Đường hóa học là gì? Có an toàn cho sức khỏe không?

Bạn đang xem bài viết: Đường hóa học là gì? Có an toàn cho sức khỏe không? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bên cạnh các loại đường tự nhiên thì đường hoá học cũng được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất thực phẩm nhưng thường được cho là có hại tới sức khoẻ người sử dụng. Vậy đường hoá học là gì và nó có thật sự xấu hay không? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1Đường hoá học là gì?

Đường hoá học là một chất tạo ngọt nhân tạo được tạo ra qua quá trình tổng hợp hoá chất và có vị ngọt cao hơn rất nhiều so với các loại đường tự nhiên như đường mía, đường nho,… Đường hoá học cung cấp rất ít hoặc gần như không chứa năng lượng.

Đường hoá học có khả năng tạo ngọt hơn gấp trăm lần so với đường tự nhiên

Đường hoá học có khả năng tạo ngọt hơn gấp trăm lần so với đường tự nhiên

2Các loại đường hoá học phổ biến được phép sử dụng

Saccharin

Đây là loại đường hóa học có khả năng làm ngọt gấp từ 200 – 700 lần so với đường kính thông thường, và đã từng có thời gian bị cấm bởi cục FDA tại Mỹ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu được công bố sau này đã minh oan cho loại hợp chất này, từ đó mà chúng có thể được sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Hiện nay, loại đường này được khuyến cáo nên sử dụng dưới 5 mg/kg/ngày là an toàn.

Saccharin

Saccharin

Sucralose

Được phát hiện lần đầu năm 1976, sucralose là chất làm ngọt nhân tạo có vị ngọt gấp 400 – 700 lần đường ăn và được xếp vào nhóm đường nhân tạo không chất dinh dưỡng. Sucralose có mặt rộng rãi trên 80 quốc gia khác nhau và thường xuất hiện trong các loại thực phẩm, đồ uống, kẹo, dược phẩm, vitamin và các sản phẩm chế biến nướng, đặc biệt là các sản phẩm dành cho những người đang ăn kiêng hoặc bị tiểu đường.

Sucralose

Sucralose

Aspartame

Aspartame là chất tạo ngọt có vị ngọt gấp 160 – 220 lần các loại đường kính được chuyển hoá dưới dạng phenylalanin và aspartic. Đây là loại đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là những thực phẩm ăn kiêng, thực phẩm dành cho người tiểu đường. Ngoài việc dùng để chế biến đồ ăn và thức uống, aspartame cũng được sử dụng trong dược phẩm. Mức độ sử dụng an toàn được khuyến cáo là dưới hoặc bằng ngưỡng 40 mg/kg thể trọng.

Aspartame

Aspartame

3Cách nhận biết thực phẩm có đường hoá học

Các loại đường hoá học thường khó phát hiện vì chúng dễ tan trong nước, không màu, không mùi. Tuy nhiên, các chất tạo ngọt này vẫn có thể được nhận biết bằng cách nếm thử:

  • Nếu khi ăn và cảm thấy đồ ăn có vị ngọt gắt, hơi đắng thì thực phẩm đó có chứa đường hoá học.
  • Sau khi ăn cảm thấy có vị ngọt lợ đọng lại trong miệng, nhất là khi uống nước thì món ăn đó có chứa đường hoá học.
Đường hoá học thường để lại vị ngọt lợ trong miệng sau khi dùng

Đường hoá học thường để lại vị ngọt lợ trong miệng sau khi dùng

4Đường hoá học có an toàn cho sức khỏe không?

Những sản phẩm có chứa lượng đường hoá học trong ngưỡng quy định và đã được cấp phép sử dụng là những sản phẩm hoàn toàn an toàn cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều có thể mang lại những tác động xấu tới cơ thể.

Nếu thai phụ ăn nhiều đường hoá học thường xuyên sẽ dẫn tới các bệnh về tiêu hoá, kích thích niêm mạc đường ruột và gây ảnh hưởng tới hoạt động của thận. Đối với trẻ em, việc sử dụng quá nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, làm suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng tới sự phát triển trí não,…

Khi dùng đường hóa học, phải luôn chú ý đến quy định liều lượng (ADI) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). ADI là quy định liều lượng có thể dùng được đối với 1 kg cơ thể trong ngày. Chẳng hạn aspartame có ADI là 40 mg thì mức tiêu thụ tối đa nếu bạn 60 kg là 60 x 40 = 2.400 mg, nhưng WHO vẫn khuyên bạn chỉ nên sử dụng 30% liều lượng cho phép tức là 800 mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận.

Cần chú ý liều lượng khi sử dụng đường hoá học

Cần chú ý liều lượng khi sử dụng đường hoá học

5Đường hoá học và đường tự nhiên nên chọn loại nào?

Việc lựa chọn sử dụng đường hoá học hay đường tự nhiên sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người và mỗi loại đường đều có ưu nhược điểm của riêng mình. Đường tự nhiên là đường có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần chính là Glucose nên những người tiểu đường nên hạn chế sử dụng loại đường này. Đường hoá học thì là chất tạo ngọt nhân tạo không chứa hoặc chứa rất ít calo nhưng cần chú ý khi sử dụng vì nếu dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Đường tự nhiên và đường hoá học

Đường tự nhiên và đường hoá học

Xem thêm:

  • Kẹo Play More có tác dụng gì? Bao nhiêu calo?
  • Top 10 bánh ăn dặm của Nhật tốt, ngon, bổ dưỡng
  • Top 12 sữa bột cho trẻ không dung nạp được đường Lactose

Trên đây là những thông tin về đường hoá học mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã cung cấp tới bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn được loại đường phù hợp cho nhu cầu và tình trạng sức khoẻ của bản thân. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay tổng đài CSKH 1900.866.874 (7h20 – 22h00) hoặc truy cập website avakids.com để được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hỗ trợ tư vấn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đường hóa học là gì? Có an toàn cho sức khỏe không? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *