Bạn đang xem bài viết: Ba mẹ có biết 5 âm thanh khi trẻ khóc và ý nghĩa tiếng khóc của trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trẻ nhỏ thường xuyên khóc khi đói, bị đau hoặc cần được chăm sóc. Ba mẹ nên biết rằng đây là cách trẻ giao tiếp cho đến khi trẻ phát triển khả năng nói. Tuy nhiên, ba mẹ thường bối rối không biết lý do trẻ khóc vì chỉ nghe âm thanh của những tiếng khóc giống hệt nhau. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trẻ có 5 âm thanh khi khóc, mỗi âm thanh có một ý nghĩa khác. Để hiểu con hơn, ba mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về 5 âm thanh đó và ý nghĩa tiếng khóc của trẻ.
1Các loại âm thanh khi khóc
Khóc là cách dể trẻ giao tiếp khi chưa biết nói. Ảnh: unsplash
Ba mẹ thường cần phải hiểu lý do trẻ khóc để xoa dịu trẻ một cách hiệu quả. Mặc dù âm thanh trẻ sơ sinh khóc đều có vẻ giống nhau, nhưng mỗi tiếng khóc lại có một nhu cầu cụ thểcủa trẻ. Theo ngôn ngữ trẻ em Dunstan, dưới đây là 5 âm thanh khi khóc khác nhau của một đứa trẻ và lý do đằng sau tiếng khóc:
“Nèh”- “Con đói!”
Khi tiếng khóc bắt đầu bằng âm thanh “nèh” thì có thể là trẻ đang đói. Ba mẹ cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu khác, chẳng hạn như mút tay, chạm vào vòm miệng bằng lưỡi và đẩy tay vào trong miệng.
“Héh”- “Con mệt mỏi/khó chịu!”
Nếu trẻ bắt đầu khóc với âm thanh “héh”, thì có thể là trẻ đang khó chịu hoặc mệt mỏi. Cùng với việc khóc, trẻ cũng sẽ dụi mắt và mũi.
Việc cần làm: Kiểm tra tã của trẻ hoặc xem trẻ có cảm thấy ngứa hoặc lạnh không. Ba mẹ nên kiểm tra nhiệt độ phòng, giảm độ sáng đèn và thử đung đưa nhẹ nhàng.
“Éh”- “Con cần ợ!”
Trẻ cần được ợ hơi sau khi bú để loại bỏ không khí thừa mà trẻ có thể đã nuốt phải. Nếu trẻ không được ợ hơi thì có thể cáu kỉnh và phát ra tiếng khóc bắt đầu bằng âm thanh “Éh”.
“Eérh”- “Con bị đầy hơi!”
“Eairh” là âm thanh mà trẻ phát ra khi cảm thấy khó chịu do đầy hơi, cũng có thể cho thấy trẻ đang khó tiêu. Các dấu hiệu khác của chứng đau bụng có thể bao gồm trẻ uốn éo, vặn vẹo thân.
Cách tốt nhất để xoa dịu trẻ đó là:
- Ấn nhẹ và xoa bóp bụng của trẻ
- Mẹ nhận biết và tránh dùng những thực phẩm gây ra khí gas
- Giúp trẻ ợ hơi
- Khi khí được giải phóng, cảm giác khó chịu sẽ biến mất và trẻ sẽ ngừng khóc.
“Aoh”- “Con buồn ngủ!”
Khi trẻ phát ra những tiếng khóc lớn kèm theo tiếng “Aoh” thì có thể là trẻ đang buồn ngủ. Tiếng khóc này dài và kèm theo hiện tượng ngáp hoặc trẻ dụi mắt.
Việc cần làm: Ba mẹ đặt trẻ vào vị trí thoải mái và nhẹ nhàng đung đưa trẻ vào giấc ngủ.
2Những lý do khác khiến trẻ khóc
Trẻ có thể khóc vì những lý do như buồn chán, đau bụng,… Ảnh: freepik
“Con buồn chán”
Nếu ba mẹ để trẻ tự chơi trong một thời gian dài hoặc khi trẻ chán, trẻ sẽ phát ra tiếng khóc bắt đầu như tiếng kêu và cuối cùng dẫn đến khóc lớn.
