Tảo xoắn Spirulina nổi tiếng bởi việc cung cấp nhiều giá trị cho sức khỏe. Cũng chính vì thế mà hiện nay xuất hiện nhiều loại tảo xoắn Spirulina giả kém chất lượng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu tảo xoắn Spirulina là gì, có công dụng gì và cách phân biệt tảo Spirulina thật giả chi tiết nhé.
Tảo xoắn Spirulina được ưa chuộng sử dụng ở phụ nữ bởi khả năng làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sắc đẹp. Bên cạnh đó, tảo xoắn Spirulina cũng có tác dụng bồi bổ và phục hồi sức khỏe rất tốt cho người lớn tuổi.
Tảo xoắn Spirulina là gì và có công dụng gì? Làm sao để phân biệt tảo thật và giả? Cùng tìm hiểu với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để lựa chọn tảo Spirulina đảm bảo chất lượng và cách sử dụng tảo hợp lý để phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe nhé.
Tảo xoắn Spirulina là gì?
Tảo xoắn Spirulina (tên khoa học Spirulina Platensis) là loài tảo màu xanh đơn bào cổ đại, có dạng sợi xoắn màu xanh lục do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành.
Năm 1960, tảo xoắn Spirulina được nhà khoa học Clement người Pháp phát hiện ở vùng hồ Chad (Trung Phi). Đến năm 1963, tảo Spirulina được tổ chức nuôi trồng theo quy mô công nghiệp và được WHO công nhận là nguồn dược liệu quý giá cho sức khỏe vào năm 1973.
Từ năm 1984, tổ chức IIMSAM của Liên Hợp Quốc đã sử dụng tảo Spirulina để chữa bệnh suy dinh dưỡng cho hơn 2 triệu trẻ em trên thế giới. Điều này chứng minh tảo xoắn Spirulina có những giá trị vượt trội cho sức khỏe.
Ở tự nhiên, tảo xoắn Spirulina có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đại dương và hồ nước mặn ở vùng cận nhiệt đới. Tuy nhiên, tảo xoắn Spirulina cũng có thể sinh trưởng tốt ở cả môi trường nước mặn và nước ngọt.
Hiện nay, tảo xoắn Spirulina chủ yếu xuất xứ từ Nhật Bản. Để phát huy tối đa công dụng của tảo với sức khỏe, tảo Spirulina thường được làm thành dạng bột hoặc nén thành viên tròn với liều lượng phù hợp mỗi ngày.
Giá trị dinh dưỡng của tảo xoắn Spirulina
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 7g bột tảo xoắn khô có chứa:
-
Protein: 4gr (Protein trong tảo xoắn có chất lượng cao, tương đương với trứng)
-
Đồng: 21% theo khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA)
-
Sắt: 11% theo khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA)
-
Vitamin B2: 15% theo khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA)
-
Vitamin B1: 11% theo khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA)
-
Vitamin B3: 4% theo khẩu phần ăn khuyến nghị (RDA)
Bên cạnh đó, tảo xoắn Spirulina còn chứa nhiều loại axit amin, các loại Omega-3, Omega-6 và các chất Kali, Magie rất tốt cho sức khỏe.
Liều dùng tảo xoắn Spirulina hợp lý
Mặc dù tảo xoắn Spirulina chứa nhiều chất rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng quá mức cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt.
Liều lượng phù hợp để tảo phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe là từ 2 – 3gr/ ngày. Bạn có thể bắt đầu sử dụng với liều lượng ít và tăng từ từ để cơ thể thích ứng tốt hơn.
Để hỗ trợ giảm cân, bạn nên uống trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để làm giảm cảm giác đói.
Để hỗ trợ tăng cân, bạn nên uống sau mỗi bữa ăn.
Lưu ý: Nếu bạn có vấn đề khác về sức khỏe, hãy liên hệ bác sĩ xin lời khuyên trước khi sử dụng tảo Spirulina.
