Bạn đang xem bài viết: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng để được bao lâu thì an toàn cho bé sử dụng? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, việc bảo quản sữa mẹ rất quan trọng. Chính vì thế mà máy hâm sữa, túi giữ nhiệt bình sữa trở thành trợ thủ đắc lực cho mẹ. Nhiều mẹ bỉm băn khoăn trong việc sữa mẹ vắt ra ủ nóng để được bao lâu thì an toàn cho bé sử dụng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1 Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các mẹ bỉm ưu tiên sử dụng hoàn toàn dinh dưỡng từ sữa mẹ trong những tháng đầu đời của con, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi.
Sữa mẹ chứa một lượng dinh dưỡng dồi dào năng lượng, chứa các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và lớn khôn của bé, cụ thể là chất béo Lipid, Carbohydrate, đạm Protein, Vitamin và muối khoáng.
Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
2 Lợi ích của việc ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ
Ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ là một trong những cách nhằm ngăn chặn, làm chậm quá trình sữa mẹ bị hư hỏng, trong những trường hợp mẹ không thể cho bé bú ti trực tiếp chẳng hạn như mẹ đi làm, mẹ vắng nhà hoặc bé không chịu ngậm ti mẹ. Ủ nóng sữa mẹ khi vắt ra thích hợp trong trường hợp:
- Mẹ không có tủ lạnh để bảo quản sữa cho trẻ.
- Nhà bị mất điện, không thể bảo quản sữa bằng tủ lạnh được.
Việc ủ nóng sữa cũng có nhược điểm, ủ nóng và ủ ấm thường có thời gian bảo quản không được dài bằng để sữa trong tủ lạnh, nhiệt độ quá nóng cũng làm cho một số chất không bền với nhiệt phân hủy trong sữa.
Lợi ích của việc ủ ấm sữa mẹ
3 Sữa mẹ vắt ra ủ nóng, ủ ấm để được bao lâu?
Sữa mẹ được vắt ra để ủ nóng, ủ ấm tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian dùng có thể thay đổi. Đa phần sẽ dựa vào mức nhiệt độ của môi trường xung quanh bình ủ để xác định thời gian sữa cần được ủ nóng an toàn.
Thông thường, sữa ủ được tối đa từ 6 – 8 tiếng nếu được bảo quản ở phòng mát. Nhiệt độ dao động từ 19 – 26 độ C thì nên ủ nóng trong khoảng 4 giờ là tốt nhất. Thời gian lưu trữ sữa sẽ được kéo dài khi nhiệt độ bảo quản càng thấp. Mức nhiệt là 4 độ C thì sữa mẹ có thể bảo quản tận 4 ngày.
Sau khi mẹ lấy sữa từ tủ lạnh ra, mẹ cần lưu ý các quy tắc hâm nóng lại sữa như sau:
- Mẹ lấy sữa ra phải dùng càng sớm càng tốt.
- Mẹ để bình sữa dưới vòi nước nóng đang chảy hoặc có thể ngâm bình vào chậu nước ấm.
- Không dùng lò vi sóng để hâm lại sữa.
Máy hút sữa điện đơn Gluck GP31
4 Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Bên cạnh việc mẹ biết được thời gian sữa mẹ vắt ra ủ nóng, ủ ấm được bao lâu, mẹ cũng cần tìm hiểu rõ về những dấu hiệu nhận biết sữa bị hỏng. Điều này sẽ giúp cho mẹ kịp thời loại bỏ và ngưng sử dụng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Đối với sữa mẹ còn dùng được, sữa sẽ có mùi hơi nhẹ như xà phòng hoặc kim loại, vì để lâu nên sẽ phân tách ra từng lớp riêng biệt. Đối với sữa mẹ bị hỏng, sữa có mùi chua, xuất hiện tình trạng lên men sữa và bị vón cục, nếu mẹ muốn chắc chắn hơn thì có thể nếm thử mùi vị của sữa.
Dấu hiệu nhận biết sữa bị hỏng
5 Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ vắt đúng cách
Các chuyên gia cho rằng cách bảo quản sữa mẹ để đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng có trong sữa là điều vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ cần ghi nhớ các lưu ý sau để bảo quản sữa đúng cách:
- Có thể dùng túi bảo quản sữa chuyên dụng để chứa lượng sữa vắt ra.
- Lựa chọn các bình sữa thủy tinh hoặc bình nhựa có nắp đậy.
- Không vắt đầy hay làm đổ tràn sữa trong dụng cụ sữa.
- Mỗi bình sữa hoặc túi đựng sữa chỉ nên chứa khoảng 60 – 120ml sữa.
30 túi trữ sữa Gluck Baby GP06 250 ml
6 Một số cách ủ sữa mẹ an toàn và hiệu quả
6.1 Dùng bình hoặc dùng túi để ủ sữa mẹ
Bình sữa hoặc túi ủ sữa được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi trong việc ủ ấm sữa cho bé khi đi ra ngoài hoặc du lịch. Sử dụng các đồ dùng này giúp cho mẹ bỉm tiết kiệm được thời gian, chỉ vài thao tác đơn giản như hút vắt sữa cho ra bình đã được tiệt trùng rồi bỏ vào bình hoặc túi ủ sữa là hoàn thành.
Những loại bình sữa hoặc túi ủ sữa mẹ bỉm có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng, các siêu thị, trung tâm thương mại,… Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé, mẹ nên lựa những lọai bình hoặc túi ủ sữa uy tín, có thương hiệu và thông tin rõ ràng về sản phẩm như: Bình sữa Pigeon, cốc trữ sữa Avent,…
Túi ủ sữa KuKu KU5448
6.2 Dùng máy hâm sữa mẹ
Một gợi ý khác cho mẹ để ủ ấm sữa cho bé đó là sử dụng máy hâm sữa như máy hâm sữa Avent, đây được xem là trợ thủ đắc lực giúp các mẹ bỉm trong việc ủ sữa cho con. Mẹ sử dụng sản phẩm này với mục đích như: hâm nóng sữa mẹ được lấy ra từ tủ lạnh, giữ ấm sữa ở nhiệt độ nhất định,…
Máy hâm sữa Gluck GN07
6.3 Ủ sữa mẹ bằng nước nóng
Ủ sữa mẹ bằng nước nóng là phương pháp ủ sữa đơn giản nhất. Mẹ chỉ cần sử dụng một chiếc bát nhỏ, đổ vào bát nước ấm khoảng 40 độ C, rồi đặt bình sữa vào. Cách làm này rất thuận tiện cho các mẹ bỉm không có các thiết bị ủ sữa như bình ủ sữa, máy hâm sữa,…
Tuy nhiên, nhiệt độ của nước ấm trong bát sẽ giảm xuống rất nhanh, mẹ cần phải thay nước ấm liên tục để ủ sữa cho bé. Phương pháp ủ sữa này chỉ giữ ấm được sữa mẹ trong thời gian ngắn, khoảng trong vòng 30 phút.
Ủ sữa bằng nước nóng
- Máy hâm sữa Gluck có tốt không? Có nên mua không?
- Có nên mua máy hâm sữa không? Mẹ cần lưu ý khi gì chọn mua máy
- Máy hâm sữa loại nào tốt? Top 5 máy hâm sữa tốt mẹ nên mua
Ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ là điều vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, nuôi bé khôn lớn. Mẹ cần hiểu rõ các cách ủ nóng, ủ ấm sữa và những lưu ý mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ trong bài viết. Mẹ có thể truy cập ngay website avakids.com hoặc liên hệ hotline 1900.866.874 nếu cần hỗ trợ và tư vấn nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sữa mẹ vắt ra ủ nóng để được bao lâu thì an toàn cho bé sử dụng? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.