Việc cần làm: ba mẹ hãy ôm con vào lòng và chơi với con một lúc, ba mẹ sẽ thấy rằng tiếng khóc ngừng hẳn.
“Con bị đau bụng”
Khi trẻ kêu rên dữ dội và bồn chồn, đó có thể là do đau bụng. Điều đó xảy ra tối đa ba giờ một ngày, ít nhất ba ngày một tuần và ít nhất ba tuần trong một tháng. Những tiếng khóc này sẽ không thể giải thích được và ở âm vực cao. Cùng với tiếng khóc, trẻ còn nắm chặt tay, co chân, ưỡn lưng.
Phải làm gì: Các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân gây ra đau bụng cho trẻ. Một giả thuyết có thể xảy ra là do sự mất cân bằng của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột hoặc do tâm trí của trẻ bị kích thích quá mức. Trẻ đau bụng thường do bị đầy hơi và mẹ nên tránh thức ăn gây đầy hơi.
Trẻ quấy khóc và quay đầu đi chỗ khác
Đó là dấu hiệu cho thấy một số kích thích bên ngoài đang làm bé căng thẳng.
Việc cần làm: Ba mẹ nên xác định và loại bỏ tác nhân kích thích. Hãy ôm trẻ vào lòng và tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng để xoa dịu trẻ.
3Làm gì khi không tìm được lý do trẻ khóc?
Trẻ nhỏ đôi khi khóc không vì bất cứ lý do rõ ràng nào. Ảnh: freepik
Đôi khi ba mẹ sẽ không thể tìm ra lý do đằng sau tiếng khóc của trẻ. Nhiều trẻ sơ sinh sẽ khóc từ 15 phút đến 1 giờ mỗi ngày, mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào. Khóc có thể là cách trẻ giải tỏa căng thẳng hoặc thư giãn.
Nếu trẻ không có dấu hiệu đáng lo ngại như sốt, nôn mửa, khó thở, chán ăn và thay đổi giờ ngủ… thì ba mẹ đừng lo lắng khi không tìm ra lý do đằng sau tiếng khóc của trẻ.
Để ngăn trẻ khóc, ba mẹ có thể thử cho trẻ bú, làm cho trẻ thoải mái hoặc chơi với trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ không ngừng khóc sau một giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu đáng lo ngại nào thì tốt nhất ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa.
4Nghệ thuật hiểu tiếng khóc của trẻ
Hiểu tiếng khóc của trẻ là một nhiệm vụ khó khăn. Ảnh: freepik
Hiểu được tiếng khóc của trẻ có thể khiến một người mới làm cha mẹ choáng ngợp. Mặc dù người mẹ thường có mối liên hệ với em bé nhiều nhất, nhưng đôi khi đọc được tiếng khóc của trẻ có thể là một nhiệm vụ khá khó khăn. Đừng căng thẳng nếu mẹ chưa thành thạo “nghệ thuật” này.
Ba mẹ hãy dành thời gian để hiểu lý do tại sao con khóc vào một thời điểm nhất định và ba mẹ sẽ dần hiểu ngôn ngữ của con mình.
Ngoài ra, ba mẹ nên áp dụng lịch trình cho ăn, ngủ và thay tã hàng ngày, từ đó ba mẹ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ, hạn chế trẻ khóc.
5Ba mẹ không nên làm gì khi trẻ khóc?
Cho dù tiếng khóc của trẻ có tồi tệ đến đâu, có một số điều ba mẹ không bao giờ nên làm:
Hoảng sợ
Điều này đúng với trường hợp của những bà mẹ mới sinh con. Mẹ có thể đau lòng khi chứng kiến đứa trẻ khóc, nhưng đừng hoảng sợ. Thay vào đó, ba mẹ hãy cố gắng bình tĩnh và tập trung vào việc tìm ra lý do đằng sau những tiếng khóc.
Trừng phạt
Cho dù việc trẻ khóc không ngừng gây cho ba mẹ khó chịu, đừng bao giờ trừng phạt khi trẻ khóc. Một đứa trẻ khóc vì đó là cách duy nhất chúng có thể truyền đạt những nhu cầu của mình.
Phớt lờ
Đừng bao giờ phớt lờ tiếng khóc của trẻ vì đó là cách để thể hiện nhu cầu của chúng. Ba mẹ phải luôn đảm bảo rằng trẻ đã bú no hoặc kiểm tra tã lót… để tìm ra lý do khiến trẻ quấy khóc.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc phớt lờ trẻ khi đang khóc có thể dẫn đến cảm giác không an toàn của trẻ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và sự phát triển xã hội của trẻ.
Tức giận
Ba mẹ nên cố gắng giữ thái độ lạc quan và kiểm soát tình hình. Lần đầu làm ba mẹ thì có thể mất một thời gian để hiểu lý do đằng sau tiếng khóc của trẻ.
Lắc mạnh trẻ
Lắc mạnh để trẻ nín khóc có thể dẫn đến chấn thương não nghiêm trọng, có thể dẫn đến hội chứng trẻ bị lắc, còn được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài gây tử vong cho trẻ.
6Cách ba mẹ đối mặt với tiếng khóc của con
Trẻ nhỏ quấy khóc thường xuyên có thể khiến ba mẹ mất ngủ. Tuy nhiên, điều quan trọng là ba mẹ phải chăm sóc bản thân thật tốt. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp ba mẹ vượt qua những khó khăn thời gian đầu:
Hãy nghỉ ngơi
Nếu ba mẹ thấy kiệt sức thì hãy nghỉ ngơi, dành thời để thư giãn cả về thể chất và tinh thần. Ba mẹ luân phiên nghỉ ngơi, nhờ người thân hoặc bạn bè chăm sóc trẻ trong một thời gian. Ba mẹ có thể thử một số bài tập giảm căng thẳng hoặc đi spa.
Nhờ giúp đỡ
Việc giao một đứa trẻ sơ sinh cho người khác chăm có thể là một việc khó khăn, nhưng đừng tự mình gánh vác tất cả, vì vậy đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ. Cả ba và mẹ nên tham gia bình đẳng vào việc nuôi con. Hoặc cũng có thể nhận sự giúp đỡ và lời khuyên từ bạn bè và những người đã từng sinh con.
Đừng căng thẳng
Nếu người mẹ chỉ có một mình mà không có ai giúp đỡ và tiếng khóc thực sự khiến mẹ lo lắng, hãy đặt trẻ ở một nơi an toàn như cũi hoặc nôi, bước ra khỏi phòng, hít thở sâu và cố gắng bình tĩnh. Khi mẹ đã trở lại bình thường, hãy tập trung vào việc xoa dịu trẻ.
Mọi thứ sẽ trôi qua
Trẻ sẽ không khóc kéo dài mãi, ba mẹ đừng quá lo lắng. Ảnh: unsplash
Tiếng khóc của trẻ sẽ không kéo dài mãi, hầu hết trẻ sơ sinh đều có thói quen vừa bú vừa ngủ khiến trẻ đau bụng, điều đó sẽ tự khỏi sau ba tháng. Giai đoạn này có thể khó khăn, nhưng ba mẹ hãy nhớ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Và nên nhớ một điều khi ba mẹ khỏe mạnh mới có thể chăm sóc tốt cho trẻ.
Khóc cũng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ tương tự việc ăn và ngủ. Một khi ba mẹ hiểu tại sao trẻ khóc, ba mẹ có thể dễ dàng xoa dịu trẻ. Hy vọng những thông tin truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp sẽ giúp ba mẹ hiểu được nhu cầu của con, cùng con vượt qua giai đoạn đầu đời khỏe mạnh.
Ngọc Hà tổng hợp từ Momjunction
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ba mẹ có biết 5 âm thanh khi trẻ khóc và ý nghĩa tiếng khóc của trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.