Các công dụng nổi bật của tảo xoắn Spirulina
Chống viêm và chống oxy hóa
Trong tảo xoắn Spirulina có chứa nhiều Phynosianin. Đây là chất có khả năng chống lại các gốc tự do và ức chế sản xuất các phân tử truyền tín hiệu gây viêm. Nhờ đó, tảo xoắn Spirulina có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.
Đồng thời, chất chống oxy hóa này cũng giúp tảo có màu xanh lục – lam đặc trưng.
Điều hòa lượng Cholesterol, giảm khả năng mắc bệnh tim
Tảo Spirulina có thể làm giảm lượng Triglyceride, LDL – Cholesterol (Cholesterol xấu) và có thể làm tăng lượng HDL – Cholesterol (Cholesterol tốt). Từ đó đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Phòng chống và giảm tổn thương tiền ung thư hiệu quả
Tảo Spirulina được nghiên cứu có khả năng phòng chống và làm giảm tổn thương tiền ung thư miệng.
Nghiên cứu của tạp chí PubMed chỉ ra rằng: trên 87 người Ấn Độ đang điều trị tiền ung thư, tiêu thụ 1gr tảo Spirulina mỗi ngày trong một năm sẽ khiến 45% các tổn thương của họ biến mất. Các tổn thương này dần xuất hiện trở lại sau khi họ ngưng dùng tảo Spirulina khoảng 1 năm.
Điều hòa huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ
Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây nên vấn đề đột quỵ. Bằng việc sử dụng tảo Spirulina hợp lý mỗi ngày có thể tăng khả năng sản xuất oxit nitric – là một phân tử tín hiệu giúp làm giãn mạch máu cho cơ thể.
Cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân do: môi trường, phấn hoa, bột lúa mì,… Viêm mũi dị ứng là dấu hiệu của việc viêm đường hô hấp và gây khó chịu, bất tiện với người mắc phải.
Nghiên cứu của tạp chí PubMed trên 127 người bị viêm mũi dị ứng sử dụng tảo Spirulina 2gr/ngày có thể làm giảm tình trạng nghẹt, ngứa mũi.
Cải thiện độ bền cơ bắp
Những tổn thương do oxy hóa khi luyện tập là nguyên nhân chính gây ra mỏi cơ bắp. Việc bổ sung thực phẩm từ thực vật có chất chống oxy hóa có thể giúp giảm thiểu những tổn thương này. Do đó, bổ sung tảo Spirulina có thể giảm mỏi và tăng độ bền cơ bắp.
Cách phân biệt tảo xoắn Spirulina thật và giả
Tảo xoắn Spirulina với nhiều công dụng rất tốt cho cơ thể. Trong đó dạng viên uống tảo xoắn Spirulina Nhật 2000 viên là loại phổ biến và được dùng nhiều nhất. Do đó, tình trạng làm giả loại tảo này cũng rất cao trên thị trường.
Bạn có thể phân biệt viên uống tảo xoắn Spirulina thật và giả qua các chi tiết sau:
Đặc điểm
|
Hàng thật
|
Hàng giả
|
---|---|---|
Bao bì hộp bên ngoài
|
Có in thành phần 4,800 – 12,000 µg. Có in chữ: 日本製 (nipponseiーnihonsei) nghĩa là Made in Japan
|
Không có in thành phần 4,800 – 12,000 µg. Không có chữ: 日本製 (nipponseiーnihonsei)
|
Hình dạng viên tảo
|
Có màu sắc xanh hơn, đường viền của thuốc mịn hơn và nét hơn
|
Viên thuốc có độ bóng cao. Khi cầm lên tay sẽ lem màu xanh ra tay.
|
Mùi vị
|
Có mùi tanh từ hương tảo tươi
|
Không có mùi hoặc có mùi hóa học.
|
Mẹo: Để kiểm tra được sản phẩm có phải là hàng thật không, bạn có thể sử dụng phần mềm quét mã vạch. Nếu sản phẩm có mã vạch thì bạn có thể yên tâm sử dụng.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được thêm một nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể và sức khỏe từ tảo xoắn Spirulina. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe nhé!
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tạp chí PubMed
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn