốc đã băm cho khô, đổ vào siêu rồi nấu và uống trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh với củ tam thất

Chuẩn bị:

  • 100g củ tam thất
  • Nước lọc
  • Dụng cụ nghiền thuốc

Các bước thực hiện:

  • Củ tam thất sau khi mua về mẹ hãy rửa sạch sau đó nghiền nát thành bột.
  • Mỗi ngày lấy 2g pha cùng với nước lọc để uống.
  • Mẹ uống đều đặn vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc chữa bệnh với tầm gửi gạo

Chuẩn bị:

  • Vài nhánh tầm gửi gạo
  • 500ml nước
  • Ấm đun

Các bước thực hiện:

  • Lấy các nhánh tầm gửi gạo rửa sạch.
  • Mẹ cho một nắm tầm gửi gạo vào ấm cùng một lít nước rồi đun sôi trong vòng 5 – 10 phút.
  • Mẹ để nguội rồi uống thay nước uống hàng ngày.

Bài thuốc chữa bệnh với hồng sâm

Chuẩn bị:

  • Củ hồng sâm
  • 500ml nước
  • Ấm đun

Các bước thực hiện:

  • Lấy một chút hồng sâm rửa sạch, thái lát.
  • Đun sôi nước rồi cho hồng sâm vào nấu trong 5 – 10 phút.
  • Tắt bếp, để nguội vào uống mỗi ngày.

Một số nguyên liệu khác cũng có công dụng chữa bệnh:

  • Thục địa: Được biết đến là vị thuốc có khả năng tư âm, dưỡng huyết, bổ Can, ích Thận, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm bổ huyết. Đây được xem là vị thuốc chủ lực trong nhiều bài thuốc bổ thận, tăng cường sức khỏe, khắc phục hậu sản mòn.
  • Đẳng sâm: Hay còn có tên gọi khác là đảng sâm, có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, sinh tân, dưỡng huyết.
  • Đương quy: Đây là vị thuốc chuyên trị các vấn đề về máu huyết, rất tốt đối với các bệnh của phụ nữ như thiếu máu, đau bụng kinh, chân tay tê lạnh.
  • Bạch truật: Bạch truật được biết đến là vị thuốc có vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng bổ khí, kiện tỳ, cầm mồ hôi, lợi thủy, nguyên liệu này được sử dụng để trị các chứng tỳ vị hư nhược, thủy thũng, khí hư, đàm ẩm.

7Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trên đây là các thông tin về căn bệnh hậu sản mòn và các cách chữa khi bệnh ở mức độ nhẹ. Chúc các mẹ có nhiều sức khỏe và tâm lý thoải mái khi chăm con sau sinh. Lưu ý, các thông tin và bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không mang tính chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Xem thêm:

  • 9 Cách cai sữa đêm cho bé – Giúp con ngủ ngon cả đêm
  • Nằm than sau sinh có mang lại tác dụng tốt như quan niệm dân gian?
  • Phòng khám phụ khoa Quận 9 đươc nhiều mẹ quan tâm và tin tưởng

Linh Linh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ảnh hưởng của hậu sản mòn – Mẹ cần lưu tâm của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *